chương trình phổ thông mới của trường THPT Việt Đức
Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của công tác quản trị, không những giúp cho nhà quản trị biết ưu điểm của công tác quản trị mà còn là căn cứ để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo... Để đánh
giá về kiểm soát, đánh giá công tác thư viện ở trường THPT Việt Đức, Thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với BGH, các GV trong tổ công tác thư viện và đại diện các tổ chức trong nhà trường và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.15: Thực trạng việc chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động thư viện theo chương trình phổ thông mới của trường THPT Việt Đức
TT Nội dung
Mức độ thực hiện
ĐTB Xếp bậc
1 Kiểm tra đánh giá theo học kỳ, năm học 2,5 1
2 Nội dung tiêu chí r ràng 2,2 3
3 Đánh giá khách quan đầy đủ theo các tiêu chí 2,3 2
4 Phối hợp đánh giávới các tổ chức trong nhà trường 1,9 4
(Ghi chú: Điểm trung bình đư c đánh giá trên thang 3 mức độ, trong đó: 1
điểm là thực hiện “chưa tốt”, 2 điểm là thực hiện ở mức độ “khá”, 3 điểm là thực
hiện ở mức độ “tốt”)
Kết quả trên cho thấy, việc kiểm tra đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện theo học kỳ, năm học với điểm trung bình cao nhất là 2,5, đánh giá khách quan, đầy đủ các tiêu chí tương đối, r ràng, khách quan với điểm trung bình 2,3, có nội dung tiêu chí r ràng với điểm trung bình là 2,2. Nội dung có điểm trung bình thấp là việc “Phối hợp đánh giá với các tổ chức trong nhà trường” với 2,0 điểm.
Phỏng vấn BGH nhà trường với câu hỏi “Việc đánh giá hoạt động thư
viện của nhà trường đư c thực hiện theo tiêu ch nào” và nhận được câu trả lời “Truờng THPT Việt Đức thực hiện kiểm tra sổ sách thư viện, cách bố tr ,
sắp xếp thư viện và có biên bản tự kiểm tra nội bộ”.
Từ kết quả khảo sát và tìm hiểu thực tế tôi cho rằng: Việc kiểm tra, đánh giá hoạt đông thư viện có được hoạt động theo định kỳ cùng với những
tiêu chí r ràng, nhưng lại chưa sát vào với vào 5 tiêu chuẩn đánh giá thư viện trường học mà mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá những hoạt động cơ bản, chưa đánh giá được những hoạt động mở rộng có sức lan toả của thư viện và chưa phối hợp được với các tổ chức trong nhà trường để có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động thư viện, đồng thời lôi cuốn được các thành viên khác trong nhà trường cùng góp sức xây dựng thư viện phát triển.