Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa lý theo chương trình

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3.Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa lý theo chương trình

HT chỉ đạo thực hiện nền nếp dạy học, chỉ đạo GV lên lớp đúng giờ, dạy đúng TKB và báo giảng, không cắt xén hoặc dồn nén chương trình, đề ra nhiệm vụ học tập và yêu cầu HS hoàn thành; thường xuyên rèn luyện năng lực tự học cho HS thông qua việc chủđộng nghiên cứu trước nội dung bài học;

Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn giáo viên thực hiện chương tình dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học và 5 phẩm chất cơ bản: Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực khoa học và tính toán… và các phẩm chất yêu nước, nhân ái; trung thực, chăm chỉ; trách nhiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hiệu trưởng chỉ đạo TCM sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học Địa lý và tổ chức dạy thí điểm; rút kinh nghiệm, chia sẻ học hỏi đồng nghiệp để dạy học hiệu quả.

Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn giáo viên dạy học theo các chủ đề tích hợp môn Địa lý; dạy học trải nghiệm tại hiện trường và phối hợp với các môn Khoa học Tự nhiên dạy học theo đinh hướng giáo dục STEM.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS bằng cách tạo ra các tình huống trong học tập để HS tìm cách giải quyết; rèn năng lực sáng tạo cho HS thông qua các câu hỏi lật ngược vấn đề, khái quát hóa, suy luận để giải quyết các dạng câu hỏi (bài tập) mới, hạn chế yêu cầu HS thuộc lòng máy móc;

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tăng cường sử dụng các hình thức làm việc nhóm, học theo dự án và dạy học tình huống, dạy theo hình thức trải nghiệm hoặc tích hợp theo chủ đề nhằm rèn năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn; năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ cho học sinh,…

Chỉđạo giáo viên tăng cường năng lực sử dụng CNTT cho HS bằng cách sử dụng hiệu quả phòng học bộ môn, phòng máy tính có kết nối mạng Internet, xây dựng tài nguyên học tập trên mạng để HS tra cứu; rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS bằng cách hướng dẫn HS sử dụng từ ngữ hợp văn cảnh; rèn năng lực tính toán thông qua các môn tự nhiên.

HT chỉ đạo GV DH phù hợp đặc điểm HS từng lớp; thực hiện đồng bộ đổi mới PPDH với đổi mới phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của HS; tăng cường sử dụng phương tiện và thiết bị DH hiện đại, ứng dụng CNTT trong DH. Yêu cầu GV trong DH phải hướng cho HS hoạt động tích cực, chống lại thói quen thụđộng; yêu cầu HS tự giác, rèn luyện khảnăng tự học.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy học phân hóa trong dạy học Địa lý, chú ý đến vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, chỉ đạo GV trong quá trình DH phải chú trọng đến mặt bằng chung của lớp đểđảm bảo kiến thức đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trà nhưng cũng chú ý giúp đỡ những HS yếu tiến bộ và HS giỏi phát huy năng lực vượt trội hơn.

Khuyến khích GV đa dạng hoá các hình thức tổ chức DH trong lớp, ngoài lớp, trên phòng thí nghiệm, ngoài thực địa... để gắn lý thuyết với thực tiễn sinh động.

Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả môn học theo kế hoạch đã xây dựng.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa lý theo chương trình ph thông mi trường Trung hc ph thông

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 33)