Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 95 - 118)

Bảng 3.1: Đánh giá của CBQT, GV về tính cần thiết của

các biện pháp quản trị

TT Mức độ cần thiết

Mức độ cần thiết

Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức về ý ngh a và tầm quan trọng của thư viện và quản trị hoạt động thư viện cho cán bộ quản trị và giáo viên, học sinh

39 91% 4 9% 0 0%

2

Tổ chức nâng cao kiến thức về thư viện trường học, quản lý thư viện trường học cho cán bộ quản trị và giáo viên phụ trách thư viện

37 86% 6 14% 0 0%

3 Chỉ đạo xây dựng kế

hoạch hoạt động thư viện 42 98% 1 2% 0 0%

4

Chỉ đạo đổi mới các hoạt động thư viện nhằm phát triển thư viện trường

43 100% 0 0% 0 0%

5

Xây dựng môi trường và các điều kiện đảm bảo thực hiện giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh THPT Việt Đức theo

chương trình giáo dục

phổ thông mới

TT Mức độ cần thiết

Mức độ cần thiết

Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

SL % SL % SL %

6

Tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của thư viện

39 91% 4 9% 0 0%

7

Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động thư viện

40 93% 3 7% 0 0%

8

Đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ hoạt động cho thư viện đáp ứng theo chương trình GDPT mới

41 95% 2 5% 0 0%

Qua kết quả ở bàng 3.1 cho thấy, hầu hết cán bộ quản trị và giáo viên đều đánh giá cả 8 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không cần thiết. Điểm đánh giá trung bình của cả 8 biện pháp từ 86% trở lên

Bảng 3.2: Đánh giá của CBQT, GV về tính khả thi

của các biện pháp quản trị

TT Mức độ cần thiết

Mức độ cần thiết

Khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức về ý ngh a và tầm quan trọng của thư viện và quản trị hoạt động thư viện cho cán bộ quản trị và giáo viên, học sinh

40 93% 3 7% 0 0%

TT Mức độ cần thiết

Mức độ cần thiết

Khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

viện trường học, quản lý thư viện trường học cho cán bộ quản trị và

giáo viên phụ trách thư viện

3 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt

động thư viện 42 97% 1 3% 0 0%

4 Chỉ đạo đổi mới các hoạt động thư

viện nhằm phát triển thư việntrường 41 95% 2 5% 0 0%

5

Xây dựng môi trường và các điều kiện đảm bảo thực hiện giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh THPT Việt Đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới

42 97% 1 3% 0 0%

6 Tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu

quả hoạt động của thư viện 43 100% 0 0% 0 0%

7

Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động thư viện

37 86% 6 14% 0 0%

8

Đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ hoạt động cho thư viện đáp ứng theo chương trình GDPT mới

39 90% 4 10 0 0%

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 8 biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi ở mức độ khá cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi. Cụ thể: 100% ý kiến đánh giá cho rằng biện pháp Tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của thư viện là khả thi; Các biện pháp khác được đánh giá là có tính khả thi trên mức 80%

công tác quản trị thư viện ở trường THPT Việt Đức. Việc đưa ra các nhóm Biện phápnhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị thư viện ở trường THPT Việt Đức là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập hiệu quả công tác quản trị thư viện ở trường THPT Việt Đức. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm Biện phápmà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao. Mặt khác, lãnh đạo nhà trường phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ GV hiện có và điều kiện CSVC, thư viện của nhà trường.

Tiểu kếtchƣơng 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản trị hoạt động thư viện tại trường THPT Việt Đức – Hà Nội, có thể đề xuất 08 biện pháp quản trị hoạt động thư viện cho trường THPT Việt Đức – Hà Nội.

Các biện pháp đưa ra đều tập trung vào việc xử lí những khó khăn nảy sinh từ thực tiễn công tác quản trị, những mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích biện pháp quản trị hoạt động dạy học theo hướng đổi mới giáo dục với thực trạng còn hạn chế.

Qua kết quả điều tra khảo nghiệm cho thấy cả 8 biện pháp đều khả thi và cần thiết đối với việc công tác quản trịthư viện ở trường THPT Việt Đức.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới của giáo dục nước ta hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát huy tính năng động sáng tạo tích cực của HS trong quá trình đào tạo nhằm hướng đến giáo dục toàn diện. Để đạt được mục tiêu, các biện pháp quản trị hoạt động thư viện trường THPT giúp học sinh tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, khuyến khích tham gia các hoạt động tích cực, động cơ học tập chủ động sáng tạo là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu đề tài: “Qun tr hoạt động thư theo định hướng giáo dc ph thông mi tại trường THPT Việt Đức Hà Nội” đề tài thu được một số kết quả sau:

Đối với các em học sinh thư viện là nơi giúp bổ sung kiến thức, tự rèn luyện cho mình tính độc lập tư duy và thói quen tự học.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thư viện trong trường THPT Việt Đức là đòi hỏi cần thiết, góp phần quan trọng trong việc hình thành văn hóa học đường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện thì việc quản trị tốt hoạt động thư viện là quan trọng mang tính quyết định

Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học bao gồm ba bộ phận: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện; Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học là tài sản của Nhà nước giao cho nhà trường quản trị và sử dụng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản trị (xây dựng, sử dụng, bảo quản). Cơ sở vật chất - kỹ thuật là điều kiện quan trọng không thể thiếu của quá trình giáo dục và dạy học, vai trò và những khả năng sư phạm của nó đã được khẳng định bằng những cơ sở lý luận khoa học, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý. Do vậy, việc đầu tư mọi nguồn lực để xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật cho mỗi nhà trường là việc làm cần thiết và cấp bách.

Thông qua, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và công tác quản trị hoạt động thư viện của hiệu trưởng các trường THPT như: khái niệm, vai trò, ý ngh a, phân loại, nguyên tắc, phương pháp sử dụng thư viện.

Qua khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động thư viện quản lí hoạt độngthư viện ở trường THPT Việt Đức chúng tôi nhận thấy:

Nhận thức của CBQT, GV và HS về hoạt động thư viện cơ bản đã đánh giá đúng đắn về vai trò, ý ngh a của hoạt động thư viện. Hiện trạng, hoạt động thư viện được đánh giá đã đủ theo yêu cầu danh mục thiết bị tối thiểu, đã phần nào đáp ứng được chất lượng Tuy nhiên, chất lượng hoạt động thư viện được đánh giá ở mức “khá tốt”. Các hoạt động của thư viện mới đang ở mức độ thủ công. Việc bảo quản, duy tu, mau sắm sách, tài liệu còn bị động, ít huy động các nguồn lực từ xã hội cho hoạt động thư viện.

Trong thực tế, trường THPT Việt Đức hiện nay, vấn đề quản trị hoạt động trong nhà trường trong đó có việc quản trị hoạt động thư viện đã được chú ý song vẫn còn nhiều bất cập. Vấn đề này làm cho những nhà quản trị, nhà giáo dục phải suy ngh , trăn trở về trách nhiệm của mình trong công tác quản trị các hoạt động của nhà trường nói chung và quản trị hoạt động thư viện nói riêng.

Luận văn cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thư viện tại trường THPT Việt Đức: Nhận thức của lãnh đạo nhà trường về vai trò và nhiệm vụ của thư viện trường học; trình độ nghiệp vụ của cán bộ thư viện và điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường...

Trên cơ sở lý luận và hạn chế quản trị hoạt động thư theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường THPT Việt Đức –Hà Nội. Đề tài đề xuất 8 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động thư theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường THPT Việt Đức –Hà Nội, cụ thể là:

1) Nâng cao nhận thức về ý ngh a và tầm quan trọng của thư viện và quản trị hoạt động thư viện cho cán bộ quản trị và giáo viên, học sinh;

2) Tổ chức nâng cao kiến thức về thư viện trường học, quản lý thư viện trường học cho cán bộ quản trị và giáo viên phụ trách thư viện;

3) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện;

4) Chỉ đạo đổi mới các hoạt động thư viện nhằm phát triển thư viện trường 5) Xây dựng môi trường và các điều kiện đảm bảo thực hiện giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh THPT Việt Đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

6) Tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của thư viện; 7) Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động thư viện;

8) Đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ hoạt động cho thư viện đáp ứng theo chương trình GDPT mới.

Để các biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động thư theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường THPT Việt Đức – Hà Nội phát huy vai trò, tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị. Tác giả xin đưa ra một số kiếnnghị sau:

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần rà soát lại toàn bộ văn bản quy định về thư viện trường học để bổ sung, điều chỉnh và ban hành thêm văn bản mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay – kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Đặc biệt lưu ý, quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác thư viện trường học, mang lại những công cụ pháp lý hiệu quả, thuận lợi cho các trường THPT tổ chức, xây dựng và phát triển thư viện trường.

- Ban hành văn bản quy định hiệu trưởng nhà trường trước khi được bổ nhiệm phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị. Việc này nhằm bảo đảm hiệu trưởng có những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc thực thi nhiệm vụ quản trị nhà trường của mình.

- Xây dựng một bộ phận tham mưu về công tác thư viện trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả quản trị toàn diện giáo dục phổ thông.

- Có kế hoạch đào tạo đủ cán bộ, nhân viên chuyên trách thư viện để bổ sung cho các trường hiện nay đang thiếu.

- Tăng ngân sách chi cho mua sắm, bổ sung tài liệu cho các trường THPT. Đặc biệt chú ý đến chất lượng các trang thiết bị trong thư viện cung cấp hiện đại để các trường từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tra cứu tìm kiếm phục vụ bạn đọc để thư viện trường tiến tới thư viện điện tử.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội

- Tăng kinh phí mua sắm thư viện cho các trường; hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm nghiệm chất lượng trang thiết bị, tài liệu trước khi mua sắm và chủ động mua mới, bổ sung các trang thiết và tài liệu cần thiết.

- Tổ chức các chuyên đề sử dụng thư viện, phổ biến kinh nghiệm sử dụng bảo quản thư viện.

- Hằng năm có kế hoạch tập huấn bồi dưỡng giáo viên, cán bộ chuyên trách thư viện về năng lực, nghiệp vụ và bảo quản thư viện.

- Tổ chức hội thi “Cán bộ thư viện giỏi” nhằm tạo điều kiện trao đổi, học hỏi nhau giúp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ.

- Cần cụ thể hóa các văn bản nhà nước qui định nhằm xây dựng, chỉ đạo phù hợp với đặc thù của đơn vị mình.

- Trong xây dựng cơ bản cũng như trang bị không nên đầu tư dàn trải, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng loại hình trường, lớp. Tham mưu UBND tỉnh tăng nguồn lực đầu tư để giải quyết tình trạng thiếu các phòng thí nghiệm-thực hành, phòng học bộ môn, phòng thư viện như hiện nay.

- Hàng năm nên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản trị, cán bộ và GV kiêm nhiệm công tác thư viện về qui trình quản trị, sử dụng, bảo quản Thư viện cho các trường.

- Trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn nên gắn việc quản trị thư viện của hiệu trưởng và CBQT để đánh giá nhà trường.

- Bố trí ngân sách và chỉ đạo các trường tập trung các nguồn kinh phí hàng năm từ 6 đến 10% tổng ngân sách để mua sắm thư viện theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Giao quyền tự chủ cho các trường trong việc mua sắm, thanh lý tài liệu.

- Bố trí đủ cán bộ thư viện, GV phụ trách thư viện trường học ổn định, đủ số lượng và chất lượng theo biên chế nhà nước qui định. Ưu tiên nhận các giáo sinh có trình độ đào tạo đúng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ về quản trị TBDH, thư viện để bổ sung dần đội ngũ làm công tác kiêm nhiệm như hiện nay.

2.3. Đối với trƣờng THPT Việt Đức, thành phố Hà Nội

Có thể nói hiệu trưởng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm và thực thi quản trị toàn diện mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có quản trị hoạt động thư viện. Nâng cao chất lượng hoạt động thư viện là một trong những b iện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường THPT. Để thực hiện tốt điều này, một số khuyến nghị với hiệu trưởng như sau.

- Hiệu trưởng nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của thư viện trong nhà trường. Từ đó có kế hoạch quản trị hoạt động thư viện nhằm xây dựng và phát triển thư viện cùng với những bước phát triển của nhà trường.

- Hiệu trưởng thường xuyên tự học, tự rèn luyện nâng cao hiểu biết và các kỹ năng làm việc của người quản trị nhà trường; chủ động, tích cực trong việc suy ngh , tìm tòi những biện pháp mới, hiệu quả hơn để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền (Trong đó có vấn đề quản trị thư viện) mà không bị lệ thuộc vào lối suy ngh cũ, cách làm cũ, từ đó nâng cao năng lực quản trị nhà trường nói chung, quản trị hoạt động thư viện nói riêng.

- Hiệu trưởng có biện pháp xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, gắn bó, tin cậy lẫn nhau; chú trọng xây dựng môi trường làm việc dân chủ, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân; thực hiện công bằng về chế độ ưu đãi và hợp tác, cùng nhau làm việc vì sự phát triển của nhà trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 95 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)