Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 68)

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Do cơ sở vật chất thư viện của trường THPT Việt Đức còn hạn chế, diện tích dành cho thư viện còn nhỏ hẹp không đáp ứng được cho phát triển các hoạt động trong thư viện nhà trường

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Lãnh đạo còn xem nhẹ công tác thư viện, coi trọng hoạt động giảng dạy và chỉ coi hoạt động thư viện là thứ yếu, không cần quan tâm nhiều, nên chưa đầu tư phát triển thư viện.

- Lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm sau đến việc quản trị hoạt động thư viện, chưa đủ hiểu biết thực sự về hoạt động thư viện trong chương trình giáo dục phổ thông mới nên chưa thể xây dựng được một mạng lưới tổ chức quản trị hoạt động thư viện tốt

- Cán bộ thư viện năng lực còn hạn chế, chế độ chính sách cho cán bộ thư viện còn thấpchưa tâm huyết với nghề nên hiệu quả công việc chưa cao

- Kinh phí trang bị cho thư viện chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp của cấp trên, hoặc bằng ngân sách của nhà trường, chưa huy động được các nguồn lực bên ngoài để trang bị thư viện còn yếu, chưa có biện pháp khả thi để thu hút các nguồn đầu tư kinh phí

Nhìn chung, công tác quản trị hoạt động thư viện của hiệu trưởng của trường THPT Việt Đức hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu “Đổi mới quản trị và nâng cao chất lượng giáo dục”, cần phải có biện pháp cụ thể trong thời gian tới.

Nếu thay đổi được nhận thức của lãnh đạo trường THPT Việt Đức, quản trị tốt được cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho thư viện thì hoạt động sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều, từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, tự đọc, xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong nhà trường và lan toả ra cộng đồng

Tiểu kết chƣơng 2

Quyết định 329/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã khẳng định việc “Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước là một trong những nhiệm vụ góp phần thực hiện mục tiêu chung của Ngành trong giai đoạn mới”. Do vậy, nghiên cứu đề tài có vai trò vô cùng quan trọng và ý ngh a. Qua khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động thư viện quản trị hoạt động thư viện ở trường THPT Việt Đức chúng tôi nhận thấy

Nhận thức của CBQT, GV và HS về hoạt động thư viện cơ bản đã đánh giá đúng đắn về vai trò, ý ngh a của hoạt động thư viện. Hiện trạng, hoạt động thư viện được đánh giá đã đủ theo yêu cầu danh mục thiết bị tối thiểu, đã phần nào đáp ứng được chất lượng và tính hiện đại cũng như đồng bộ. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động thư viện được đánh giá ở mức “Trung bình”, và chưa hiện đại. Các hoạt động của thư viện mới đang ở mức độ thủ công. Việc bảo quản, bổ sung sách, tài liệu còn bị động, ít huy động các nguồn lực từ xã hội cho hoạt động thư viện.

Có thể nhận thấy trong những năm gần đây GD&ĐT đã được Đảng và Nhà nước quan tâm cấp vốn đầu tư để xây dựng CSVC, trường lớp, thư viện nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Trong thực tế, trường THPT Việt Đức hiện nay, vấn đề quản trị hoạt động trong nhà trường trong đó có việc quản lý hoạt động thư viện đã được chú ý song vẫn còn nhiều bất cập. Vấn đề này làm cho những nhà quản trị, nhà giáo dục phải suy ngh , trăn trở về trách nhiệm của mình trong công tác quản trị các hoạt động của nhà trường nói chung và quản lý hoạt động thư viện nói riêng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém thực trạng quản trị trong đó các nguyên nhân cơ bản như: Diện tích phòng thư viện nhỏ, học sinh chưa có thói quen đọc sách sách báo; tài liệu sách, báo trong thư viện còn sơ sài, không có tính cập nhật; Cán bộ thư viện chưa là cầu nối giữa bạn đọc và vốn tài liệu; Đầu tư kinh phí còn khiêm tốn, số lượng máy tính kết nói internet trong thư viện còn ít, mức độ thành thạo về hoạt động thư viện của cán bộ thư viện chưa cao… cũng làm cho chất lượng hoạt động thư viện chưa được nâng cao.

Với những tồn tại cơ bản về công tác quản trị hoạt động thư viện đã phân tích ở chương 2, tôi nhận thấy rằng cần phải xây dựng những biện pháp hợp lý, khoa học trong quản trị hoạt động thư viện nhằm quản trị hoạt động thư viện một cách có hiệu quả.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VIỆT ĐỨC 3.1. Cơ sở đề xuất

3.1.1. Yêu cầu định hướng giáo dục phổ thông mới

Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất trường học để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học, bổ sung xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng, trong đó có phòng thư viện

Tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản trị, nghiên cứu, sử dụng chương trình và sách giáo khoa lớp 1; hoàn thành các điều kiện chuẩn bị triển khai chương trình lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức biên soạn, thẩm định và thực hiện nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chú trọng xây dựng văn hóa học đường trong các nhà trường; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹnăng sống cho học sinh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.

Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng, phát triển thư viện trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Sắp xếp bốtrí nhân viên thư viện đúng chuyên môn được đào tạo; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên thư viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh; dành thời lượng phù hợp cho tiết đọc trong thư viện; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện k thuật, học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị và tổ chức hoạt động thư viện; huy động sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

3.1.2. Phương hướng phát triển thư viện của trường THPT Việt Đức theo

Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.

- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử… Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường.

Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.

3.1.3. Kết quả khảo sát thực trạng

Trong thực tế, trường THPT Việt Đức hiện nay, vấn đề quản trị hoạt động trong nhà trường trong đó có việc quản trị hoạt động thư viện đã được chú ý song vẫn còn nhiều bất cập. Vấn đề này làm cho những nhà quản trị, nhà giáo dục phải suy ngh , trăn trở về trách nhiệm của mình trong công tác quản trị các hoạt động của nhà trường nói chung và quản trị hoạt động thư viện nói riêng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém thực trạng quản trị trong đó các nguyên nhân cơ bản như: Diện tích phòng thư viện nhỏ, học sinh chưa có thói quen đọc sách sách báo; tài liệu sách, báo trong thư viện còn sơ sài, không có tính cập nhật; Cán bộ thư viện chưa là cầu nối giữa bạn đọc và vốn tài liệu; Đầu tư kinh phí còn khiêm tốn, số lượng máy tính kết nói internet trong thư viện còn ít, mức độ thành thạo về hoạt động thư viện của cán bộ thư viện chưa

3.1.4. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.4.1. Nguyên tắc đảm bảo t nh phù h p

Các biện pháp đề xuất phải có sự bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực thiễn đã được trình bày ở chương 1 và chương 2. Tính hệ thống đồng bộ cho thấy các nội dung của việc quản trị hoạt động thư viện của trường THPT Việt Đức, thành phố Hà Nội có mỗi quan hệ biện chứng với các biện pháp đề xuất. Biện pháp quản trị hoạt động thư viện trường THPT Việt Đức phải phục vụ mục tiêu chung của hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đảm bảo được nguyên tắc phù hợp thì các biện pháp được đề xuất và áp dụng sẽ đem lại kết quả khả quan hơn, toàn vẹn hơn. Tính phù hợp thường được thể hiện r trong các nội dung tổ chức thực hiện các biện pháp đề xuất

3.1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo t nh hệ thống

Mỗi biện pháp quản trị hoạt động thư viện của Ban giám hiệu trường THPT Việt Đức được coi là một thành tố của hệ thống biện pháp quản trị hoạt động thư viện tại trường. Hay nói cách khác, khi đưa ra các biện pháp quản trị hoạt động thư viện của BGH trường THPT Việt Đức phải quan tâm đến tất cả các khía cạnh của hoạt động thư viện tại trường trong mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng khi triển khai các biện pháp để đảm bảo hoạt động thư viện trong các hoạt động giáo dục, quản trị, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các trường một cách đồng bộ, thống nhất, đạt được hiệu quả.

3.1.4.3. Nguyên tắc đảm bảo t nh kế thừa và phát huy

Tính kế thừa là quá trình tiếp thu, sử dụng, tận dụng những cái đã có. Trong công tác quản trị hoạt động thư viện, tính kế thừa là một yếu tố rất quan trọng. Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có vàphát huy những ưu điểm của những kết quả nghiên cứu trước

3.1.4.4. Nguyên tắc đảm bảo t nh khả thi

dụng vào tình hình thực tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Các biện pháp được tổ chức áp dụng rộng rãi, được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện, đáp ứng phạm vi rộng lớn hơn. Trên cơ sở khai thác điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất sẵn có, tận dụng các nguồn lực hỗ trợ cho công tác đào tạo của nhà trường và những thành tựu do công nghệ thông tin mang lại, xây dựng kế hoạch dào tạo và triển khai thực tế trong những chừng mực có được về tiềm năng đội ngũ cán bộ quản trị và sự đồng thuận của nhà trường.

3.2. Các biện pháp quản trị hoạt động thƣ viện theo định hƣớng giáo dục phổ thông mới tại trƣờng THPT Việt Đức –Hà Nội

3.2.1. Biện pháp1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của thư viện và quản trị hoạt động thư viện cho cán bộ quản trị và giáo viên, học sinh

Mục đ ch

Giúp cho cán bộ quản trị và giáo viên, học sinh cho đội ngũ GV, nhân viên, HS nâng cao nhận thức về ý ngh a và tầm quan trọng của thư viện và quản trị hoạt động thư viện làm chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong đội ngũ CBQT về tầm quan trọng của công tác quản trị hoạt động của thư viện. Cán bộ quản trị, đặc biệt là Hiệu trưởng phải thực sự coi trọng công tác thư viện trong trường học, thấy được sự cần thiết của thư viện trong nhà trường, vai trò, nhiệm vụ của thư viện đôi với hoạt động dạy và học. Cán bộ thư viện phải hiểu được sâu sắc những giá trị thiết thực mà thư viện mang lại cho đời sống tinh thần của con người cũng như hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

Có coi trong công tác thư viện trong trường học thì Hiệu trưởng mới đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất và trang thiết cho thư viện, mua bổ sung ách thường kì để đảm bảo kho sách thư viện thật phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của giáo viên và học sinh. Ban giám hiệu

có nâng cao nhận thức được tầm quan trọng của thư viện nhà trường trong hoạt động giáo dục toàn diện thì các cán bộ quản trị, cán bộ thư viện và giáo viên chủ nhiệm mới có trách nhiệm tổ chức. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản trị, cán bộ thư viện, giáo viên và nhân viên nhà trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động thư viện trong nhà trường.

Nội dung

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV-HS về công tác quản trị hoạt động thư viện ở trường THPTViệt Đức cụ thể:

- Tổ chức tuyên truyền, vận động qua các buổi toạ đàm, buổi họp và giữa nhà trường với cha mẹ học sinh giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phụ huynh học sinh nhận thức đúng tầm quan trọng của thư viện đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thông qua các chào cờ tuyên truyền cho HS về tầm quan trọng của thư viện trong học tập.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQT, GV trong việc xây dựng và phát triển thư viện, việc quản trị không chỉ là của mình cán bộ thư viện mà là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong nhà trường.

Cách thứcthực hiện

Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thư viện và quản trị hoạt động thư viện cho cán bộ GV và HS củatrường THPTViệt Đức cần:

- Tổ chức học tập các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quyết định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thư viện, tầm quan trọng, vai trò của thư viện đối với trường THPT, nội dung hoạt động của thư viện; trách nhiệm của cán bộ quản trị, cán bộ thư viện trong nhà trường.

- Tổ chức các buổi trao đổi, buổi sinh hoạt chuyên môn về thư viện trường học, các tiêu chí đánh giá thư viện và quản trị hoạt động thư viện cho cán bộ quản trị, cán bộ thư viện, giáo viên và nhân viên toàn trường.

- Tổ chức phong trào thi đua nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên trong việc quản trị thư viện và hướng dẫn học sinh đọc sách, xây dựng văn hoá đọc cho học sinh trong toàn trường.

Với biện pháp này giúp cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, HS trong toàn trường có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của thư viện và quản trị hoạt động thư viện; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ GV tiếp xúc với hệ thống các văn bản quản trị, chỉ đạo về thư viện của cấp trên. Từ đó đề ra những qui định thống nhất để cùng nhau phối hợp thựchiện.

- Trong công tác tuyên truyền cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, thời gian, không gian tổ chức, kết hợp lồng ghép các chương trình: họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt các đoàn thể quần chúng, thông qua hội thảo khoa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)