Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 74)

3.1.4.1. Nguyên tắc đảm bảo t nh phù h p

Các biện pháp đề xuất phải có sự bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực thiễn đã được trình bày ở chương 1 và chương 2. Tính hệ thống đồng bộ cho thấy các nội dung của việc quản trị hoạt động thư viện của trường THPT Việt Đức, thành phố Hà Nội có mỗi quan hệ biện chứng với các biện pháp đề xuất. Biện pháp quản trị hoạt động thư viện trường THPT Việt Đức phải phục vụ mục tiêu chung của hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đảm bảo được nguyên tắc phù hợp thì các biện pháp được đề xuất và áp dụng sẽ đem lại kết quả khả quan hơn, toàn vẹn hơn. Tính phù hợp thường được thể hiện r trong các nội dung tổ chức thực hiện các biện pháp đề xuất

3.1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo t nh hệ thống

Mỗi biện pháp quản trị hoạt động thư viện của Ban giám hiệu trường THPT Việt Đức được coi là một thành tố của hệ thống biện pháp quản trị hoạt động thư viện tại trường. Hay nói cách khác, khi đưa ra các biện pháp quản trị hoạt động thư viện của BGH trường THPT Việt Đức phải quan tâm đến tất cả các khía cạnh của hoạt động thư viện tại trường trong mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng khi triển khai các biện pháp để đảm bảo hoạt động thư viện trong các hoạt động giáo dục, quản trị, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các trường một cách đồng bộ, thống nhất, đạt được hiệu quả.

3.1.4.3. Nguyên tắc đảm bảo t nh kế thừa và phát huy

Tính kế thừa là quá trình tiếp thu, sử dụng, tận dụng những cái đã có. Trong công tác quản trị hoạt động thư viện, tính kế thừa là một yếu tố rất quan trọng. Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có vàphát huy những ưu điểm của những kết quả nghiên cứu trước

3.1.4.4. Nguyên tắc đảm bảo t nh khả thi

dụng vào tình hình thực tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Các biện pháp được tổ chức áp dụng rộng rãi, được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện, đáp ứng phạm vi rộng lớn hơn. Trên cơ sở khai thác điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất sẵn có, tận dụng các nguồn lực hỗ trợ cho công tác đào tạo của nhà trường và những thành tựu do công nghệ thông tin mang lại, xây dựng kế hoạch dào tạo và triển khai thực tế trong những chừng mực có được về tiềm năng đội ngũ cán bộ quản trị và sự đồng thuận của nhà trường.

3.2. Các biện pháp quản trị hoạt động thƣ viện theo định hƣớng giáo dục phổ thông mới tại trƣờng THPT Việt Đức –Hà Nội

3.2.1. Biện pháp1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của thư viện và quản trị hoạt động thư viện cho cán bộ quản trị và giáo viên, học sinh

Mục đ ch

Giúp cho cán bộ quản trị và giáo viên, học sinh cho đội ngũ GV, nhân viên, HS nâng cao nhận thức về ý ngh a và tầm quan trọng của thư viện và quản trị hoạt động thư viện làm chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong đội ngũ CBQT về tầm quan trọng của công tác quản trị hoạt động của thư viện. Cán bộ quản trị, đặc biệt là Hiệu trưởng phải thực sự coi trọng công tác thư viện trong trường học, thấy được sự cần thiết của thư viện trong nhà trường, vai trò, nhiệm vụ của thư viện đôi với hoạt động dạy và học. Cán bộ thư viện phải hiểu được sâu sắc những giá trị thiết thực mà thư viện mang lại cho đời sống tinh thần của con người cũng như hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

Có coi trong công tác thư viện trong trường học thì Hiệu trưởng mới đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất và trang thiết cho thư viện, mua bổ sung ách thường kì để đảm bảo kho sách thư viện thật phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của giáo viên và học sinh. Ban giám hiệu

có nâng cao nhận thức được tầm quan trọng của thư viện nhà trường trong hoạt động giáo dục toàn diện thì các cán bộ quản trị, cán bộ thư viện và giáo viên chủ nhiệm mới có trách nhiệm tổ chức. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản trị, cán bộ thư viện, giáo viên và nhân viên nhà trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động thư viện trong nhà trường.

Nội dung

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV-HS về công tác quản trị hoạt động thư viện ở trường THPTViệt Đức cụ thể:

- Tổ chức tuyên truyền, vận động qua các buổi toạ đàm, buổi họp và giữa nhà trường với cha mẹ học sinh giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phụ huynh học sinh nhận thức đúng tầm quan trọng của thư viện đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thông qua các chào cờ tuyên truyền cho HS về tầm quan trọng của thư viện trong học tập.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQT, GV trong việc xây dựng và phát triển thư viện, việc quản trị không chỉ là của mình cán bộ thư viện mà là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong nhà trường.

Cách thứcthực hiện

Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thư viện và quản trị hoạt động thư viện cho cán bộ GV và HS củatrường THPTViệt Đức cần:

- Tổ chức học tập các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quyết định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thư viện, tầm quan trọng, vai trò của thư viện đối với trường THPT, nội dung hoạt động của thư viện; trách nhiệm của cán bộ quản trị, cán bộ thư viện trong nhà trường.

- Tổ chức các buổi trao đổi, buổi sinh hoạt chuyên môn về thư viện trường học, các tiêu chí đánh giá thư viện và quản trị hoạt động thư viện cho cán bộ quản trị, cán bộ thư viện, giáo viên và nhân viên toàn trường.

- Tổ chức phong trào thi đua nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên trong việc quản trị thư viện và hướng dẫn học sinh đọc sách, xây dựng văn hoá đọc cho học sinh trong toàn trường.

Với biện pháp này giúp cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, HS trong toàn trường có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của thư viện và quản trị hoạt động thư viện; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ GV tiếp xúc với hệ thống các văn bản quản trị, chỉ đạo về thư viện của cấp trên. Từ đó đề ra những qui định thống nhất để cùng nhau phối hợp thựchiện.

- Trong công tác tuyên truyền cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, thời gian, không gian tổ chức, kết hợp lồng ghép các chương trình: họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt các đoàn thể quần chúng, thông qua hội thảo khoa học, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, tạo ra sự đồng thuận nhất trí cao trong tổ chức thực hiện nghị quyết hội đồng, chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường về thư viện và quản trị hoạt động thư viện.

- Chỉ đạo các bộ phận có liên quan như đoàn thể, cán bộ thư viện của trường giới thiệu các tạp chí, sách báo, danh mục tài liệu có trong thư viện, các băng đ a, hình ảnh… dạy minh họa do Bộ GD&ĐT cung cấp một cách kịp thời.

- Trong quá trình xây dựng kế hoạch của nhà trường hàng năm, cần chú trọng đúng mức kế hoạch hoạt động quản trị thư viện với đầy đủ nội dung, nhiệm vụ đã được xác định. Đồng thời tổ chức triển khai quán triệt một cách kịp thời, chu đáo đến toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường, để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm về công tác quản trị thư viện cho tất cả cán bộ GV, nhân viên, HS trong toàn trường. Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, GV xây dựng kế hoạch cá nhân, trong đó cần yêu cầu cụ thể hoá kế hoạch thực hiện, sử dụng thư viện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trên cơ sở pháp lý, hành chính trong công tác sử dụng thư viện, tránh tình trạng kiểm tra, quản trị một cách hình thức.

Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường phải dành thời gian cho hoạt động này một cách thoả đáng. Các giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh phải thực hiện tốt các chủ trương, các quy định của nhà trường về công tác thư viện

Bản thân giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải ủng hộ các chủ trương, yêu cầu của nhà trường về việc tổ chức, thực hiện các hoạt động thư viện tham gia đầy đủ các buổi họp phổ biến về công tác thư viện. Họ phải là tấm gương về cách sống và làm việc cho học sinh đọc sách, đồng thời hỗ trợ tối đa cho cán bộ thư viện nhà trường trong việc hướng dẫn học sinh đọc sách

3.2.2. Biện pháp2: Tổ chức nâng cao kiến thức về thư viện trường học, quản lý thư viện trường học cho cán bộ quản trị và giáo viên phụ trách thư viện lý thư viện trường học cho cán bộ quản trị và giáo viên phụ trách thư viện

Mục đ ch

Mục đích của biện pháp là giúp cho cán bộ quản trị có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ, cách tổ chức và quản lý hoạt đông thư viện trường học. Cán bộ quản trị có hiểu r nghiệp vụ thư viện thì mới quản trị được thư viện, lập kế hoạch hoạt động thư viện mới cụ thể, tổ chức thực hiện mới thực sự hiệu quả, đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng phát triển thư viện mới theo hướng giáo dục mới được

Nội dung

Tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ công tác thư viện, về cách quản trị hoạt động thư viện. Cán bộ quản trị cần hiểu được cách sắp xếp sách theo bảng phân loại là như thế nào, cách tạo thư mục sách ra sao, biết được thư viện trường học có thể và cần phải tổ chức những hoạt động gì từ đó mới thực hiện được các biện pháp quản lý hoạt động thư viện hiệu quả.

Bản thân cán bộ quản trị phải tự học hỏi những hiểu biết cần thiết về nghiệp vụ thư viện, có như vậy mới quản trị chuyên môn của cán bộ thư viện được.

Cách thức tiến hành

Cán bộ quản trị khi nhận nhiệm vụ quản trị hoạt động thư viện thì cần được tập huấn nghiệp vụ công tác thư viện

Cán bộ quản trị tự bồi dưỡng, học hỏi về nghiệp vụ thư viện qua các ấn phẩm hướng dẫn nghiệp vụ thư viện và học hỏi qua thực tế quản lý

Để nâng cao hiệu quả quản trị, cán bộ quản trị thường xuyên trao đổi với cán bộ thư viện về nội dung các hoạt động thư viện, nghiệp vụ thư viện hiểu được công việc của cán bộ thư viện để từ đó có những biện pháp quản trị thư viện hiệu quả.

Tổ chức các buổi giao lưu tham quan, học tập kinh nghiệm quản trị thư viện và cách tổ chức thư viện của các trường bạn

Điều kiện thực hiện

Để thực hiện được việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức về thư viện cho các cán bộ quản trị thì bản thân cán bộ quản trị phải nhận thức sự cần thiết của việc làm này và tích cự tham gia cũng như chủ động tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân. Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian để cán bộ quản trị tham gia các lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức

3.2.3. Biện pháp3: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện

Mục đ ch

Làm cho hoạt động thư viện luôn có kế hoạch cụ thể và thực hiện đúng kế hoạch. Nhà trường, cán bộ thư viện, các thành viên trong tổ công tác thư viện luôn chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. Để việc lập kế hoạch được thực hiện tốt nhất cấn xác định r chương trình hành động của thư viện trong trường THPT Việt Đức

Để thục hiện hoạt động tốt, trường THPT Việt Đức cần chủ động lập kế hoạch hoạt động cho thư viện, kế hoạch cụ thể, r ràng. Kế hoạch cần thể hiện được cái tâm, cái tầm của các nhà quan trị trong việc xây dựng và phát triển

biệt là cần có kế hoạch cụ thể tổ chức các hoạt động thu hút toàn thể giáo viên và học sinh đến tham gia sinh hoạt thư viện như kế hoạch tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, tổ chức triển lãm, thi kể chuyện theo sách,… và kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị cho thư viện. Đây là những kế hoạch hoạt động thư viện mà các trường còn xem nhẹ hoặc thực hiện một cách thụ động. Nếu chủ động lập kế hoạch thì sẽ giúp thư viện hoạt động hiệu quả hơn. Biện pháp chú trọng hướng tới mục tiêu này.

Nội dung

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường gồm kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết cho các hoạt động giáo dục mà nhà trường quản lý, BGH và tổ công tác thư viện lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng học kì, từng năm, ngoài kế hoạch chung cho cả năm học, cần có kế hoạch cho các hoạt động cụ thể. Kế hoạch tổ chức các hoạt động thu hút giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt thư viện; Kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho thư viện; Kế hoạch kiểm kê tài sản của thư viện, thanh lý các ấn phẩm rách nát, nội dung thay đổi hoặc hết hạn sử dụng; Kế hoạch cho giáo viên và học sinh đọc sách tại thư viện; Kế hoạch cung ứng sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ cho giáo viên và học sinh.

Các kế hoạch cần có sự thống nhất và tạo thành một hệ thống thống nhất trong toàn trường. Kế hoạch thư viện phù hợp là một bộ phận trong kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.

Cách thức thực hiện

BGH cùng cán bộ thư viện cùng xây dựng kế hoạch tổng thể xác định mục tiêu và những nội dung công tác thư viện của trường mình. Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện cần bám vào 5 tiêu chuẩn của thư viện trường học. Phân công thực hiện những nội dung hoạt động cho từng thành viên trong tổ công tác thư viện.

Dựa trên nhiệm vụ được phân công, từng bộ phận xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện công việc mình phụ trách. Kế hoạch phải nêu r tên những công việc, cách thức thực hiện, thời gian thực hiện, thời điểm hoàn thành và những biện pháp thực hiện

BGH duyệt kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận và triển khai hoạt động, xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện của từng bộ phận.. Từng tháng, trong buổi họp Tổ công tác thư viện, từng bộ phận báo cáo việc thực hiện kế hoạch của mình để có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết.

Điều kiện thực hiện

Cán bộ quản trị và các thành viên trong tổ công tác thư viện cần có sự nhất trí và đồng thuận trong lạp kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Phải coi hoạt động thư viện là một bộ phận của toàn bộ nội dung giáo dục của nhà trường cùng với các hoạt động sư phạm khác để lập kế hoạch cho hợp lý.

Cần có sự ưu tiên, coi trọng trong hoạt động thư viện vì tầm quan trọng của nó nhưng phải rất chú ý sự đồng bộ với các hoạt động giáo dục

3.2.4. Biện pháp4: Chỉ đạo đổi mới các hoạt động thư viện nhằm phát triển thư viện trường

Mục đ ch

Biện pháp này nhằm giúp các em học sinh có nhận thức đúng đắn về

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)