8. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Khái quát giáo dục thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía nam, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía bắc có diện tích 82,6 km², là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Dân số: khoảng 199.000 người (2019) với diện tích: 82,60 km2.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội của thành phố ngày càng được quan tâm và có bước phát triển mới. Mạng lưới các trường THPT trên địa bàn thành phố đến năm học 2019-2020 là 8 trường, trong đó có 6 trường công lập (Trường THPT chuyên Bắc Ninh, trường THPT Hàn Thuyên, trường THPT Lý Nhân Tông, trường THPT Hoàng Quốc Việt, trường THPT Lý Thường Kiệt, trường THPT Hàm Long) và 2 trường tư thục (trường THPT Nguyễn Du, trường phổ thông liên cấp quốc tế Kinh Bắc).
Trong những năm qua, giáo dục THPT của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nói chung và chất lượng giáo dục môn Địa lí nói riêng đã có bước phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định và từng bước nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng cao dần qua các năm. Giáo viên và cán bộ quản lý các trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Chất lượng mũi nhọn cũng bước đầu phát triển. Năm học 2018 - 2019, có tổng số 9 giải học sinh giỏi môn Địa lí, chưa có giải học sinh giải quốc gia môn học này. Giáo dục mũi nhọn môn Địa lí tập trung chủ yếu ở trường THPT Chuyên và các trường THPT trên địa bàn thành phố. Trong số 9 giải học sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giỏi cấp tỉnh môn Địa lí thì có 7 giải của học sinh trường THPT Chuyên và 02 giải của học sinh trường THPT Hàn Thuyên.
Để đáp ứng cao hơn nữa yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, giáo dục THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cần phải nỗ lực không ngừng trong nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.