10. Cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc thực hiện giáo dục KNS
Khái niệm hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh được nêu lên thành văn bản chính thức lần đầu tiên trong cuốn Giáo trình công tác Đội do khoa Công tác Đội, trường Cán bộ Đoàn Trung ương và Trung tâm Khăn Quàng Đỏ xuất bản năm 1986, cụ thể như sau: "Hoạt động của Đội TNTP gọi tắt là hoạt động
Đội TNTP Hồ Chí Minh là một mặt sinh hoạt Đội. Dưới sự lãnh đạo của Đoàn và sự điều khiển của Ban chỉ huy Đội (chi đội, liên đội) hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp và hướng dẫn những hoạt động tự nguyện của đội viên và các em thiếu nhi, nhằm tạo một hiệu quả tốt phục vụ cách mạng, cho tổ chức Đội và cho việc học tập, rèn luyện của các em". Các tổ chức
- Hoạt động của Đội mang tính quần chúng thể hiện: Đội là tổ chức của các em, các em làm chủ, tự quản mọi họat động dưới sự hướng dẫn của phụ trách Đội; Đội thu hút tất các thiếu niên trong độ tuổi tham gia tổ chức; Cần tránh các khuynh hướng: thu hẹp tổ chức Đội; buông lỏng khâu giáo dục, kết nạp ồ ạt các em vào Đội; không tôn trọng quyền làm chủ tự quản của tổ chức Đội, mệnh lệnh, hoặc bao biện làm thay các em.
- Hoạt động Đội mang tính chính trị (cách mạng)thể hiện: Đội do Đảng
CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Đội cùng với nhà trường XHCNgiáo dục thế hệ trẻ theo đường lối quan điểm giáo dục của Đảng; Đội là tổ chức nòng cốt trong phong trào thiếu nhi Việt Nam góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng giáo dục ở trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Mặt khác, Đội đoàn kết, hợp tác với các tổ chức và phong trào thiếu nhi trong khu vực và trên thế giới vì quyền trẻ em, vì hoà bình hạnh phúc của các dân tộc; Tóm lại, Đội TNTP HCM là một tổ chức chính trị - xã hội của thiếu nhi Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
- Hoạt động Đội mang tính giáo dục thể hiện: Đội là một tổ chức quần
chúng của thiếu nhi Việt Nam, có mục đích giáo dục chứ không phải là một tổ chức từ thiện, hướng đạo, vui chơi đơn thuần; Đội là lực lượng giáo dục ở trong và ngòai nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn. Mọi hoạt động của Đội đều được đặt dưới sự phụ trách của Đoàn TNCS HCM và sự hướng dẫn về mặt sư phạm của thầy, cô giáo, các anh chị phụ trách ( đại diện cho Đoàn TNCS HCM ); Đội giáo dục đội viên theo 5 điều Bác Hồ dạy,chương trình rèn luyện đội viên, điều lệ, nghi thức Đội, bằng các họat động đa dạng, phong phú của Đội, họat động của Đội không chỉ là vui chơi đơn thuần. Đội viên có nhiệm vụ thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Đội, mục tiêu của Đảng, 5
điều Bác Hồ dạy trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, đòan viên TNCS Hồ Chí Minh;
- Tính quần chúng, tính chính trị và tính giáo dục của Đội là thống nhất
và hỗ trợ cho nhau, chi phối toàn bộ nguyên tắc, nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động của Đội TNTP. HCM.
-Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong công tác đội giáo dục chính trị, tư tưởng, giúp các em hiểu về Đảng CSVN, nhà nước và pháp luật; hiểu trách nhiệm của cá nhân với tập thể “mình vì mọi người, mọi người vì mình”; xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội; giáo dục các em trở thành người con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.
- Hoạt động học tập văn hóa, khoa học và công nghệ Giáo dục ý thức trách nhiệm. Giáo dục mục đích động cơ, thái độ học tập, xây dựng nề nếp, hứng thú học tập và khả năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
-Hoạt động lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp giáo dục lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động; yêu quý thành quả lao động; ý thức trách nhiệm trong công tác; làm quen lao động từ đơn giản đến phức tạp; có sức khỏe, tính khéo léo và định hướng nghề nghiệp cho các em.
-Hoạt động sức khỏe, vệ sinh môi trường giáo dục nhận thức về mục đích của việc tập TDTT, rèn luyện sức khỏe, vệ sinh cá nhân; thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức khỏe, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
-Hoạt động về thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật giáo dục cho các em có những hiểu biết sơ đẳng về cái đẹp trong cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật; giáo dục truyền thống cách mạng, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn.
1.4. Hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
Muốn nâng cao hiệu quả của việc quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, đòi hỏi Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, Tổng phụ trách, Phụ trách các chi đội cần nhận thức đầy đủ những yếu tố có
ảnh hưởng tới việc quản lý giáo dục kỹ năng sống ở học sinh để có những biện pháp quản lý tác động vào các yếu tố phát huy được những yếu tố tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường THCS.
1.4.1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
Kết quả giáo dục cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kỹ năng của học sinh. Nếu chỉ qua việc học tập các môn học ở trên lớp thì việc hình thành hành vi, rèn luyện các kỹ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì với thời gian quy định của một tiết học, học sinh khó có khả năng thể nghiệm những tri thức thu nhận được qua các bài học. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năng cho học sinh.
Như vậy, tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động của Đội thực sự là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục không có gì có thể thay thế được và nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục.
Việc tăng cường tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh sẽ làm cho học sinh khi tham gia hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thấy bổ ích hơn. Giúp học sinhnhận thức được vai trò, vị trí của Đội và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS. Đội và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh không chỉ là tổ chức chính trị của tuổi trẻ mà đó thực sự là một tổ chức rèn luyện những phẩm chất, năng lực, là một tổ chức giáo dục bổ ích góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu giáo dục ở THCS, trang bị hành trang cho các em học lên THCS, chuẩn bị cho các em có khả năng thích ứng với cuộc sống trong bối cảnh đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực, giữa cái tốt và cái xấu.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ có hiệu quả, đạt chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó cần có sự quản lý tạo ra sự thống nhất các lực lượng, các tập thể trong và ngoài nhà trường vì quá trình hình thành phát triển nhân cách nhất là học sinh phổ thông là tổng hòa các quan hệ
khoa học. Môi trường giáo dục lành mạnh, các lực lượng giáo dục thống nhất tác động thì hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng sống nói riêng ngày càng cao.
-Quản lý giáo dục kỹ năng sốnglà quản lý việc xây dựng một kế hoạch hoạt động chung toàn trường và ngoài nhà trường.
-Quản lý giáo dục kỹ năng sốnglà thống nhất việc xác định mức độ kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinhvà tích hợp vào các môn học và các hoạt động cho phù hợp vào các môn học và các đặc trưng của các tổ chức, các hoạt động trong và ngoài nhà trường trong đó có Đội và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh từ lớp 6 đến lớp 9. Cần lưu ý khi xác định những kỹ năng và quản lý tích hợp kỹ năng sống vào các môn học từ lớp 6 đến lớp 9 phải đảm bảo nguyên tắc đồng tâm phát triển theo đường xoáy chôn ốc.
-Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là căn cứ vào đặc điểm của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh từ lớp 6 đến lớp 9 để tích hợp những kỹ năng sống hợp lý vào chương trình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh. Cần xác định hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là môi trường, là điều kiện để thực hiện việc rèn luyện kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm học sinh THCS.
-Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh chính là tạo ra sự đồng thuận thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống với hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh sẽ phát huy được tối đa ưu thế của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi này bắt đầu thay đổi mạnh. Đây là lứa tuổi hiếu động, các em đang dần hình thành và tạo ra sự khác biệt nhất định phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức…Hiểu rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý học sinh sẽ giúp ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện.
1.4.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
chán và khó có thể tham gia một việc với thời gian lâu, đây là thời kỳ các em chưa hình thành rõ mà mới chỉ bắt đầu rèn luyện thói quen hành vi và kỹ năng. Do vậy, mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội giúp các em ngày một trưởng thành, làm cho các em hiểu biết một cách toàn diện.
* Mục tiêu về nhận thức
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội giúp học sinh củng cố, bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, với cộng đồng xã hội. Giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, tạo cơ hội kiểm nghiệm những tri thức đó, làm cho nó đi vào tiềm thức của học sinh một cách chắn chắn và lâu bền, kích thích sự phát triển tư duy của các em. Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá của đất nước. Từ đó tăng thêm sự hiểu biết của các em về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh.
* Mục tiêu về giáo dục thái độ
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội phải tạo cho học sinh hứng thú và ham muốn được hoạt động, mang lại lợi ích cho học sinh để thu hút, lôi cuốn các em tự giác tham gia thì mới đạt được hiệu quả giáo dục. Từng bước hình thành cho học sinh lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trường, của quê hương mình; mong muốn vươn lên thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tích cực, nhi đồng chăm ngoan để trở thành những công dân có ích cho đất nước sau này. Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng với bạn bè, với thầy cô, với người lớn, với quê hương đất nước, tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự tiến bộ của bản thân. Góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế, với các dân tộc khác
trên thế giới.
* Mục tiêu về rèn luyện kỹ năng
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, biết giúp đỡ, chia sẻ với mọi người. Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Giao tiếp là nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người. Nhu cầu tiếp xúc với những người khác trở thành tâm thế của mỗi người để cùng hợp tác với nhau hướng tới mục đích trong học tập, lao động, vui chơi và các hoạt động tập thể khác. Vì vậy rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội là rất cần thiết. Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể. Đó là những kỹ năng tự kiểm tra và k đánh giá kết quả hoạt động. Đây là những kỹ năng rất cần cho việc tổ chức các hoạt động của học sinh theo những mức độ khác nhau, có tính đến đặc điểm cá biệt, rèn luyện cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội, kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa.
1.4.3. Nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động Đội
-Tháng 9: Chào năm học mới;
-Tháng 10: Mừng giải phóng Thủ đô; -Tháng 11: Biết ơn thầy cô giáo; -Tháng 12: Tiếp bước cha anh;
-Tháng 1 - 2: Mừng Đảng, mừng Xuân; -Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn;
-Tháng 4: Hoà bình và hữu nghị;
-Tháng 5: Mừng sinh nhật Bác –Tự hào truyền thống Đội; -Tháng 6: Hè vui khoẻ và bổ ích;
1.4.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh động Đội TNTP Hồ Chí Minh
Tiết sinh hoạt dưới cờ: được tổ chức theo quy mô toàn trường, là mở đầu của một tuần học mới, một tháng học mới, một chủ điểm giáo dục mới. Nó có tính chất định hướng hoạt động cho một tuần, một tháng dựa trên mục tiêu giáo dục của hoạt động giáo dục kỹ năng sống, của hoạt động Đội và yêu cầu thực tế của trường, của địa phương. Tiết chào cờ đầu tuần xác định yêu cầu, mục tiêu hoạt động cho các chi đội, sao nhi đồng hoặc toàn trường.
-Tiết chào cờ đầu tuần là dịp để các tập thể lớp hiểu biết nhau về thành tích phấn đấu và rèn luyện sau một tuần, một tháng. Mặt khác cũng là dịp giúp các em hiểu biết về những ngày kỉ niệm chính có liên quan đến chủ điểm giáo dục của tháng. Giáo viên chủ nhiệm(phụ trách chi đội) quán xuyến lớp mình để quản lý và động viên học sinh tham gia vào hoạt động chung củatrường.
-Một số hình thức tổ chức tiết chào cờ: chào cờ, nhận xét thi đua tuần,