Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo

mi trường Trung hc ph thông

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên môn Địa lý về chương trình giáo dục THPT 2018 và chương trình dạy học môn Địa lý để họ tổ chức thực hiện hoạt động dạy học và quản lý dạy học môn Địa lý chất lượng, hiệu quả như mục tiêu đã xây dựng đó là hình thành được 5 phẩm chất nhân cách cơ bản, các năng lực chung và năng lực cốt lõi của môn Địa Lý.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện i) Nội dung biện pháp

Giúp gáo viên nhận diện được cách tiếp cận, mục tiêu nội dung chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 là cách tiếp cận năng lực học sinh do đó từ khâu thiết kế dạy học đến khâu phát triển chương trình giáo dục nhà trường và tổ chức quá trình dạy học cũng như đánh giá kết quả dạy học đều phải dựa theo tiếp cận năng lực, phẩm chất học sinh.

Nâng cao nhận thức và năng lực nhận biết về những điểm mới về của Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí năm 2018 so với chương trình môn Địa lí năm 2006 cho cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên Địa Lý đó là sự thay đổi các mạch nội dung kiến thức Địa lý lớp 10, Địa lý lớp 11 và lớp 12; Sự khác nhau về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Địa lý và các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học theo yêu cầu của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018: Năng lực lập kế hoạch giáo dục nhà trường và kế hoạch dạy học môn Địa Lý theo chủ đề tích hợp liên môn, nội môn; Kế hoạch dạy học Địa Lý tại hiện trường theo chủ đề trải nghiệm; chủ đề tự chọn theo định hướng nghề nghiệp của học sinh; kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nâng cao năng lực tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Địa lý theo chương trình giáo dục 2018: Nâng cao năng lực thiết kế bài học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Địa Lý; năng lực vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp kỹ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành phẩm chất, năng lực học sinh thông qua dạy học môn Địa Lý; Năng lực thiết kế công cụ để đánh giá phẩm chất năng lực học sinh thông qua đánh giá kết quả môn học.

Nâng cao năng lực lập kế hoạch giáo dục và quản trị dạy học nói chung và quản lý trị dạy học môn Địa lý nói riêng cho Hiệu trưởng trường THPT.

ii) Cách thực hiện biện pháp

Tổ chức quán triệt về chủ trương triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục THPT nói chung và chương trình môn học nói riêng tới tất cả cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường.

Hiệu trưởng giao nhiệm vụ và chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn triển khai tự nghiên cứu chương trình giáo dục THPT 2018 và chương trình dạy học môn Địa lý 2018 làm rõ các nội dung cơ bản sau đây:

Mục tiêu của chương trình tổng thể, chương trình cấp THPT và chương trình môn Địa Lý.

Cách tiếp cận chương trình tổng thể, chương trình cấp THPT và chương trình môn Địa Lý.

Làm rõ nội dung kiến thức cơ bản, các mạch nội dung kiến thức của môn Địa lý cấp THPT và xác định nội dung chuyên đề cần bồi dưỡng cho giáo viên Địa Lý nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình môn học: Năng lực thiết kế hệ thốngbài tập thực hành địa lý tự nhiên đại cương; Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế (So sánh được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), GDP và GNI bình quân đầu người; Liên hệ với một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế ởđịa phương).Nội dung về tăng trưởng xanh (Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh; Liên hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh tại địa phương). Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho giáo viên Địa Lý một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn số vấn đề toàn cầu hóa (dân cư, dân tộc, tôn giáo, vấn đề môi trường, sự chênh lệch về kinh tế xã hội giữa các nhóm nước, vai trò, đặc điểm của một số tổ chức kinh tế trên thế giới…). Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của một số khu vực và quốc gia tiêu biểu trên thế giới, (nhằm bổ sung thêm cho các nội dung liên quan đến các bài học). Các nội dung về giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam; Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội và thách thức với các nước trên thế giới; Tổ chức lãnh thổ các ngành, các vùng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT qua môn Địa lí,…

Để nâng cao chất lượng dạy học Địa Lý theo chương trình mới, Hiệu trưởng cần quan tâm tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên: Các phương pháp dạy học tích cực; Giáo dục giá trị di sản qua môn Địa lí; Giáo dục chủ quyền biển đảo qua môn địa lí; Tuyên truyền và giáo dục luật giao thông qua môn Địa lí theo hình thức nghiên cứu bài học, phát triển môi trường học tập theo cộng đồng nghề nghiệp giáo viên thuộc cụm trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

Bồi dưỡng cho giáo viên Địa lí các hình thức tổ chức dạy học thực hiện chương trình tổng thể, chương trình cấp THPT và chương trình môn Địa Lý: Kết hợp đa dạng các hình thức dạy học tăng cường dạy học trải nghiệm và tự học của học sinh.

Hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình tổng thể, chương trình cấp THPT và chương trình môn Địa Lý: Bồi dưỡng kỹ thuật biên soạn ngân hàng câu hỏi đánh giá theo tiếp cận năng lực học sinh; ra đề thi gắn với bối cảnh đểđánh giá năng lực học sinh vv…

Điều kiện để triển khai thực hiện chương trình tổng thể, chương trình cấp THPT và chương trình môn Địa Lý: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục và quản lý học sinh của giáo viên phải được nâng cao; các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ phòng học, thực hành, thí nghiệm trong dạy học Địa lí.

Hiệu trưởng lập danh sách cử giáo viên đi tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình dạy học môn Địa lý 2018.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hiệu trưởng phối hợp với Hiệu trưởng liên trường tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà cho giáo viên dạy học môn Địa Lý và các môn học khác.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ/ nhóm chuyên môn Xã hội thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tập trung nghiên cứu bài dạy tích hợp chủ đề liên môn, bài dạy các chủ đề tự chọn định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo chương trình THPT mới để tìm ra cách dạy hay nhất, hập dẫn nhất đối với học sinh nâng cao hiệu quả dạy học và hoàn thiện năng lực giáo viên.

Tổ chức các Hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn học Địa Lý 2018 nhằm tạo môi trường để giáo viên nâng cao nhận thức về chương trình 2018 và năng lực tổ chức thực hiện chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực để thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù của môn học.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thay đổi được nhận thức, năng lực của giáo viên về chương trình dạy học mới trước tiên phải thay đổi nhận thức của chính bản thân cán bộ quản lý, Hiệu trưởng phải gương mẫu đi đầu và là người dẫn dắt nhà trường thực hiện đổi mới chương trình dạy học. Do đó, đòi hỏi mỗi CBQL phải có nhận thức, nghiên cứu, và học tập một cách nghiêm túc về chương trình dạy học nói chung và chương trình của từng môn học nói riêng theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT, trên cơ sở đó CBQL mới có thể có đủ năng lực để nâng cao nhận thức cho giáo viên dạy môn Địa lý nâng cao năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Mỗi giáo viên dạy môn Địa lý cần có ý thức động cơ đúng đắn khi tham gia các hoạt động bồi dưỡng, thảo luận, hội thảo, thăm lớp dự giờ để có cách nhìn đúng về dạy học môn Địa lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT. Đồng thời phải tích cực tự bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực dạy học bộmôn do nhà trường phân công phụ trách.

Nhà trường phải có nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng của cán bộ quản lý và hoạt động bồi dưỡng của giáo viên. Có cơ chế thi đua, khen thưởng rõ ràng nhằm tạo động lực cho những giáo viên tích cực tự học và đổi mới, sáng tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2. Phát triển chương trình và xây dựng kế hoch dy học môn Địa li theo định hướng phát triển năng học sinh các trường Trung hc ph thông

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 75)