8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Cơ chế phối hợp giữa trường trung học phổ thông và trường đại học sư
phạm trong bồi dưỡng năng lực cho giáo viên
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo d c, sự phối hợp của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong phát triển đội ngũ là yêu cầu tất yếu, là yếu tố quan trọng, quyết định thành công chương trình giáo d c phổ thông mới, cơ chế phối hợp giữa trường trung học phổ thông và trường đại học sư phạm trong bồi dưỡng năng lực cho giáo viênđược thực hiện như sau:
Căn cứ vào kế hoạch tổng thể của từng năm học, từng học kỳ, an Giám hiệu trường ĐHSP cùng hiệu trưởng các trường THCS trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm v của từng đơn vị, xây dựng cơ chế phân công những công việc c thể cho từng tổ chức, từng bộ phận nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở. Khi phân công trách nhiệm phải kết hợp với việc phân quyền tương ứng để có đủ cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực thi nhiệm v , đảm bảo sự hài hoà của các mối quan hệ trong công tác GV. Chính sự phối hợp trong hoạt động phân công, phân cấp rõ ràng của các cấp lãnh đạo là cơ sở để hình thành mối quan hệ tương đương giữa các bộ phận của hai bên; tạo tính chặt chẽ, nghiêm minh trong mối quan hệ. Những nhu cầu chính đáng của cả hai phía chỉ gặp nhau, phối hợp được với nhau khi có các định hướng, chỉ đạo của các cấp quản lý bằng các quy chế, sự phân quyền, phân trách nhiệm c thể.
- Thành lập các an chỉ đạo GV ở trường ĐHSP, ở trường THPT, ban hành quy chế hoạt động một cách c thể.
- Kịp thời giải quyết thoả đáng các chế độ chính sách cho những cán bộ trực tiếp tham gia công tác GV ở các đơn vị.
- Xây dựng quy chế phối hợp tạo điều kiện để đưa giảng viên (giảng viên dạy phương pháp) của trường ĐHSP về tham gia dạy học, sinh hoạt chuyên môn ở các trường phổ thông và ngược lại, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phổ thông tham gia những hoạt động học.
Các trườngsư phạm cần chuyển động để bắt nhịp với Chương trình mới, bởi trong bối cảnh chương trình giáo d c phổ thông mới bắt đầu triển khai dạy đại trà lớp 1 vào năm học 2020 - 2021 thì trong thiết kế và phát triển chương trình đào tạo, các môn học trong chương trình đào tạo phải hướng đến hình thành cho người học những năng lực cần thiết để thực hiện các hoạt động cơ bản trong thực tiễn nghề nghiệp, biện quyết tốt các tình huống xảy ra trong bối cảnh c thể của thực tiễn giáo d c. Theo đó, giáo viên phải được đào tạo, bồi dưỡng sao cho vừa có tri thức đủ rộng, vừa có năng lực dạy học một môn học ở mức cao hơn, sâu hơn, gắn c thể hơn với một lĩnh vực ngành nghề.
Trường sư phạm phải đảm bảo năng lực xây dựng tài liệu bồi dưỡng năng lực cho GV THPT và đảm bảo đội ngũ báo cáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định. Các trường sư phạm có nhiệm v đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị, k thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng năng lực cho GV THPT, trong đó đảm bảo có hệ thống thông tin tích hợp để định kỳ thu thập và xử lý dữ liệu về báo cáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý; có hệ thống ghi nhận và xử lý phản hồi từ các bên có liên quan về các tiến bộ trong bồi dưỡng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực giáo viên, cán bộ quản lý; hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ được duy trì thường xuyên và luôn sẵn sàng để báo cáo viên và giáo viên, cán bộ quản lý có thể sử d ng hiệu quả. Các trường sư phạm thực hiện nhiệm v bồi dưỡng năng lực cho GV THPT theo phương thức giao nhiệm v hoặc ký hợp đồng.
Đối với các trường THPT:
C QL có nhiệm v xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho GV theo năm học, kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho GV phải nêu rõ m c tiêu, nội dung,
loại hình tổ chức bồi dưỡng và kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cho giáo viên.
C QL chỉ đạo, tổ chức đánh giá GV theo năng lực; cập nhật, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên kết quả đánh giá GV theo năng lực.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV cơ sở giáo d c phổ thông theo thẩm quyền dựa trên kết quả đánh giá năng lực.
Tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương về quản lý, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ GV THPT dựa trên kết quả đánh giá theo khung năng lực GV.