Khái quát tình hình thư viện trường THPT Việt Đức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 47 - 52)

Trải qua nhiều năm trưởng thành và phát triển mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng thư viện cũng dần được củng cố cả vốn tài liệu và cơ sở vật chất. Thư viện trường THPT Việt Đức đã có nhiều thay đổi, trước đây thư

viện sử dụng 1 phòng học làm nơi chỉ để đọc sách nhưng nay thư viện đã có 2 phòng dành riêng cho giáo viên và học sinh riêng biệt.

- Xây dựng thư viện trường theo định hướng giáo dục phổ thông mới là một trong những mục tiêu phấn đấu của trường THPT Việt Đức. Trong những năm qua, thư viện nhà trường đã hoạt động và phát huy tốt tác dụng cung ứng sách đến bạn đọc,nhưng chưa đem lại hiệu quả thiết thực, để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, các hoạt động nhằm phát triển văn hoá đọc còn kém, chưa đạt hiệu quả cao.

Nguồn tài nguyên thông tin thư viện

- Sách giáo khoa: Thư viện trường có tủ sách giáo khoa dùng chung, đảm bảo cho mỗi học sinh thuộc diện chính sách xã hội có đủ 1 bộ sách để học tập. Có 531 bản.

- Sách nghiệp vụ của giáo viên:

+ Thư viên nhà trường có lưu giữ một số văn bản, nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, của ngành, liên bộ, liên ngành, tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học như: Nhiệm vụ năm học do bộ GD&ĐT ban hành, Luật giáo dục, Nghiệp vụ quản lý trường học, Cẩm nang pháp luật ngành GD&ĐT, Điều lệ trường Tiểu học, Điều lệ ban đại diện hội Cha mẹ học sinh, các quy chế đánh giá cán bộ, giáo viên và học sinh,… Có 473 bản.

+ Sách tham khảo các môn học, sách nâng cao chuyên môn và các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, tài liệu bồi dưỡng Tin học cho giáo viên, tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục về bảo vệ môi trường,… phục vụ cho việc nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên cho giáo viên có: 2.231 bản.

Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch bổ sung thêm các loại sách tham khảo phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy, học tập của nhà trường.

- Báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đ a giáo khoa: Có 5 loại báo, tạp chí, 14 bộ tranh của các khối lớp; 63 bộ băng đ a giáo khoa.

Cơ sở vật chất

- Phòng thư viện:

+ Thư viện có một phòng sách dành cho học sinh, một phòng dành cho giáo viên, thư viện đọc sách nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc nghiên cứu tài liệu.

+ Tổng diện tích thư viện là: 82m2

+ Thư viện được bố trí khoa học, ngăn nắp, thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng, có nội quy để quản lý và sử dụng thư viện.

- Trang thiết bị chuyên dùng.

+ Tổng số có 20 kệ sách, 01 tủ phích, 01 bảng giới thiệu, 03 máy tính kết nối mạng Internet, đồ dùng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, băng đ a; sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí, truyện

+ Thư viện có bàn ghế theo đúng tiêu chuẩn, ánh sáng đảm bảo cho cán bộ thư viện làm việc. Có 20 chỗ ngồi cho GV và 25 chỗ ngồi cho HS

+ Thư viện có các tủ mục lục nhưng đã cũ và không được cập nhật thường xuyên, thư mụcgiới thiệu sách với bạn đọc.

Người làm công tác thư viện

Nhà trường bố trí 01 nhân viên Thư viện:

- Nghiệp vụ: Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện đều được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp thuận tiện cho việc quản lý.

- Hướng dẫn sử dụng thư viện: + Thư viện có nội quy thư viện.

+ Hàng năm, cán bộ thư viện đã tổ chức biên soạn được các thư mục phục vụ cho công tác dạy và học của GV và HS.

+ Có sổ theo d i nhập và sử dụng các loại sách có trong thư viện.

Kinh phí đầu tư cho thư viện

- Hàng năm thư viện nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư, củng cố và phát triểntheo đúng thời gian quy định và được lãnh đạo nhà trường xét duyệt.

- Nhà trường hàng năm bổ sung sách, báo, truyện tranh và xây dựng thư viện từ nguồn đóng góp tự nguyện của học sinh và các nhà hảo tâm

- Quản trịthư viện theo đúng nguyên tắc quy định.

Tổ chức, hoạt động và quản trịthư viện

- Tổ chức và quản trị: Ban lãnh đạo thường xuyên chỉ đạo thực hiện đúng theo quy định của thư viện, thực hiện tốt chế độ báo cáo thường xuyên định kỳ với phòng giáo dục về nhu cầu cần được bổ sung các loại sách, tạp chí… cũng như báo cáo việc huy động nguồn kinh phí trong và ngoài nhà trường để bổ sung sách cho thư viện.

- Đối với cán bộ làm công tác thư viện:

+ Nhà trường phân công giáo viên chuyên trách thư viện, có nghiệp vụ quản lý thư viện quản lý sách thư viện. Vì là kiêm nhiệm nên phụ trách thư viện phải kiêm nhiều công việc khác nhau nên không có nhiều thời gian tập trung hết vào thư viện

+ Từng học kỳ và cuối mỗi năm học, giáo viên phụ trách thư viện báo cáo kịp thời cho nhà trường về tổ chức và hoạt động của thư viện để đồng chí hiệu trưởng nắm bắt kịp thời và có kế hoạch điều chỉnh bổ sung, nhân viên phụ trách thư viện chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ công tác thư viện của trường. Tuy nhiên còn ít quan tâm tới công tác khai thác, phát triển phong trào đọc sách, báo, tài liệu của nhà trường.

- Hoạt động của thư viện

+ Thư viện nhà trường có nội dung hoạt động phù hợp với công việc của giáo viên và phù hợp với nhu cầu sở thích của học sinh, thường xuyên giới thiệu sách, thông báo sách mới nhập. Triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh… phối hợp với các bộ phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện theo sách, vận động học sinh làm theo sách,… ít hoạt động

định và phù hợp với khả năng nhu cầu của học sinh. Thư viện nhà trường luôn tranh thủ được sự giúp đỡ về nghiệp vụ của các đơn vị bạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.

- Về quản trịthư viện:

+ Sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đ a giáo khoa trong thư viện luôn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo m thuật và sử dụng thuận tiện, lâu dài.

+ Thư viện nhà trường có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách để theo d i mọi hoạt động của thư viện như: Các loại sổ đăng ký, sổ mượn sách giáo viên, học sinh, các sổ mục lục…

+ Kiểm kê, thanh lý: Hàng năm nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản của thư viện, làm thủ tục thanh lý các ấn phẩm đã bị rách nát, có nội dung thay đổi hoặc đã hết hạn sử dụng theo đúng nghiệp vụ thư viện.

Bảng 2.7: Số liệu thống kê kết quả kiểm tra thư viện trong 3 năm gần nhất của trường THPT Việt Đức

TT Năm học

Điểm chấm theo 5 tiêu chuẩn

Tổng điểm Danh hiệu thƣ viện TC1 (20đ) (20đ)TC2 (20đ)TC3 (25đ)TC4 (15đ)TC5 1 2016- 2017 19 18 18 19 13 87 Đạt chuẩn 2 2017- 2018 20 18 17 21 13 89 Đạt chuẩn 3 2018- 2019 20 19 19 21 14 93 Đạt chuẩn

(Nguồn: Thư viện trường THPT Việt Đức)

Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy: Trong 3 năm gần nhất, thư viện trường THPT Việt Đức đạt danh hiệu thư viện đạt chuẩn. Điểm số của tiêu chuẩn 2 là về cơ sở vật chất và tiêu chuẩn 4 về tổ chức hoạt động còn thấp. Việc quản trị thư viện trường chưa đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động thư viện theo định hướng giáo dục phổ thông mới tại trường trung học phổ thông Việt Đức Hà Nội (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)