Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 109)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 60 đối tượng được khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởcác trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh được tập hợp trong bảng 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý

hoạt động dạy học Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởcác trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

STT Biện pháp Tính khả thi Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi (3đ) Khả thi (2đ) Không khả thi (1 đ) 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình dạy học môn Địa Lí theo

chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học phổ thông

36 24 0 2,6 1

2

Phát triển chương trình và xây dựng kế

hoạch dạy học môn Địa li theo định

hướng phát triển năng học sinh ở các

trường Trung học phổ thông thành phổ

Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

25 30 5 2,33 5

3

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa li theo định hướng phát triển năng học sinh ở các trường Trung học phổ thông thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

31 29 0 2,52 2

4

Giám sát,đánh giá kết quả thực hiện kế

hoạch dạy học môn Địa li theo định

hướng phát triển năng học sinh ở các

trường Trung học phổ thông thành phố

Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

26 34 0 2,43 3

5

Đảm bảo các điều kiện dạy học môn Địa

lí theo định hướng phát triển năng học sinh ở các trường Trung học phổ thông thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:

So với đánh giá về sự cần thiết, đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất có phần thấp hơn.

Số ý kiến đánh giá từng giải pháp ở các mức độ khả thi cơ bản là tương đương nhau và có thể triển khai trong thực tiễn quản lý hoạt động dạy học Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Biện pháp có tỷ lệ đánh giá cao nhất về tính khả thi là “Tổ chức bồi

dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình dạy

học môn Địa Lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học phổ thông”. Tiếp đến là biện pháp “Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa li theo định hướng phát triển năng học sinh ở các trường Trung học phổ thông thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”. Biện pháp có tỷ lệ người đánh giá thấp về tính khả thi là “Phát triển chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học môn Địa li theo định hướng phát triển năng học sinh ở các trường Trung học phổ thông thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”.

Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và bảng 3.2, có thể đưa ra nhận xét chung: Xuất phát từ đặc điểm tình hình và điều kiện kinh tế của mỗi vùng miền có khác nhau, một số trường còn gặp nhiều khó khăn, song hầu hết đều đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đưa ra.

Để khẳng định tính khách quan, chúng tôi đã phỏng vấn một số CBQL và GV Địa lí tham gia khảo sát với câu hỏi: “Thầy/ cô đánh giá như thế nào nếu tiến hành các biện pháp quản lý trên tại nhà trường?”. Theo ý kiến của thầy giáo Nguyễn Văn Phú, Hiệu trưởng trường THPT Lý Thường Kiệt cho rằng các biện pháp này có thể thực hiện ngay tại nhà trường vì khá phù hợp và nếu thực hiện thì cũng sẽ có sự thay đổi nhất định về năng lực dạy học của giáo viên Địa lí và quản lý dạy học môn Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Như vậy có thể khẳng định, các biện pháp quản lý được đề xuất trong đề tài là có tính khả thi và có khả năng áp dụng trong thực tế các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý dạy học môn Địa lý ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và các nguyên tắc cần thiết khi đề xuất biện pháp quản lý dạy học. Tác giả luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp QLHĐ DH môn Địa lý theo chương trình giáo dục THPT theo chương tình 2018. Để nâng cao chất lượng DH môn Địa lý và QLHĐ DH Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp mà luận văn đề xuất. Các biện pháp này là:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL và GV về chương trình DH môn Địa Lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởtrường THPT.

- Phát triển chương trình và xây dựng kế hoạch DH môn Địa li theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch DH môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch DH môn Địa li theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Đảm bảo các điều kiện DH môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS ởcác trường THPT thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau đòi hỏi trong QLDH môn Địa lý theo chương trình giáo dục THPT mới, Hiệu trưởng phải thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đề xuất phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của các nhà trường trên địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở khẳng định các biện pháp quản lí nếu được áp dụng nghiêm túc sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới trong môn Địa lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Dạy học Địa lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới là một quá trình trong đó dưới vai trò tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên Địa lý, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức hoạt động học tập môn Địa lý nhằm thực hiện mục tiêu hình thành 5 phẩm chất, 3 năng lực chung và năng lực địa lý đặc thù cho học sinh THPT. Nội dung dạy học Địa lý được thiết kế theo các mạch nội dung kiến thức Địa lý tự nhiên; Địa lý thế giới và Địa lý Việt Nam,... Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Địa lý được đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động người học; phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Địa lý được thực hiện theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Quản lý dạy học Địa lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là quá trình thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý bao gồm: (1) lập kế hoạch dạy học Địa lý; (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học Địa lý; (3) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học Địa lý và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Quản lý dạy học môn Địa lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan trong đó nhân tố chủ quan là nhân tốảnh hưởng có tính chất quyết định.

Kết quả khảo sát thực trạng dạy học và thực trạng quản lý dạy học môn Địa lý ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục THPT mới cho thấy những hạn chế, bất cập về năng lực dạy học của giáo viên, hạn chế bất cập trong công tác lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học do ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan.

Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực trạng, tác giả luận văn đề xuất được các biện pháp quản lý dạy học môn Địa lý theo chương trình giáo dục THPT mới 2018 gồm các biện pháp sau đây:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình dạy học môn Địa Lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởtrường Trung học phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Phát triển chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học môn Địa li theo định hướng phát triển năng học sinh ở các trường Trung học phổ thông thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa li theo định hướng phát triển năng học sinh ở các trường Trung học phổ thông thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa li theo định hướng phát triển năng học sinh ở các trường Trung học phổ thông thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Đảm bảo các điều kiện dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng học sinh ở các trường Trung học phổ thông thành phổ Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm và khẳng định về mức độ cần thiết và tính khả thi có thể áp dụng vào thực tiễn trong quản lý dạy học Địa lý ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh. Các biện pháo đề xuất có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau đòi hỏi trong quản lý dạy học môn Địa lý theo chương trình giáo dục THPT mới, Hiệu trưởng phải thực hiện đồng bộ các biện pháp.

2. Khuyến nghị

2.1. Khuyến ngh vi S Giáo dc - Đào tạo tnh Bc Ninh

Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bắc Ninh cần triển khai tổ chức bồi dưỡng đại trà cho cán bộ quản lý và giáo viên Địa lý để nâng cao năng lực dạy học, quản trị hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lý trường THPT và nâng cao năng lực dạy học Địa lí cho giáo viên theo chương trình giáo dục THPT mới.

Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn chỉ đạo các trường THPT triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề trải nghiệm, dạy học tự chọn trong chương trình dạy học môn Địa lí và điều kiện thực hiện chương trình dạy học.

Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh đầu tư ngân sách hỗ trợ các trường THPT tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thí nghiệm Địa lí đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình giáo dục THPT mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.2. Khuyến ngh vi cán b quản lý các trường THPT thành ph Bc Ninh, tnh Bc Ninh

Cán bộ quản lý các trường THPT cần nâng cao nhận thức, năng lực về chương trình giáo dục THPT nói chung và chương trình môn Địa lý nói riêng với mục tiêu hình thành phẩm chất và năng lực cần đạt, để chỉ đạo thực hiện chương trình hiệu quả.

Thực hiện cơ chế giám sát thực hiện chương trình theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo và của Sở Giáo dục - Đào tạo, trước khi triển khai thực hiện chương trình năm 2021 - 2022 quán triệt đổi mới chương trình theo công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo (4612; 3348; 3866; 3559; 3535; Thông tư 32,…) như dạy học tích hợp, phát triển chương trình nhà trường, tổ chức hoạt động trải nghiệm; tinh giảm nội dung dạy học,... bởi đây là những nội dung cơ bản để triển khai thực hiện chương trình dạy học mới.

Phát huy vai trò bồi dưỡng của tổ chuyên môn để nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Địa lý thông qua hình thức tự bồi dưỡng và bồi dưỡng qua tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp theo hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Hiệu trưởng trường THPT cần chủ động phối hợp với đồng nghiệp trên địa bàn kết hợp liên trường để tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề theo chương trình mới nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Địa Lý.

2.2. Khuyến ngh với giáo viên Địa lý

Giáo viên Địa lý phải chủ động tự giác, tích cực nghiên cứu chương trình dạy học môn Địa lý mới và hệ thống các văn bản định hướng thực hiện của Bộ Giáo dục - Đào tạo, chủđộng tự học để hoàn thiện năng lực, tích cực vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực để thực hiện thành công chương trình giáo dục mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội.

2. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học,Nxb Đại học Sư phạm. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chương trình giáo dục phổthông môn Địa

(Ban hành kèm theo Quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo), Nxb Giáo dục, 2007. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Địa lí lớp 12, Nxb Giáo dục Việt Nam.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn

Lịch sử và Địa lý (cấp trung học cơ sở) (Ban hành kèm theo Thông tư

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo), Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo), Hà Nội, 2018.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013),

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, HĐH trong điều

kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế.

8. Đặng Văn Đức (2016), Những vấn đề phương pháp dạy học ở Việt Nam và thế giới, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

9. Hanold Koontz - Cyvic Odonnell-Heinz Odonnell (1992), Những vấn đề

cốt yếu về quản lí, Nxb khoa học kỹ thuật.

10. Hanold Koontz - Cyvic Odonnell-Heinz Odonnell (1992), Những vấn đề

cốt yếu về quản lí, Nxb khoa học kỹ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 12. Nguyễn Văn Hộ, Hà ThịĐức (2002), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục

Hà Nội.

13. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Đặng Thành Hưng (2010), “Quản lý giáo dục và quản lý trường học”, Tạp chí Quản lí giáo dục, số 17.

16. Phan Văn Kha, Nguyễn Lộc (Đồng chủ biên), Giáo dục Việt Nam thời kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)