8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Phát triển chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học môn Địa l
thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện các bước có tính chất nền tảng để đổi mới thành công chương trình giáo dục THPT năm 2022 và phát triển chương trình kế hoạch dạy học Địa lý hiện hành theo định hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp i) Nội dung thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn phối hợp với lãnh đạo trường xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học nhà trường nói chung và kế hoạch dạy học môn Địa lý nói riêng theo định hướng phẩm chất, năng lực học sinh.
Hiệu trưởng chỉđạo tổ chuyên môn Xã hội, nhóm Địa lý, Lịch sử tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để phát triển chương trình, kế hoạch dạy học theo định hướng phẩm chất, năng lực học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy học Địa lý địa phương theo định hướng phẩm chất, năng lực và định hướng nghề cho học sinh THPT.
ii) Cách thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên khoa học xã hội, giáo viên Địa lí tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa Địa lí hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục THPT hiện hành; điều chỉnh các nội dung để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; phát triển các nội dung học tập gắn với định hướng nghề và thực tiễn kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên căn cứ chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Địa li hiện hành, lựa chọn các chủ đề dạy học tích hợp, trải nghiệm gắn với thực địa, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa Địa lí hiện hành tương ứng với chủđề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho môn Địa lí và hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương tỉnh Bắc Ninh.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí theo các định hướng sau đây:
Chỉ đạo giáo viên tăng cường sử dụng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Địa lí; xây dựng kế hoạch bài học Địa lí theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học Địa lí thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học và tăng cường hoạt động học ngoài hiện trường.
Chỉ đạo giáo viên Địa lí chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới của môn Địa lí thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học Địa lí; Giáo viên dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình đểcó cơ hội thể hiện kiến thức, năng lực phẩm chất cá nhân; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng, biết điểm mạnh, điểm yếu để có kế hoạch tự rèn luyện.
Hiệu trưởng nhà trường chỉđạo tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn bài tập, câu hỏi môn Địa lí vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹnăng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn hướng dẫn giáo viên Địa lí thực hiện đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Địa lí đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động học môn Địa lí của học sinh ở trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập môn Địa lí của học sinh; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thực địa môn Địa lí; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập môn Địa lí. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành môn Địa lí.
Hiệu trưởng trường THPT cần tổ chức Hội đồng giáo dục nhà trường nghiên cứu, xem xét, góp ý kế hoạch giáo dục của nhà trường nói chung và kế hoạch dạy học môn Địa lí nói riêng để thống nhất trong quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; định hướng triển khai thực hiện chương trình dạy học 2018, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; quản lý hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học môn Địa lí theo các quy định hiện hành và kế hoạch giáo dục của nhà trường; Hiệu trưởng trường THPT cần chú trọng các biện pháp có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo và khuyến khích giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, đổi mới, sáng tạo trong dạy học Địa lí. Các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra của Hiệu trưởng phải dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch dạy học môn Địa lí.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ/ nhóm chuyên môn tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn Xã hội/ Địa lí dựa trên nghiên cứu bài học. Chỉ đạo giáo viên Địa lí tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học môn Địa lí, hoạt động giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn kết quả học tập môn Địa lí của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn Xã hội/ Địa lí tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường theo cụm trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên mạng "Trường học kết nối".
Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động dạy học theo kế hoạch và các quy định hiện hành; có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai các quy định về thực hiện chương trình; dạy thêm, học thêm; kiểm tra, đánh giá.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng trường THPT phải có năng lực xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học nói chung và kế hoạch dạy học môn Địa lí của nhà trường nói riêng.
Hiệu trưởng phải nắm vững chương trình và kế hoạch dạy học môn Địa lí ở trường THPT để có biện pháp tổ chức, chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên phù hợp với thực tế.
Tổ trưởng/ Nhóm trưởng chuyên môn Xã hội/ Địa lí phải có năng lực tư vấn, tham mưu cho Hiệu trưởng trong xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học Địa lí ởtrường THPT.
Giáo viên Địa lí phải nắm vững chương trình dạy học bộ môn, chủđộng tự giác tích cực tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học bộ môn theo các nội dung: kế hoạch dạy học lý thuyết; kế hoạch dạy học chuyên đề tự chọn Địa lí; kế hoạch dạy học chủđề tích hợp liên môn, nội môn.
Nhà trường THPT có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình dạy học môn Địa lí theo định hướng đổi mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa li theo định hướng phát triển năng học sinh ở các trường