Đức –Hà Nội
Kế hoạch công tác thư viện tại trường THPT Việt Đức là một phần không thể thiếu trong quản trị hoạt động thư viện. Tôi đã tiến hành khảo sát
BGH và cán bộ thư viện của trường THPT Việt Đức và kết quả sẽ được phản ánh cụ thể ở bảng dưới đây:
Bảng 2.13: Thực trạng lập kế hoạch hoạt động thư viện
TT Lập kế hoạch Mức độ thực hiện
Điểm TB Xếp bậc
1 Lập kế hoạch hoạt động thư viện theo năm học,
tháng, tuần 2,7 1
2 Lập kế hoạch tổ chức cho giáo viên và học sinh đọc
sách tại thư viện 2,5 2
3 Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực
lượng phối hợp hoạt động 2,2 4
4 Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động thu hút giáo viên
và học sinhtham gia sinh hoạt thư viện 1,9 7
5 Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất 2,0 6
6 Lập kế hoạch cung ứng sách giáo khoa, sách tham
khảo, sách nghiệp vụ cho giáo viên và học sinh 2,45 3
7 Lập kế hoạch kiểm kê tài sản của thư viện, thanh lý
các ấn phẩm cũ nát hoặc hết hạn sử dụng 2,15 5
8 Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ thư viện 1,8 8
(Ghi chú: Điểm trung bình đư c đánh giá trên thang 3 mức độ, trong đó: 1
điểm là thực hiện “chưa tốt”, 2 điểm là thực hiện ở mức độ “khá”, 3 điểm là thực
hiện ở mức độ “tốt”)
Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy, việc được quan tâm đầu tiên là “Lập kế hoạch hoạt động thư viện theo năm học, tháng, tuần”. Điều này cho thấy nhà trường đã quan tâm đến việc lập kế hoạch hoạt động cho thư viện và thực hiện tốt việc lập kế hoạch theo năm học, tháng, tuần. Nhà trường ngày từ đầu năm học đã có hướng dẫn kế hoạch năm học của Sở giáo dục và đào tạo. Sở giáo dục và đào tạo yêu cầu xây dựng kế hoạch công tác thư viện và gửi
báo cáo. Tuy nhiên, nội dung kế hoạch của trường THPT Việt Đức còn chung chung, chưa cụ thể, kế hoạch của các năm học thường giống nhau, chưa có những sáng kiến đột phá theo từng năm học nhằm thúc đẩy hoạt động thư viện.
Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường quan tâm hơn đến việc xếp tiết thư viện để học sinh được đọc sách tại thư viện. Chính vì vậy việc “Lập kế hoạch tổ chức cho giáo viên và học sinh đọc sách tại thư viện” đứng vị trí thứ 2 với điểm đánh giá là 2,5. Khi học sinh đọc sách trong thư viện thì giáo viên cũng có khoảng thời gian nghỉ ngơi để đọc sách tại phòng đọc của giáo viên. Đó cũng chính là lý do vì sao việc lập kế hoạch tổ chức cho giáo viên và học sinh đọc sách tại thư viện lại được đánh giá cao trong số các kế học tổ chức hoạt động thư viện
Việc “Lập kế hoạch cung ứng sách giáo khoa, sách tham khảo, sách
nghiệp vụ cho giáo viên và học sinh” cũng được quan tâm thực hiện tương đối tốt với điểm đánh giá trung bình là 2,45, đứng thứ 3 trong bảng đánh giá. Đối với điều kiện sống của các gia đình hiện nay, việc mua sách giáo khoa cho con không còn là khó khăn, từ cuối năm học, nhà trường đã lập kế hoạch cung ứng sách giáo khoa cho học sinh để đảm bảo 100% các em học sinh đều có đủ sách giáo khoa khi ước vào năm học mới. Tuy nhiên, sách tham khảo và sách nghiệp vụ thì chưa thực sự được cung ứng đủ đối với nhu cầu học tập và làm việc của giáo viên và học sinh. Mỗi năm số kinh phí để bổ sung sách mới không cao, chỉ dựa nhiều vào việc quyên góp sách của các em học sinh, nhưng sách quyên góp sẽ bị cũ và không đạt đủ những điều kiện mà bạn đọc cần.
“Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lư ng phối h p hoạt động” và “Lập kế hoạch kiểm kê tài sản của thư viện, thanh lý các ấn
trọng nhưng nếu thiếu thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động khác của thư viện. Vì vậy 2 hoạt động được đánh giá với điểm trung bình là 2,15 và 2,2 xếp ở vị trí 4,5 trong bảng đánh giá.
“Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất” được đánh giá ở vị trí thứ 6 điểm trung bình là 2,0. Điều này cho thấy nhà trường đã lập kế hoạch đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất. Tuy nhiên, kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất mới vào hoạt động thư viện còn hạn chế. Nguyên nhân thực trạng là bởi ngân sách chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp, kinh phí dành cho thư viện ít hơn 2% ngân sách tài chính của trường. Số lượng còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo, sách, báo, tạp chí hiện đại đã được đầu tư mua sắm nhưng số lượng chưa nhiều, không đều không đáp ứng nhu cầu đọc sách báo của giáo viên và học sinh. Điều đó có thể thấy được nguyên nhân khiến GV, HS ít sử dụng, khai thác và đến thư viện.
Nguyên nhân thực trạng dẫn đến sự không quan tâm đến tổ chức các hoạt động thu hút giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện và bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thư viện được đánh giá ở cuối bảng đứng thứ 7,8 với điểm trung bình là 1,9 và 1,8.
Điều đó cho thấy, lãnh đạo nhà trường mới chỉ quan tâm đến xác định mục tiêu cơ bản nhưng chưa quan tâm sát sao và kiểm soát thực hiện hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới.
2.4.2. Thực trạng chỉ đạo công tác thư viện của trường THPT Việt Đức – Hà Nội
Kế hoạch có khả thi và thực tiễn được đánh giá qua việc chỉ đạo tổ chức thực hiện diễn ra như thế nào? Kết quả khảo sát điều này, tôi thu thập của Ban giám hiệu và cán bộ thư viện được kết quả như sau:
Bảng 2.14: Thực trạng chỉ đạotổ chức thực hiện công tác thư viện của
trường THPT Việt Đức –Hà Nội
TT Tổ chức thực hiện Mức độ thực hiện
Điểm TB Xếp bậc
1 Ban hành văn bản hướng dẫn công tác thư viện 2,45 3
2 Thành lập tổ công tác thư viện 2,7 1
3 Quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng thành viên
trong tổ công tác thư viện 2,55 2
4 Xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động thư viện 2,1 5
5 Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch 2,2 4
(Ghi chú: Điểm trung bình đư c đánh giá trên thang 3 mức độ, trong đó: 1
điểm là thực hiện “ chưa tốt”, 2 điểm là thực hiện ở mức độ “khá”, 3 điểm là thực hiện ở mức độ “ tốt”)
Qua bảng khảo sát trên, có thể thấy việc chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện của trường THPT Việt Đức được thực hiện theo đúng hướng dẫn của cấp trên nhưng chưa đạt được hiệu quả. Thấy r nhất là việc thành lập tổ công tác được BGH và cán bộ thư viện đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2,7, tiếp theo đó là “Quy định chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ công tác thư viện”. Nhưng khi phỏng vấn 5 GV trong trường với câu hỏi “Các thành viên trong tổ công tác thư viện gồm những ai?” thì tôi nhận được đều là những câu trả lời không chắc chắn, đa số chỉ biết gồm cán bộ thư viện, tổng phụ trách và khối trưởng chuyên môn. Chứng tỏ một điều rằng, các giáo viên trong trường THPT Việt Đức chưa nắm chắc và đầy đủ thông tin về tổ công tác thư viện, đặc biệt tổ công tác thư viện chỉ được thành lập trên văn bản, thực tế thì không được công bố nên các giáo viên trong trường không nắm được r các thành viên trong tổ cũng như chức năng nhiệm vụ của tổ công tác thư viện.
hướng dẫn công tác thư viện” và “Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch” cho thấy việc ban hành văn bản không được đánh giá cao và thực hiện theo kế hoạch chưa tốt. Trao đổi với cán bộ thư viện trường THPT Việt Đức cho biết, các hoạt động thư viện chỉ được làm theo thói quen từ xưa của cán bộ thư viện, một số thành viên trong tổ công tác thư viện có tên trong danh sách cho đủ thành phần, đúng quy định nên không nhận thức được nhiệm vụ của mình, thực tế việc trang bị phương tiện bảo quản thư viện ở các trường chưa đồng bộ. Nhà trường chưa có phòng đọc phòng tra cứu tin riêng, hiện tại trường chỉ có kho để chứa tài liệu dùng chung làm phòng đọc. Tủ đựng, giá, kệ… có kích thước không phù hợp do đó không chứa hết. Công tác bảo quản như hiện nay chưa phát huy hết tác dụng, công suất, mật độ sử dụng các tài liệu đã được cung cấp. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, tình trạng tài liệu thư viện bị hư hỏng bào mòn do sử dụng nhiều hay do điều kiện khí hậu, thời tiết. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giới thiệu, phân loại, sắp xếp, bảo quản tài liệu để trong quá trình khai thác sử dụng thư viện mang lại một cách có hiệu quả nhất.
Cuối cùng là “Xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động thư viện” nhằm đảm bảo việc triển khai các hoạt động thư viện được nghiêm túc, hiệu quả hơn thì lại chưa được nhà trường thựcsự quan tâm.
Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thư viện mặc dù đã được được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác ban hành văn bản hướng dẫn cũng như xây dựng quy chế phối hợp và thực hiện hoạt động theo kế hoạch của trường THPT Việt Đức còn yếu kém.