Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị hoạt động thƣ viện theo định

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 33)

hƣớng giáo dục phổ thông mới

- Chủ trương chính sách Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và thư viện

Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng về l nh vực thư viện. Năm 2019, Luật Thư viện được ban hành

phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và một số văn bản của chính phủ khác.

- Văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (gồm 5 Quyết định và 4 Thông tư): do Bộ trưởng Bộ VHTT (Bộ VHTTDL ban hành) về công tác thư viện.

- Văn bản của các Bộ, ngành khác ban hành có liên quan đến thư viện trong đó có Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông đang được các thư viện trường học lấy làm tiêu chuẩn cụ thể nhất để xây dựng thư viện

Có thể nói cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành Luật thư viện 2019 là bước đi quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.

- Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế tác động tới mọi hoạt động trong xã hội, trong đó có TVPT. Kinh tế có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô nhân sự cũng như kinh phí đầu tư cho các hoạt động của TVPT. Hơn thế nữa, yếu tố kinh tế còn tác động trực tiếp tới mức thu nhập của cán bộ thư viện, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc đảm bảo những yêu cầu trong tuyển chọn nhân sự cũng như tâm lý làm việc của cán bộ thư viện.

Nguồn thông tin phải đa dạng về thể loại ngoài sách, báo, tạp chí truyền thống, cần thu thập đầy đủ các sản phẩm thông tin ở bất kì đâu đảm bảo phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin.

Việc ứng dựng công nghệ thông tin trong thư viện phổ thông là rất quan trọng và cần thiết trong việc lưu trữ, bảo quản, khai thác và giao lưu thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc trong trường học hiện nay.

dành cho thư viện phải được quan tâm thì mới có thể đáp ứng được hết những nhu cầu mà bạn đọc cần.

- Yếu tố văn hoá - xã hội

Có thể xem xét văn hoá ở các góc độ như: trình độ dân trí, chuẩn mực giá trị trong quan hệ ứng xử, giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc… Thư viện là một trung tâm văn hoá, thể hiện tinh thần của một dân tộc ở mọi thời đại. Vì vậy, mọi biến đổi dù tích cực hay tiêu cực của văn hoá đều ảnh hưởng tớihoạt động thư việntrường THPT Việt Đức – Hà Nội

- Khoa học công nghệ

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ tới mọi l nh vực trong đời sống xã hội, trong đó có hoạt động thư viện. TVPT không chỉ là nơi lưu giữ, bảo quản tài liệu mà còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường. Vì vậy, trước những tiến bộ về khoa học công nghệ, TVPT cần phải thay đổi về cơ cấu bổ sung vốn tài liệu; ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý tài liệu, tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin; phương thức phục vụ người sử dụng, liên kết chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan thư viện - thông tin…

Đó cũng là nỗi lo lắng, trăn trở về nhân tố con người tại trường THPT Việt Đức,nhìn vào thực tại thì những người làm quản trị thư viện trong trường học đều mong muốn nhân lực làm việc trong thư viện ngày nay không chỉ là một thủ thư như trước đây, mà còn là những biên tập viên, những chuyên viên nghiên cứu, hướng dẫn tham khảo đơn giản chỉ để phát triển bền vững trong thời đại 4.0 ngày nay

- Phương thức giáo dục

Là một bộ phận, có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động dạy và học trong nhà trường, nên TVPT sẽ bị tác động trực tiếp bởi mục tiêu giáo dục. Phương thức giáo dục là cách thức thực hiện giáo dục để đạt mục tiêu đề ra trước đó. Do

vậy, phương thức giáo dục cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức của TVPT.

Đổi mới phương pháp giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã và đang diễn ra ở hầu khắp các trường phổ thông. Điều này đã dẫn tới sự thay đổi vai trò của TVPT, từ chỗ cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ sách..., sưu tầm và giới thiệu sách, báo..., thu hút giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động thư viện, phối hợp với các thư viện khác để khai thác vốn tài liệu, tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện đến việc cán bộ thư viện cần hợp tác với giáo viên trong việc tìm hiểu nội dung từng môn học để có thể cung cấp tài liệu hoặc lồng ghép về kiến thức thông tin vào từng môn học. Đồng thời, với học sinh, thư viện cần trang bị các kỹ năng giúp học sinh tự học suốt đời, tổ chức các hoạt động ngoại khoá và các dịch vụ bổ trợ trực tiếp cho học tập của học sinh”

Như vậy, yếu tố phương thức giáo dục đang trực tiếp ảnh hưởng tới vai trò cũng như cách thức hoạt động của TVPT. Nó đòi hỏi TVPT phải tích hợp vào chương trình đào tạo trong nhà trường, đòi hỏi cán bộ thư viện phải bám sát nội dung đào tạo để hỗ trợ tài liệu và trang bị kỹ năng thông tin cho người sử dụng.

- Môi trường giáo dục

+ Môi trường giáo dục trong nhà trường: Có thể được hiểu là văn hoá nhà trường. Không khí cởi mở, thân thiện, hướng tới sự hợp tác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện và giáo viên, nhân viên trong trường hợp tác, giúp đỡ nhau trong công việc. Không khí cởi mở, sáng tạo trong lớp học là điều kiện thuận lợi, khuyến khích học sinh ham học hỏi, tìm tòi và có động lực, ý thức sử dụng thông tin phục vụ học tập.

+ Môi trường giáo dục trong gia đình học sinh: Bầu không khí trong gia đình, thu nhập, nhận thức của phụ huynh là những yếu tố tác động tới nhận thức cũng như nhu cầu tin của học sinh trong việc sử dụng tài liệu nói chung, thư viện nói riêng.

- Nhận thức của lãnh đạo nhà trường

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là những người chịu trách nhiệm quản trị cao nhất trong nhà trường. Như vậy, lãnh đạo nhà trường là người trực tiếp quyết định các điều kiện để phát triển thư viện bằng việc thông qua ngân sách, biên chế và các kế hoạch hoạt động cho thư viện. Đồng thời, với vai trò là người quản trị cao nhất trong nhà trường nên họ giữ vai trò là người thiết lập môi trường nhà trường, tạo lập nền văn hoá hợp tác, trong đó có sự hợp tác giữa cán bộ thư viện và giáo viên. Do vậy, nhận thức của lãnh đạo nhà trường về TVPT là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức và hoạt động của thư viện. Tuy nhiên, vai trò này chỉ thực hiện được khi người lãnh đạo (nhất là Hiệu trưởng) phải có sự hiểu biết về vai trò của thư viện trong nhà trường.

Nhận thức về TVPT sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết sách của lãnh đạo. Tuy nhiên, điều đáng buồn là: lãnh đạo nhà trường ít hiểu biết về vai trò của TVPT. Chính vì vậy, song song với nhiệm vụ chính là hỗ trợ việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường, NLTV cần chú trọng đến việc giúp lãnh đạo nhà trường hiểu r về nhiệm vụ cũng như khả năng TVPT có thể đem lại cho người sử dụng. Có như vậy, lãnh đạo nhà trường mới thực sự thấy được vai trò to lớn của TVPT, để từ đó có những quyết sách hỗ trợ thư viện thực hiện vai trò của mình.

- Nhận thức của giáo viên

Muốn hỗ trợ hoạt động dạy và học trong nhà trường, TVPT cần phải xây dựng mối liên hệ thường xuyên với giáo viên. Tuy nhiên, sự hợp tác phải được xây dựng từ hai phía. Nếu cán bộ thư viện mong muốn và cố gắng thiết lập mối quan hệ mà giáo viên lại không muốn thì kết quả cũng không thể đạt. Do vậy, nhận thức của giáo viên về vai trò của thư viện trong việc hỗ trợ giảng dạy và lợi ích của sự hợp tác giữa giáo viên với cán bộ thư viện cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động

Sự hiểu biết của giáo viên về khả năng hỗ trợ giảng dạy và học tập của cán bộ thư viện. Mục tiêu của TVPT là hỗ trợ hoạt động dạy và học trong nhà trường. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi giáo viên và học sinh tham gia vào các hoạt động và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do thư viện cung cấp. Trong nhà trường, giáo viên là người đảm nhận việc giảng dạy trong nhà trường, đồng thời có tác động trực tiếp tới việc sử dụng thư viện của học sinh thông qua các hướng dẫn, yêu cầu học tập. Giáo viên sẽ sử dụng thư viện khi họ biết thư viện có thể hỗ trợ những nhu cầu của mình và họ chỉ giới thiệu, yêu cầu học sinh sử dụng thư viện khi thấy r vai trò hỗ trợ của thư viện tới hiệu quả học tập. Chính vì vậy, sự hiểu biết của giáo viên về khả năng hỗ trợ của cán bộ thư viện trong hoạt động dạy và học sẽ là cơ sở để họ tham gia sử dụng và hướng dẫn, yêu cầu học sinh tham gia sử dụng các sản phẩm và dịch vụ do thư viện cung cấp.

Sự hiểu biết của giáo viên về mức độ hợp tác giữa giáo viên và cán bộ thư viện trong nhà trường. Sự hợp tác giữa giáo viên và cán bộ thư viện có ý ngh a rất lớn trong việc hỗ trợ dạy và học của thư viện, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của TVPT. Tuy nhiên, sự hợp tác chỉ thực sự đạt hiệu quả khi các bên nhận thức được lý do cũng như mức độ, yêu cầu của sự hợp tác

- Nhận thức của học sinh

Giáo viên, viên chức trong trường và học sinh là 3 nhóm người sử dụng chính của TVPT, trong đó học sinh chiếm số lượng chủ yếu. Tỷ lệ học sinh sử dụng thư viện là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của TVPT (thư viện phải thu hút 100% giáo viên và 70% học sinh đến sử dụng thư viện). Tuy nhiên, để học sinh đến sử dụng thư viện, ngoài các biện pháp thu hút từ phía thư viện, cần phải kể đến nhận thức của chính học sinh về lợi ích của việc sử dụng thư viện. Do đó, nhận thức của học sinh sẽ là một yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của TVPT.

về khả năng hỗ trợ của cán bộ thư viện, cũng như lợi ích của thư viện trong việc nâng cao hiệu quả học tập. Hiện chưa có tài liệu nào trong nước đề cập hoặc nghiên cứu sâu về nhận thức của học sinh về TVPT. Tuy nhiên, trong một số tài liệu, các tác giả đều nhận định: một trong những nguyên nhân khiến cho TVPT chưa thu hút được đông đảo người sử dụng là do học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thư viện.

- Ý thức của người làm thư viện

Cán bộ thư viện là người trực tiếp tổ chức các hoạt động trong thư viện. Đồng thời, để các hoạt động của thư viện thực sự tích hợp vào các hoạt động dạy và học trong nhà trường, cán bộ thư viện không thể làm việc một mình, mà cần hợp tác với các cá nhân (hiệu trưởng, giáo viên, học sinh…) trong nhà trường. Do vậy, ý thức của cán bộ thư viện về vai trò của thư viện cũng như tầm quan trọng của sự hợp tác sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thư viện.

Là người trực tiếp tổ chức các hoạt động của TVPT, nên cán bộ thư viện phải có ý thức chủ động, linh hoạt trong giải quyết công việc.

+ Cán bộ thư viện cần là người chủ động báo cáo các hoạt động thư viện tới lãnh đạo nhà trường

+ Cán bộ thư viện là người chủ động xây dựng và đề xuất với lãnh đạo hoặc người quản lý trực tiếp về các chương trình, kế hoạch của thư viện

+ Cán bộ thư viện phải có ý thức sâu sắc trong việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với từng nhóm người sử dụng thư viện như: giáo viên, học sinh, phụ huynh…

+ Cán bộ thư viện cần trang bị kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng như có hiểu biết về đặc điểm tâm lý và nhu cầu đọc của từng nhóm người sử dụng trong thư viện

Bên cạnh ý thức về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức hoạt động thư viện, việc cán bộ thư viện tự ý thức về nghề nghiệp và vị trí của mình trong nhà trường họ tự xem mình có vị trí thấp trong nhà trường luôn có

xu hướng ít thể hiện vai trò của mình trong nhà trường và có nhiều khả năng rời bỏ công việc trong vòng 2 năm”.

Như vậy, tổ chức và hoạt động của TVPT có thể bị ảnh hưởng bởi các nhóm yếu tố như: môi trường xã hội, môi trường và phương thức giáo dục, nhận thức và ý thức của các bên liên quan. Do đó, khi tổ chức và hoạt động của TVPT, cần xem xét các yếu tố này để đảm bảo thư viện phát triển theo đúng nhiệm vụ của mình.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản trị thư viện là xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện, tổ chức thực hiện các hoạt động, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động đó và quản trị nguồn lực phục vụ hoạt động thư viện

Quản trị tốt hoạt động thư viện sẽ phát huy tối đa các tiện ích của thư viện, nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trong nhà trường, tạo từng bước thay đổi phương pháp dạy học và học tập theo định hướng giáo dục phổ thông mới, đồng thời thư viện sẽ tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường. Giúp thư viện trở thành địa chỉ văn hoá đáng tin cậy trong nhà trường, nơi học tập, giao lưu, khơi gọi sáng tạo, góp phần hoàn thiện nhân cách HS.

Thư viện trường học là một trong những phương tiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học và học tập trong nhà trường. Vì vậy, huy động mọi nguồn lực để xây dựng một hệ thống thư viện là việc làm cấp bách và cần thiết.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống, làm r cơ sở lý luận về thư viện và quản trị thư viện trường học như: khái niệm, vị trí, vai trò, ý ngh a, chức năng, nguyên tắc.

Kết quả trình bày chương 1 là tiền đề để tác giả đi vào phân tích thực trạng quản trị thư viện ở trường trung học phổ thông Việt Đức, thành phố Hà Nội ởchương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VIỆT ĐỨC, HÀ NỘI 2.1. Khái quát vềtrƣờng Trung học phổ thông Việt Đức, thành phố Hà Nội

2.1.1. Gii thiệu trường Trung hc ph thông Việt Đức, thành ph Hà Ni

Trường THPT Việt Đức thành lập ngày 03-3-1955 tại 47 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Giai đoạn 1955-1960: Trường mang tên:Trường phổ thông 2-3 Hà Nội. Gồm khoảng 900 học sinh, trong đó có học sinh cấp II, cấp III (Con em

của cán bộ, chiến sỹ vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội), học sinh Miền Nam tập

kết và những lớp sự bị đại học.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)