1 .5 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Độ
3.2.5. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ
3.2.5.1. Mục tiêu
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng sẽ duy trì và đẩy mạnh được phong trào thi đua, không khí thi đua sôi nổi sẽ tạo động lực kích thích hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường thu được kết quả cao. Sau việc tổ chức phong trào thi đua tất yếu là công tác tuyên dương khen thưởng, việc khen thưởng kịp thời, chính xác sẽ là nguồn động viên lớn cho sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của giáo viên và học sinh.
3.2.5.2. Nội dung
Cần có cơ chế khen thưởng động viên những cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động. Có thể động viên giáo viên và học sinh có nhiều thành tích bằng việc tổ chức chuyến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham gia giao lưu, hội thảo để nâng cao trình độ hiểu biết. Kích thích lòng nhiệt tình, say mê của đội ngũ giáo viên bằng các biệnpháp thích hợp.
3.2.5.3. Cách tiến hành
Xây dựng các danh hiệu thi đua như giáo viên chủ nhiệm giỏi (có sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động giáo dục kỹ năng sống, có thành tích tổ chức các hoạt động tốt,...); người dẫn chương trình các cuộc thi hay nhất, dí dỏm nhất, người có nhiều sáng kiến trong thiết kế hoạt động, người khéo tay nhất, người đạt nhiều giải trong các cuộc thi,... Cả giáo viên và học sinh đạt các danh hiệu trên đều được tuyên dương và khen thưởng như giáo viên và học sinh đạt thành tích ở các môn văn hoá, được ghi trong sổ vàng truyền thống
của nhà trường và thành tích này cũng được tính vào xét thi đua cuối năm của cá nhân và tập thể.
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống
3.2.6.1. Mục tiêu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ngoài những hoạt động được tổ chức tại lớp, tại sân trường còn có những hoạt động khác như tham quan, dã ngoại, cắm trại, các hoạt động về môi trường, ATGT, dân số kế hoạch hoá, phòng chống các tệ nạn xã hội, hoà bình và hữu nghị, văn nghệ, thể dục thể thao... Để tổ chức những hoạt động trên không chỉ cần con người mà cơ sở vật chất và tài chính là rất quan trọng.
3.2.6.2. Nội dung
Các thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống hết sức đa dạng,phong phú vì nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Bất kỳ một hoạt động nào muốn thực hiện được cũng cần phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Đối với những hoạt động phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh như biểu diễn nghệ thuật, hứng thú khoa học,... thì rất cần phải có các phòng để thực hành, sân bãi đủ cho hoạt động, phải có đầu video, máy chiếu, màn hình, âm li, loa đài, trống các loại, tranh ảnh có liên quan đến các chủ điểm giáo dục, các biểu bảng, sơ đồ, bản đồ, giấy, bút màu, các đồ dùng để vui chơi. Phòng đọc thư viện cũng cần diện tích rộng rãi, tài liệu phong phú, đa dạng để đáp ứng lượng học sinh đến đọc, khai thác thông tin,....
3.2.6.3. Cách tiến hành
Để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống, Hiệu trưởng phải xây dựng và tổ chức thực hiện một kế hoạch dài hạn về tăng cường cơ sở vật chất, xác định rõ nguồn kinh phí hỗ trợ, nguồn trang thiết bị hỗ trợ. Ngoài ra nhà trường cần trích một phần kinh phí trong
ngân sách dành cho việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
Khắc phục tình trạng thiếu cơ sở vật chất trước mắt nhà trường cần có kế hoạch tu sửa trang thiết bị, duy trì, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất đã có; khuyến khích, động viên học sinh tìm tòi, tự tạo ra những trang thiết bị, phương tiện đơn giản phục vụ cho hoạt động phù hợp với điều kiện, khả năng của lớp, của trường, phù hợp với địa phương. Đây cũng là cách làm rất có tác dụng nhằm phát triển ở học sinh khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động chung của tập thể.
Tích cực tham gia công tác XHH giáo dục, tham mưu với chính quyền địa phương để mở rộng diện tích khuôn viên trường, có sân chơi, bãi tập, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Tuyên truyền và vận động PHHS tranh thủ sự ủng hộ để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị như đầu tư cho thư viện trường học, mua sắm bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu, đàn, micrô,.. cho các lớp học, các phòng đa năng.
Phát động phong trào làm kế hoạch nhỏ trong toàn trường để gây quỹ. Yêu cầu TPT Đội có kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa trang thiết bị và nhu cầu về tài chính cho các loại hình hoạt động để nhà trường chủ động trong việc chuẩn bị và phân bổ kinh phí cho phù hợp.
Có kế hoạch cụ thể khi tổ chức các hoạt động có liên quan đến các ban ngành đoàn thể để tranh thủ sự hỗ trợ về phương tiện, nội dung và kinh phí.
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là những hoạt động nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện nhiệm vụ quản lý và đạt được những mục tiêu quản lý đã đề ra. Các biện pháp nói trên là một hệ thống mở, động và đa dạng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Không có biện pháp nào là tối ưu mà phải vận dụng các biện pháp trên một cách có hệ thống và đồng bộ. Có thể mô tả vị trí và mối quan hệ của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh đề xuất trong luận văn bằng sơ đồ 3.1 như sau:
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Sự vận dụng linh hoạt các biện pháp sẽ tạo ra môi trường hoạt động tốt, các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động ĐộiTNTP Hồ Chí Minh sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và rèn luyện những KNS cần thiết cho học sinhTHCS, đồng thời tạo ra môi trường học tập thân thiện thiện, tăng cường mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
3.4. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất
Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề quản lý, QLGD, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống để làm cơ sở nền tảng cho nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng thực hiện và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng. Qua đánh giá thực trạng, chúng tôi đưa ra 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sốngở các trường trong thời gian tới.
3.4.1. Mục đích thăm dò
Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp.
Xác định tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
3.4.2. Đối tượng thăm dò
Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, đội và giáo viên chủ nhiệm. Nội dung thăm dò như sau;
Nhận thức về mức độ cấp thiết của các biện pháp đề ra có 3 mức độ: a)Rất cần thiết, ký hiệu (RCT)
b)Cần thiết, ký hiệu (CT)
c)Không cần thiết, ký hiệu (KCT)
Nhận thức về mức độ khả thi của các biện pháp đề ra có 3 mức độ: a)Rất khả thi, ký hiệu (RKT)
b)Khả thi, ký hiệu (KT)
c)Không khả thi, ký hiệu (KKT)
3.4.3. Phương pháp thăm dò
- Điều tra bằng phiếu hỏi. - Qua phỏng vấn.
3.4.4. Kết quả thăm dò
Kết quả thống kê của CBQL về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Bảng 3.1: Thống kê kết quả qua khảo sát ý kiến của CBQL, giáo viên và TPT Đội về mức độ cấp thiết, tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp RCT CT KCT RKT KT KKT SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 30 93,8 2 6,3 0 0 29 90,6 3 9,4 0 0 2 Biện pháp 2 25 78,1 7 21,9 0 0 27 84,4 5 15,6 0 0 3 Biện pháp 3 23 71,9 9 28,1 0 0 17 53,1 12 37,5 3 9,4 4 Biện pháp 4 25 78,1 7 21,9 0 0 20 62,5 7 21,9 5 15,6
TT Các biện pháp
RCT CT KCT RKT KT KKT
5 Biện pháp 5 24 75,0 8 25,0 0 0 21 65,6 11 34,4 0 0 6 Biện pháp 6 30 93,8 2 6,3 0 0 29 90,6 3 9,4 0 0 Kết quả thống kê qua bảng 3.1 cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá mức độ rất cần thiết của 6 biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
- Việc đánh giá mức độ khả thi của 6 biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng thu được những kết quả tương đối giống nhau từ ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên. Cả cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết của biện pháp 1, biện pháp 6, còn lại 4 biện pháp 2, 3, 4, 5 đều khả thi. Khi được hỏi lý do vì sao một số biện pháp được đánh giá là ít khả thi, đa số ý kiến cho rằng:
- Trên thực tế việc tăng cường cơ sở vật chất, tài chính và xã hội hoá giáo dục là rất khó khăn. Việc các trường mở rộng diện tích, khuôn viên trường để nâng chuẩn quốc gia là vô cùng khó vì trường nằm trong nội thành, đây là vấn đề mà các cấp lãnh đạo thành phố đang quan tâm, tìm giải pháp khắc phục.
- Huy động tốt các lực lượng giáo dục trong nhà trường đã khó, huy động lực lượng giáo dục ngoài nhà trường càng khó hơn. Trong thực tế các hoạt động kỹ năng sống đều do giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng kế hoạch, không có sự tham gia của lực lượng ngoài nhà trường, sự phối hợp của lực lượng trong nhà trường còn ít ỏi. Tâm lý giáo viên ngại phiền phức hơn nữa việc soạn giáo án, chuẩn bị cho một tiết dạy theo phương pháp mới ngày nay khiến giáo viên mất nhiều thời gian nên không thể đầu tư tốt cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống và nhất là khi ban giám hiệu cũng chẳng yêu cầu khắt khe, chưa chú trọng đến khâu kiểm tra đánh giá. Với các hoạt động tự chọn, trường mới chỉ làm tốt ở việc phối hợp với lực lượng công an phường trong
việc tuyên truyền luật giao thông đường bộ vào dịp đầu năm học. Biện pháp 5 là kiểm tra đánh giá cũng có tỷ lệ nhỏ cho rằng khó thực hiện vì có nhiều học sinh tham gia, hoạt động thì đa dạng và kết quả đánh giá không giống như kết quả các môn học.
Tiểu kết chương 3
Các biện pháp trên được đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của trường trung học sơ sở Lê Quý Đôn, là hệ thống đồng bộ trong đó mỗi biện pháp vừa có giá trị tồn tại tương đối độc lập, vừa có quan hệ mật thiết với các biện pháp khác. Người Hiệu trưởng khéo léo, quản lý một cách khoa học, tập trung được sức mạnh của Hội đồng sư phạm nhà trường, phát huy được mặt mạnh của các lực lượng giáo dục, sử dụng biện pháp phù hợp thì các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh sẽ thực sự đáp ứng được các mục đích giáo dục đã đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục KNS, làm rõ các khái niệm và các vấn đề có liên quan, làm rõ mục tiêu và yêu cầu giáo dục của hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS. Đã đánh giá được những mặt mạnh, những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế.
Với nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo nói chung và các nhà quản lý giáo dục nói riêng, người nghiên cứu tin chắc rằng các nhà quản lý của chúng ta sẽ có nhiều nội dung, giải pháp tích cực hơn cho vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động góp phần đào tạo ra những lứa học sinh phát triển toàn diện được trang bị những kỹ năng sống đầy đủ để có thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống. Tác giả xin được mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cụ thể sau:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cho giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đội và lực lượng tham gia.
Biện pháp 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch với nội dung và hình thức rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng
Biện pháp 3: Sử dụng các nguồn lực phục vụ giáo dục kỹ năng sống trong và ngoài nhà trường
Biện pháp 4: Xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá hiệu quả, thi đua
khen thưởng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí
Minh
Biện pháp 5: Làm tốt công tác thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
2.Khuyến nghị
2.1.Với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy Cầu Giấy
- Có chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên cho hợp lý đầy đủ về số lượng, cơ cấu nhất là đội ngũ giáo viên thể dục, nhạc, họa, đồng thời ổn định đội ngũ làcông tác Đoàn- Đội ít nhất trong vòng 5 năm
- Phối hợp với Đài Truyền hình Hà Nội ghi hình phát sóng các mô hình hoạt động giáo dục kỹ năng sốngtiêu biểu.
- Phối hợp với Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố tổ chức điểm các chương trình, hoạt đông giáo dục kỹ năng sốngđể các Liên đội có thể học tập, tham khảo.
- Tổ chức các hội thảo bàn về các vấn đề có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống, nghe báo cáo của các đơn vị làm tốt.
- Tham mưu với UBND quận về việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cấp kinh phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
2.2. Với Hội đồng Đội các cấp
- Có văn bản chỉ đạo chính thức về việc triển khai giáo dục kỹ năng sống cho đội viên thông qua hoạt động Đội.
- Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống là một nội dung trọng tâm xuyên suốt, chứ không phải chỉ là hoạt động lồng ghép trong chương trình công tác Đội.
- Mở các lớp tập huấn cho giáo viên TPT về nội dung giáo dục kỹ năng