Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2.Yếu tố chủ quan

i) Năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường

Cán bộ quản lý nhà trường phải nắm vững nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình dạy học môn Địa lý, những điểm mới của chương trình và những điểm cần lưu ý khi triển khai tổ chức đổi mới thực hiện chương trình và quản lý thực hiện chương trình dạy học mới.

Hiệu trưởng phải tâm huyết với nghề với sự đổi mới giáo dục và đổi mới của giáo viên là người khởi xướng là người dẫn đầu trong công cuộc đổi mới để lãnh đạo quản lý sự thay đổi của nhà trường THPT nói chung và quản lý sự thay đổi của dạy học địa lý nói riêng.

Tổ trưởng chuyên môn là người có ảnh hưởng trực tiếp tới sự đổi mới của hoạt động dạy học môn Địa lý do đó Tổ trưởng chuyên môn phải là người nắm vững chương trình và quản lý sự thay đổi của hoạt động dạy học môn Địa lý ởtrường THPT.

ii) Năng lực dạy học của giáo viên

Giáo viên phải có nhận thức đúng về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, loại trừ tư tưởng môn chính môn phụ trong dạy học; nắm vững chương trình dạy học môn Địa lý, xác định rõ mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình và những điểm mới của chương trình dạy học; Những yêu cầu về năng lực đối với giáo viên từ đó chủ động hoàn thiện năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình dạy học Địa lý.

Nếu đội ngũ GV thiếu, không đảm bảo cơ cấu, trình độ, năng lực dạy học thì sẽ khó khăn trong thực hiện đổi mới day học theo hướng phát triển năng lực. Do đó CBQL cần chú ý trong xây dựng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu năng lực dạy học thực hiện nhiệm vụ DH theo chương trình mới.

iii) Tính tự giác, tích cực học tập của học sinh

Tính tự giác, tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy học Địa lý ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của quản lý dạy học Địa lý vì vậy nếu các biện pháp quản lý dạy học Địa lý có tác dụng tạo động lực cho học sinh tự giác, tích cực, chủ động đổi mới dạy học sẽ góp phần thực hiện thành công đổi mới chương trình dạy học Địa lý theo chương trình phổ thông mới 2018.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Kết luận chương 1

Dạy học Địa lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới là một quá trình trong đó dưới vai trò tổ chức, chỉđạo, hướng dẫn của giáo viên Địa lý học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức hoạt động học tập nhằm thực hiện mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực chung và năng lực địa lý đặc thù cho học sinh THPT. Nội dung dạy học Địa lý được thiết kế theo các mạch nội dung kiến thức địa lý tự nhiên; địa lý thế giới và địa lý Việt Nam,... Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Địa lý và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học được thực hiện theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

Quản lý dạy học Địa lý theo chương trình giáo dục phổthông 2018 được tiến hành bởi thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý bao gồm: (1) lập kế hoạch dạy học Địa lý theo các nội dung dạy lý thuyết địa lý; dạy tích hợp liên môn, dạy trải nghiệm địa lý tại thực địa; dạy chuyên đề địa lý theo định hướng nghề nghiệp,... (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học Địa lý như thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch, bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; phân công nhiệm vụ giảng dạy; xây dựng cơ chế phối hợp để tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để dạy theo chủ đề tích hợp; dạy trải nghiệm; dạy chuyên đề; bồi dưỡng học sinh giỏi; ông thi THPT quốc gia... (3) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học Địa lý và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Quản lý dạy học môn Địa lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan trong đó nhân tố chủ quan là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH 2.1. Khái quát về giáo dục thành phố Bắc Ninh

2.1.1. Khái quát giáo dc thành ph Bc Ninh, tnh Bc Ninh

Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía nam, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía bắc có diện tích 82,6 km², là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Dân số: khoảng 199.000 người (2019) với diện tích: 82,60 km2.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội của thành phố ngày càng được quan tâm và có bước phát triển mới. Mạng lưới các trường THPT trên địa bàn thành phố đến năm học 2019-2020 là 8 trường, trong đó có 6 trường công lập (Trường THPT chuyên Bắc Ninh, trường THPT Hàn Thuyên, trường THPT Lý Nhân Tông, trường THPT Hoàng Quốc Việt, trường THPT Lý Thường Kiệt, trường THPT Hàm Long) và 2 trường tư thục (trường THPT Nguyễn Du, trường phổ thông liên cấp quốc tế Kinh Bắc).

Trong những năm qua, giáo dục THPT của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nói chung và chất lượng giáo dục môn Địa lí nói riêng đã có bước phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định và từng bước nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng cao dần qua các năm. Giáo viên và cán bộ quản lý các trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Chất lượng mũi nhọn cũng bước đầu phát triển. Năm học 2018 - 2019, có tổng số 9 giải học sinh giỏi môn Địa lí, chưa có giải học sinh giải quốc gia môn học này. Giáo dục mũi nhọn môn Địa lí tập trung chủ yếu ở trường THPT Chuyên và các trường THPT trên địa bàn thành phố. Trong số 9 giải học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giỏi cấp tỉnh môn Địa lí thì có 7 giải của học sinh trường THPT Chuyên và 02 giải của học sinh trường THPT Hàn Thuyên.

Để đáp ứng cao hơn nữa yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, giáo dục THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cần phải nỗ lực không ngừng trong nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.

2.1.2. T chc kho sát

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá đúng thực trạng dạy học Địa lý và thực trạng quản lý dạy học Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân của thực trạng là cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Địa lí theo chương trình giáo dục 2018 một cách hiệu quả nâng cao chất lượng thực hiện chương trình dạy học mới.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát

30 cán bộ QL cấp trường và cấp SởGD & ĐT: 5 cán bộ quản lý cấp sở; 25 cán bộ quản lý cấp trường từ nhóm trưởng chuyên môn, tổ trưởng; phó hiệu trưởng và hiệu trưởng của các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

30 GV Địa lí, các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng dạy học môn Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực trạng quản lý dạy học môn Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu khảo sát

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp với nghiên cứu sản phẩm và phỏng vấn.

Xử lý số liệu:

Các tiêu chí được đánh giá theo mức từ 1 đến 5 tương ứng với từng mức độ: Kém; yếu; trung bình; khá; tốt hoặc không thực hiện; ít khi thực hiện; thực hiện không thường xuyên; Thực hiện thường xuyên; rất thường xuyên,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Điểm trung bình Mức đánh giá

1.00 - 1.80 Kém (K)/Chưa thực hiện/Không ảnh hưởng 1.81 - 2.60 Yếu (Y)/Ít khi thực hiện/Ít ảnh hưởng

2.61 - 3.40 Trung bình (TB)/Chưa thực hiện thường xuyên/ Ảnh hưởng nhưng không nhiều

3.41 - 4.20 Khá (K)/Thường xuyên/Ảnh hưởng 4.21 - 5.00 Tốt (T)/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng

2.2. Thực trạng dạy học môn Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởcác trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh mới ởcác trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. S khác bit gia mc tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Địa lý hin hành với chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học phổ thông hành với chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học phổ thông

i) V mc tiêu

Chương trình môn Địa lí "góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Phát triển phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực địa lí như: nhận thức khoa học địa lí (nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí); tìm hiểu địa lí (sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập thực địa); vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn). Các năng lực này được hình thành và phát triển thông qua việc trang bị những kiến thức về địa lí đại cương, địa lí kinh tế - xã hội thế giới, địa lí Việt Nam và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.

Mục tiêu của CT môn Địa lí trong chương trình GD phổ thông mới nhấn mạnh đến việc hình thành phẩm chất và năng lực, đặc biệt chỉ rõ những phẩm chất và năng lực cần được phát triển và hoàn thiện thông qua các nội dung và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn phương pháp giáo dục. Đây là hướng tiếp cận hoàn toàn mới so với CT môn Địa lí hiện hành, tiếp cận dạy học theo định hướng năng lực; trong khi CT hiện hành xác định mục tiêu theo hướng tiếp cận dạy học định hướng nội dung.

ii) V ni dung

Nhận xét chung: chương trình môn học có nội dung gắn với mỗi cấp học và những yêu cầu cần đạt cụ thể. Chương trình tập trung phát triển năng lực học sinh. Việc dạy và học theo hướng phát triển năng lực học sinh thì việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng được chuyển đổi theo hướng chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức làm trung tâm của việc đánh giá.

* Địa lí lp 10

Chương trình Địa lý lớp 10 mới xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, căn cứ vào các năng lực cần đạt để lựa chọn nội dung kiến thức cần dạy trong chương trình. Chương trình mới chú trọng thực hành, tăng cường thời lượng thực hành lên thành 50% thời gian thực học của học sinh. Chú trọng định hướng nghề nghiệp, coi trọng việc tích hợp nội môn và liên môn nhằm giúp HS phát triển toàn diện các năng lực chuyên môn.

(+) Điểm mi và khác bit v ni dung, c th:

- Phần Địa lí tự nhiên lớp 10:

+ Nội dung sử dụng bản đồ: Đã có giảm tải (bỏ phần các phép chiếu hình). Chú trọng vào các các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và phương pháp sử dụng bản đồ. Thêm phần ứng dụng GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) thay vì ứng dụng Viễn thám và GIS như trước đây.

+ Phần Địa lý tự nhiên: Trái Đất: Đã có sự thay đổi về cấu trúc các chương và các bài. Lược bỏ phần vũ trụ và hệ Mặt trời (vì đã học ở lớp 6).

+ Một số nội dung đã có giảm tải lý thuyết, tăng phần thực hành phân tích bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu về các yếu tố của khí quyển, tăng phần áp dụng và liên hệ thực tiễn, phân tích sơ đồ, bản đồ (Khí quyển, Thủy quyển).

- Nội dung Thổ nhưỡng quyển và sinh quyển: Tăng thêm phần liên hệ thực tế đất và sinh vật ở địa phương. Nội dung Một số quy luật của vỏ địa lý: Chú trọng áp dụng và liên hệ thực tếởđịa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Phần Địa lí kinh tế - xã hội lớp 10, chủ yếu dựa trên phần kiến thức cơ bản của chương trình hiện hành gồm Địa lí dân cư; Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế; Địa lí các ngành kinh tế; Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, có điểm mới là ghi rõ nội dung cụ thể và làm rõ các yêu cầu cần đạt đối với học sinh.

+ Chương trình mới bổ sung chi tiết phần Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế, So sánh được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), GDP và GNI bình quân đầu người; Liên hệ được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế ởđịa phương.

+ Bổ sung nội dung mới: Tăng trưởng xanh: Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh; Liên hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh tại địa phương. Phần Đô thị hóa tách riêng thành 1 chuyên đề và cụ thể hóa nội dung, yêu cầu cần đạt về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.

+ Bổ sung chuyên đề Phương pháp viết báo cáo địa lí, hướng dẫn học sinh chi tiết phương pháp để hoàn thiện một báo cáo địa lí một cách tuần tự.

* Địa lí lp 11

Chương trình mới có thêm các chuyên đề mà chương trình cũ không có, (3 chuyên đề, với 7 nội dung), có định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua chuyên đề. Cách tiếp cận nội dung so với chương trình cũ, chương trình mới có các nội dung bổ sung

(+) Điểm mi và khác bit v ni dung, c th:

- Nội dung 1: Phần “Một số vấn đề về KTXHTG” chỉ chia làm 3 nội dung chính: Sự khác biệt nhóm nước; Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế và an ninh toàn cầu; Nền Kinh tế tri thức. Bổ sung thêm:

+ Một số tổ chức khu vực và trên thế giới + Vấn đề an ninh toàn cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Nội dung 2: Địa lí khu vực và quốc gia: Có sự lựa chọn 4 khu vực tiêu biểu: Mỹla tinh, EU, Đông Nam Á, Tây Nam Á và có bài tập trọng tâm vềđiển

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 35)