Sự khác biệt giữa mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Địa

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Sự khác biệt giữa mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Địa

hành với chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học phổ thông

i) V mc tiêu

Chương trình môn Địa lí "góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Phát triển phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực địa lí như: nhận thức khoa học địa lí (nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí); tìm hiểu địa lí (sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập thực địa); vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn). Các năng lực này được hình thành và phát triển thông qua việc trang bị những kiến thức về địa lí đại cương, địa lí kinh tế - xã hội thế giới, địa lí Việt Nam và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.

Mục tiêu của CT môn Địa lí trong chương trình GD phổ thông mới nhấn mạnh đến việc hình thành phẩm chất và năng lực, đặc biệt chỉ rõ những phẩm chất và năng lực cần được phát triển và hoàn thiện thông qua các nội dung và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn phương pháp giáo dục. Đây là hướng tiếp cận hoàn toàn mới so với CT môn Địa lí hiện hành, tiếp cận dạy học theo định hướng năng lực; trong khi CT hiện hành xác định mục tiêu theo hướng tiếp cận dạy học định hướng nội dung.

ii) V ni dung

Nhận xét chung: chương trình môn học có nội dung gắn với mỗi cấp học và những yêu cầu cần đạt cụ thể. Chương trình tập trung phát triển năng lực học sinh. Việc dạy và học theo hướng phát triển năng lực học sinh thì việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng được chuyển đổi theo hướng chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức làm trung tâm của việc đánh giá.

* Địa lí lp 10

Chương trình Địa lý lớp 10 mới xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, căn cứ vào các năng lực cần đạt để lựa chọn nội dung kiến thức cần dạy trong chương trình. Chương trình mới chú trọng thực hành, tăng cường thời lượng thực hành lên thành 50% thời gian thực học của học sinh. Chú trọng định hướng nghề nghiệp, coi trọng việc tích hợp nội môn và liên môn nhằm giúp HS phát triển toàn diện các năng lực chuyên môn.

(+) Điểm mi và khác bit v ni dung, c th:

- Phần Địa lí tự nhiên lớp 10:

+ Nội dung sử dụng bản đồ: Đã có giảm tải (bỏ phần các phép chiếu hình). Chú trọng vào các các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và phương pháp sử dụng bản đồ. Thêm phần ứng dụng GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) thay vì ứng dụng Viễn thám và GIS như trước đây.

+ Phần Địa lý tự nhiên: Trái Đất: Đã có sự thay đổi về cấu trúc các chương và các bài. Lược bỏ phần vũ trụ và hệ Mặt trời (vì đã học ở lớp 6).

+ Một số nội dung đã có giảm tải lý thuyết, tăng phần thực hành phân tích bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu về các yếu tố của khí quyển, tăng phần áp dụng và liên hệ thực tiễn, phân tích sơ đồ, bản đồ (Khí quyển, Thủy quyển).

- Nội dung Thổ nhưỡng quyển và sinh quyển: Tăng thêm phần liên hệ thực tế đất và sinh vật ở địa phương. Nội dung Một số quy luật của vỏ địa lý: Chú trọng áp dụng và liên hệ thực tếởđịa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Phần Địa lí kinh tế - xã hội lớp 10, chủ yếu dựa trên phần kiến thức cơ bản của chương trình hiện hành gồm Địa lí dân cư; Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế; Địa lí các ngành kinh tế; Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, có điểm mới là ghi rõ nội dung cụ thể và làm rõ các yêu cầu cần đạt đối với học sinh.

+ Chương trình mới bổ sung chi tiết phần Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế, So sánh được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), GDP và GNI bình quân đầu người; Liên hệ được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế ởđịa phương.

+ Bổ sung nội dung mới: Tăng trưởng xanh: Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh; Liên hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh tại địa phương. Phần Đô thị hóa tách riêng thành 1 chuyên đề và cụ thể hóa nội dung, yêu cầu cần đạt về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.

+ Bổ sung chuyên đề Phương pháp viết báo cáo địa lí, hướng dẫn học sinh chi tiết phương pháp để hoàn thiện một báo cáo địa lí một cách tuần tự.

* Địa lí lp 11

Chương trình mới có thêm các chuyên đề mà chương trình cũ không có, (3 chuyên đề, với 7 nội dung), có định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua chuyên đề. Cách tiếp cận nội dung so với chương trình cũ, chương trình mới có các nội dung bổ sung

(+) Điểm mi và khác bit v ni dung, c th:

- Nội dung 1: Phần “Một số vấn đề về KTXHTG” chỉ chia làm 3 nội dung chính: Sự khác biệt nhóm nước; Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế và an ninh toàn cầu; Nền Kinh tế tri thức. Bổ sung thêm:

+ Một số tổ chức khu vực và trên thế giới + Vấn đề an ninh toàn cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Nội dung 2: Địa lí khu vực và quốc gia: Có sự lựa chọn 4 khu vực tiêu biểu: Mỹla tinh, EU, Đông Nam Á, Tây Nam Á và có bài tập trọng tâm vềđiển hình của khu vực (braxin, Đức, Asean…). Các quốc gia cụ thể chọn: Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Oxtraylia, CH Nam Phi. Cụ thể:

- Bổ sung thêm hai quốc gia: Brasil, cộng hòa Nam Phi, chương trình cũ không có.

- Liên minh châu Âu bổ sung thêm: Một liên kết kinh tế khu vực lớn, vị thế của khu vực trong nền kinh tế thế giới.

- Khu vực Tây Nam Á tiếp cận theo hướng mới là: vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội, kinh tế, vấn đề dầu mỏ.

- Liên Bang Nga bổ sung thêm công nghiệp khai thác dầu khí.

- Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bổ sung thêm: Sựthay đổi của nền kinh tế. - Australia (Ô-xtrây-li-a): Bỏ tự nhiên dân cư và xã hội, chỉ có nội dung kinh tế.

* Địa lí lp 12

Nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục được xác định trong CT địa lí lớp 12 mới góp phần hình thành, phát triển ở học sinh đầy đủ các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; hình thành, phát triển ở học sinh tất cả các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua nội dung môn học và hoạt động giáo dục của lớp 12, bao gồm: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất và các năng lực chuyên biệt khác.

(+) Điểm mi và khác bit v ni dung, c th

- Phần Địa lí tự nhiên: Tập trung vào 2 vấn đề quan trọng là: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm, gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống; Sự phân hóa đa dạng của nhiên nhiên.

- Phần địa lí dân cư: Nội dung về dân sốđã được tiếp cận ở góc độ khác, đó là: Thế mạnh và hạn chế về dân số và chiến lược phát triển dân số.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Phần địa lí các vùng kinh tế:

+ Các vấn đề được lựa chọn của một số vùng để đưa vào dạy, học đã có sự thay đổi: (1). Phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng Sông Hồng (CT cũ: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH); (2). Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ(CT cũ: Vấn đề Phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ); (3). Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ (CT cũ: Vấn đề Phát triển kinh tế - xã hội ở DHNTB); (4). Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ (CT cũ: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ). (5). Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (CT cũ; Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long).

+ Vùng Kinh tế trong điểm: Bổ sung vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Có 03 chuyên đề mới (trước đây không có chuyên đề nào). + Thiên tai và biện pháp phòng chống.

+ Phát triển vùng. + Phát triển làng nghề.

iii). Định hướng phương pháp và đánh giá (+) V phương pháp

CT mới có Định hướng cụ thể các năng lực. Tập trung thành các nhóm phương pháp: Nhóm Phát triển phẩm chất, nhóm năng lực chung, nhóm năng lực địa lí. Trong năng lực địa lí: Định hướng 3 năng lực: Tổ chức hoạt động; sử dụng công cụĐịa lí (bản đồ, át lát…); kỹ năng cập nhật thông tin, liên hệ thực tiễn. Tăng cường tự học, trải nghiệm. Tăng cường sử dụng các PPDH mang tính tích cực, PPDH đặc thù bộ môn.

(+) V đánh giá

Chú trọng đánh giá quá trình, năng lực của người học; Đa dạng hình thức đánh giá, tăng thời lượng thực hành. Có thêm hình thức đánh giá vấn đáp, quan sát thực hành, hồsơ học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.2. Thc trng ni dung dy học môn Địa lý đã triển khai theo định hướng chương trình giáo dc ph thông mi các trường Trung hc ph thông thành ph Bc Ninh, tnh Bc Ninh

Sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục và phụ 2 để khảo sát đánh giá thực trạng nội dung dạy học Địa lý đang triển khai ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, kết quả thu được ghi ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thực trạng nội dung dạy học môn Địa lý ở các trường

Trung học phổ thông thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Từ kết quả khảo sát cho thấy thực hiện theo công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo (4612 về phát triển chương trình dạy học theo định hướng

đổi mới và phát triển năng lực học sinh) các trường THPT đều đã thực hiện đúng theo chương trình sách giáo khoa hiện hành và thực hiện giảm tải chương trình dạy học môn Địa lý ở các nội dung theo sự chỉ đạo. Các kết quả khảo sát, đánh giá đều đạt ở mức tốt với 2 nội dung giảm tải:

Thực hiện giảm tải sử dụng bản đồ, lược bỏ phần vũ trụ.

Nội dung dạy học thực hiện Mức độ thực hiện

ĐTB Thứ bậc

5 4 3 2 1 1.Dạy theo chương trình sách giáo khoa

hiện hành của môn học 45 8 7 0 0 4,63 1 2. Thực hiện giảm tải sử dụng bản đồ,

lược bỏ phần vũ trụ 40 15 4 1 0 4,57 2

3. Bổ sung thêm phần ứng dụng GPS 11 10 9 16 14 2.80 5 4. Giảm tải phần lý thuyết, tăng phần áp

dụng và liên hệ thực tiễn, phân tích sơ đồ, bản đồ

30 17 7 4 2 4,22 3

5. Bổ sung chuyên đề Phương pháp viết

báo cáo địa lí 15 10 5 16 14 2,93 4

6. Bổ sung một số nội dung Địa lý kinh tế 9 7 14 16 14 2.68 7 7. Bổsung 3 chuyên đề tự chọn 8 10 14 16 12 2,77 6 8. Các nội dung khác 5 10 11 10 24 2,37 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Giảm tải phần lý thuyết, tăng phần áp dụng và liên hệ thực tiễn, phân tích sơ đồ, bản đồ.

Tuy nhiên phần bổ sung những kiến thức mới và các chuyên đề chưa được cán bộ quản lý và giáo viên Địa lý đánh giá cao về quá trình tổ chức thực hiện mà chỉđánh giá ở mức đạt kết quảtrung bình đó là:

Bổ sung thêm phần ứng dụng GPS; Bổ sung chuyên đề Phương pháp viết báo cáo địa lí; Bổ sung một số nội dung Địa lý kinh tế; Bổ sung 3 chuyên đề tự chọn.

Trao đổi với giáo viên N. T. L, trường THPT Lý Thường Kiệt thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho thấy giáo viên còn tỏ ra lúng túng khi triển khai các nội dung trên, nguyên nhân một phần là do nội dung kiến thức mới, một phần chưa được tập huấn đại trà mà Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bắc Ninh mới chỉ tập huấn giáo viên cốt cán; mặt khác tư duy cũ, thói quen cũ vẫn hàng ngày, hàng giờ chi phối nhận thức và cách làm của giáo viên.

Nhận xét chung: Theo định hướng chương trình dạy học Địa lý 2018 các nội dung giảm tải đã được giáo viên thực hiện tốt tuy nhiên nhiều nội dung mới cần bổ sung chưa được giáo viên triển khai tốt đây là nội dung cần quan tâm trong công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên dạy Địa lý ở các trường THPT.

2.2.3. Phương pháp, hình thức t chc dy học môn Địa lý theo chương trình giáo dc ph thông mi các trường Trung hc ph thông thành ph Bc Ninh, tnh Bc Ninh

2.2.3.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Địa lí theo chương

trình giáo dục phổ thông mới ởcác trường Trung học phổ thông thành phố Bắc

Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng những phương pháp dạy học môn Địa lí ở các trường Trung học phổ thông thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều tra khảo sát trên 30 giáo viên Địa lí và 30 cán bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn quản lý tại 8 trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh tại câu hỏi số 2 phần phụ lục 1. Kết quảthu được như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Địa lí

theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Phương pháp dạy học thực hiện Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc 5 4 3 2 1 1. Phương pháp thuyết trình 49 8 3 0 0 4,77 1 2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 40 15 4 1 0 4,57 2 3. Phương pháp thảo luận 38 18 2 1 1 4,52 3 4. Phương pháp dạy học trực quan 30 17 7 4 2 4,22 4 5. Phương pháp dạy học dự án 10 13 15 12 10 3.02 9 6. Phương pháp dạy học theo tình huống 10 25 12 8 5 3,45 6 7. PPDH thực hành thí nghiệm, trải nghiệm 10 20 10 9 11 3.15 8

8. Phương pháp báo cáo 19 15 8 12 6 3,48 5

9. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 5 10 11 10 24 2,37 10

10. Các phương pháp khác 16 11 20 4 9 3,35 7

Qua bảng số liệu cho thấy: Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí GV sử dụng phương pháp thuyết trình (ĐTB = 4,77), phương pháp giảng dạy trực

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 65)