Giám sát,đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa l

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Giám sát,đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa l

thành ph Bc Ninh, tnh Bc Ninh

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm đánh giá khách quan chất lượng hoạt động dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh, dựa trên hợp đồng chất lượng được xây dựng. Cụ thể:

- Giúp cho cán bộ quản lý nhà trường đánh giá khách quan chất lượng dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tạo động lực cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực.

- Từng bước khắc phục những hạn chế, thiếu sót ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Có kế hoạch điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch dạy học.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện i) Nội dung biện pháp

Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Kế hoạch kiểm tra thực hiện hoạt động dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải xác định rõ ràng mục đích yêu cầu kiểm tra (kiểm tra nhằm mục đích gì?); nội dung kiểm tra (kiểm tra cái gì?); phương pháp kiểm tra (kiểm tra bằng cách nào?) và lực lượng kiểm tra?

* Xây dựng hệ thống các tiêu chí kiểm tra - đánh giá việc thực hiện hợp đồng chất lượng dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường. Hệ thống các tiêu chí có thể chia ra nhiều nhóm tiêu chí cụ thể:

- Nhóm tiêu chí “Kế hoạch dạy học”: Kế hoạch dạy học được thiết kế từ tổng quan đến chi tiết: theo từng năm học, học kỳ, tháng, tuần; Kế hoạch dạy học dự kiến được một cách rõ ràng các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Địa lí cần hình thành ở học sinh; Kế hoạch dạy học có độ linh hoạt; Kế hoạch dạy học coi trọng các hoạt động thí nghiệm, thực hành, vận dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn kiến thức, giải quyết vấn đề... đặc trưng của môn Địa lí; Kế hoạch dạy học dành thời gian thích hợp cho các hoạt động độc lập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh.

- Nhóm tiêu chí “Nội dung dạy học”: Nội dung dạy học đảm bảo sự tiến bộ không ngừng của học sinh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình học tập; Nội dung dạy học gắn liền với cuộc sống hàng ngày của học sinh; Nội dung dạy học giúp học sinh biết vận dụng kiến thức ở các mức độ khác nhau.

- Nhóm tiêu chí “Phương pháp dạy học”: Phương pháp dạy học giúp học sinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹnăng, phát triển năng lực; phương pháp dạy học khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu; Phương pháp dạy học cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khảnăng của mỗi học sinh.

- Nhóm tiêu chí “Hình thức tổ chức dạy học”: Hình thức tổ chức dạy học trong và ngoài lớp đa dạng (giờ lên lớp; giờ thảo luận; giờ làm việc nhóm; giờ tự học, tự nghiên cứu...); Hình thức tổ chức dạy học được sử dụng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông.

- Nhóm tiêu chí “Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học”: Kiểm tra đánh giá dược đa dạng hóa bằng các phương pháp (quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm,trình diễn, dự án học tập, hồ sơ học sinh...). hình thức (đánh giá chuẩn đoán, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết), công cụ (câu hỏi phát vấn, đề kiểm tra, bài luận, báo cáo thực hành, mẫu biểu quan sát, tự đánh giá...).

ii) Cách thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng xây dựng cơ chếgiám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học theo CTGD THPT 2018, xây dựng lực lượng giám sát, đánh giá.

- Xác định các tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Địa lý và kiểm tra, rà soát việc thực hiện kế hoạch.

- Kiểm tra công tác phân công, phân nhiệm thực hiện kế hoạch dạy học, kiểm tra công tác bồi dưỡng năng lực cho giáo viên của tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Kiểm tra công tác chỉđạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích hợp, liên môn, trải nghiệm.

- Giám sát, đánh giá việc thực thi dạy học lý thuyết môn Địa lý, dạy học theo chủđề, dạy học tích hợp và dạy học tự chọn môn Địa lý theo chương trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giáo dục 2018 theo mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học.

- Sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng hợp đồng dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Phổ biến và hướng dẫn trưởng bộ môn Địa lí và các giáo viên Địa lí đánh giá chất lượng hợp đồng dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo hệ thống các tiêu chí đã xây dựng;

- Hiệu trưởng đánh giá chất lượng các hợp đồng dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo hệ thống tiêu chí;

- Công khai kết quả đánh giá chất lượng các hợp đồng dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Từng bước thực hiện cơ chế học sinh đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên Địa lí theo định hướng phát triển năng lực

Cơ chế này nhằm tìm hiểu thông tin giúp cán bộ quản lý có thêm cơ sở để nhận xét đánh giá về chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực giáo viên; tạo thêm một kênh thông tin giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của giáo viên trong việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực; tăng cường tinh thần, trách nhiệm của học sinh với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân, tạo diều kiện để học sinh được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện ý kiến về hoạt động giảng dạy của giáo viên.

Quy trình lấy ý kiến phải hồi từ học sinh với hoạt động giảng dạy môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực:

- Xác định mục đích yêu cầu của việc lấy ý kiến phản hồi từ học sinh với hoạt động giảng dạy môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực.

- Lựa chọn nội dung lấy ý kiến phản hồi từ học sinh với hoạt động giảng dạy môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Nhà trường phải có cơ chế giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng được đội ngũ giám sát, đánh giá có năng lực thực hiện mục tiêu giám sát, đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hệ thống văn bản chỉ đạo hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động KT- ĐG phải đầy đủ, đồng bộ, bao quát được các khâu của quá trình DH và KT- ĐG; xây dựng nội qui, qui chế chuyên môn chặt chẽ và khoa học. Phổ biến, học tập nội qui nghiêm túc, tổ chức cho GV và HS ký cam kết thực hiện. Đảm bảo đủ nguồn lực cho HĐDH hoạt động hiệu quả: Tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ, thiết bị DH, hạ tầng CNTT… Đội ngũ CBQL phải được trang bị kiến thức về QL HĐDH theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.5. Đảm bảo các điều kin dy học môn Địa lí theo định hướng phát trin phm chất, năng lực hc sinh các trường Trung hc ph thông thành ph

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 86)