Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thư viện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 31 - 32)

Kiểm tra thư viện nhà trường là quá trình quan sát, kiểm nghiệm mức độ thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận được phân công quyền hạn, nhiệm vụ trong công tác sử dụng và quản trị các hoạt động của thư viện.

Trước khi tiến hành kiểm tra cần xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra. Hiệu trưởng nhà trường tiến hành xây dựng tiêu chuẩn dựa trên những mục tiêu đã được phát biểu trong kế hoạch quản trị. Bên cạnh những tiêu chuẩn định tính như hiệu quả sử dụng, mức độ học tại thư viện của HS, tần suất sử dụng nguồn học liệu của GV, số lượng HS đọc sách, học tại thư viện.

- Kiểm tra quá trình cung ứng, mua sắm thiết bị, đầu sách, tài liệu.

- Kiểm tra việc sắp xếp, bảo quản thiết bị, tài liệu tại thư viện. Những đầu sách được cấp, mua mới, sách tặng… so với sách, tài liệu, học liệu còn. Kiểm tra định kỳ, thường xuyên hồ sơ, sổ sách, việc bảo quản, bảo trì tài nguyên học liệu theo đúng kế hoạch đã đề ra.

- Kiểm tra quá trình thực hiện quy chế, nội quy thư viện

- Tổ chức tiến hành kiểm tra từ bao quát đến từng hoạt động cụ thể: việc lập kế hoạch mua sắm, bổ xung đầu sách, quá trình thực hiện kế hoạch, thời gian sử dụng, dịch vụ thư viện được sử dụng phải đúng với mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn và tuân thủ các hướng dẫn sử dụng cũng là nội dung quan trọng cần kiểm tra trong hoạt động thư viện.

- Kiểm tra thông qua các hình thức theo d i sổ mượn trả sách, tài liệu tham khảo, sách tham khảo

- Mức độ phổ biến của các thư viện trực tuyến, đầu sách mới, mô hình, CD –ROM… đến GV, HS.

- Số lượng HS, GV sử dụng tham khảo sách, sách tham khảo, tài liệu tại thư viện

- Nhật ký thư viện hàng ngày…

- Đánh giá mức độ trang bị thư viện so với yêu cầu dạy và học của nhà trường đồng thời xác định hiệu quả khai thác các thư viện hiện có. Từ đó lên kế hoạch mua sắm, trang bị, huy động các nguồn lực.

- Đánh giá việc bảo quản tài nguyên học liệu, Hiệu trưởng yêu cầu cán bộ phụ trách thư viện lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng học liệu tại thư viện.

Hằng năm, tự kiểm tra, đánh giá, chấm điểm thư viện dựa theo 5 tiêu chuẩn tại Quyết định 01/2003/QĐ – BGDĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông

Trong quá trình kiểm tra cũng như sau khi kiểm tra, khi phát hiện ra những sai sót, lãnh đạo nhà trường cần biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ các đối tượng có liên quan, tìm ra nguyên nhân của thực trạng. Từ đó, điều chỉnh những sai lệch, rút kinh nghiệm cho tập thể.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)