Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 39)

1 .5 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Độ

1.6.2. Các yếu tố chủ quan

a)Yếutố giáo dục nhà trường

Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục trong các trường lớp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơsở khoa học và thực tiễn nhất định. Giáo dục nhà trường được tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết, đáp ứng yêu cầu trình độ phát triểncủa xã hội trong từng giai đoạn.

Nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩmchất và năng lực tổ chứclớp là yếutố có tính chất quyếtđịnh hoạtđộng giáo dụckỹnăngsống cho học sinh.

b) Yếutố giáo dục gia đình

Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Vì vậy, mỗi người luôn hướngvề gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ.

Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ…đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát

triển của các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn không thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường.

Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mĩ trong giáo dục gia đình. Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ…đặc biệt là mối quan hệgắn bó, gần gũigiữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹphải là những tấm gương về đạo đức cho các em học tập. Cha mẹ cũng phải uốn nắn, răn dạy con em từ lời ăn, tiếng nói đến cách ứng xử trong đời sống thường ngày. Để từ đó xây dựng, hình thành trong các em thói quen ứng xử có văn hóa ngay từ trong gia đình. Cha mẹ cũng cần dành thời gian để tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con những điều con cảm thấy vướng mắc, khó khăn, tiếp thêm cho con sức mạnh và bản lĩnh để ứng phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

c) Yếutố giáo dục xã hội

Địa bàn dân cư nơi học sinh cư trú, các yếu tố về kinh tế, văn hóa địa phương... ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng. Môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi cho GD kỹ năng sống và hình thành nhân cách học sinh. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và XH. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đều có vai trò nhất định trong hình thành phát triển kỹ năng sống cho học sinh nhằm hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến kết quả giáo dục kỹ năng sống, phát huy những yếu tố tích cực trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, để đạt được mục tiêu giáo dục.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là quá trình tác động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng và Ban giám hiệu nhà trường) đến tập thể giáo viên và học sinh được tiến hành hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội theo chương trình kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội của Hiệu trưởng nhà trường thực chất là quản lý về mục tiêu giáo dục, quá trình giáo dục, là quản lý về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội.

Nội dung của quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh chính là tạo ra sự đồng thuận thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sốngvới hoạt động Đội sẽ phát huy được tối đa ưu thế của hoạt động Đội. Quản lý giáo dục kỹ năng sống là thống nhất việc xác định mức độ kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh và tích hợp vào các môn học, các hoạt động cho phù hợp vào các môn học và các đặc trưng của các tổ chức, các hoạt động trong và ngoài nhà trường trong đó có hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách của học sinh. Đặc biệt phải chú ý đến tâm sinh lý lứa tuổi của các em.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞLÊ QUÝ ĐÔN, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI THÔNG

QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONGHỒ CHÍ MINH

2.1.Vài nét về trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn

Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, trường Trung học sơ sở Lê Quý Đôn xác định rõ mục tiêu và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội ở nhà trường dựa vào mục tiêu chung của ngành giáo dục. Cụ thể mục tiêu được xác định:hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, các giá trị vàthái độ phù hợp. Từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huốngthực tiến và hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, tạo cơ hội thuận lợi để học sinhthực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa vềđạo đức và trí tuệ,thể chất và tinh thần. Về nội dung, nhà trường chú trọng giáo dục các kỹ năng cơ bản cho học sinh như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học suốt đời; định hướng để học sinh: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định. Và qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, nội dung giáo dục kỹ năng sống cần chú trọng các kỹ năng tiêu biểu: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống.

Tuy nhiên, thực trạng áp dụng tại nhà trường đã thể hiện được tình hình triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng sống hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM hiện nay vẫn còn chưa đạt được mục tiêu, nội dung giáo dục nói trên. Một số giáo viên có năng lực thiết kế tổ chức các hoạt động tập thể đã xác định đúng mục tiêu giáo dục của nhà trường đồng thời thực hiện khá đều nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống theo kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó không ít giáo viên chủ nhiệm xác định đúng mục tiêu nhưng chưa thực hiện đúng và đầy đủ nội dung giáo dục kỹ năng sống hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM của nhà trường. Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do thiếu các hướng dẫn cụ thể cũng như các định hướng mang tính bắt buộc của ngành Giáo dục. Các văn bản chủ yếu đều có lưu ý “khuyến khích các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM” song chưa có yêu cầu cụ thể đối với từng bộ môn, từng kỹ năng sống cần phải giáo dục, đào tạo cho học sinh. Đặc biệt trong công tác quản lý của nhà trường từ khâu xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM đến khâu kiểm tra đánh giá chưa cụ thể và thường xuyên, chưa có tiêu chí rõ ràng cũng như chưa đề ra quy định về đánh giá thi đua đối với nhiệm vụ giáo dục này.

Theo đó, các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM đã có nhưng chưa lồng ghép được nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chưa phát huy được hiệu quả đối với các hoạt động được triển khai thường niên. Đồng thời, các hoạt động đó được coi là hoạt động tập thể, chưa có những đánh giá, những quy chuẩn cụ thể để đánh giá xếp loại học sinh. Chính vì vậy, chưa thực sự khuyến khích được tất cả học sinh tham gia.

2.2.Giới thiệu về hoạt động khảo sát

Trưởng THCS Lê Quý Đôn không có sự khác biệt về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường so với các trường THCS khác trong quận Cầu Giấy, điều này sẽ giúp việc nhận định về thực trạng được tương đối đại diện cho các trường THCS trong quận. Tác giả tiến hành khảo sát từ 30 giáo viên và 60 học sinh ở trường.

Để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tác giả đã sử dụng hai phiếu khảo sát dành cho hai đối tượng là cán bộ quản lý- giáo viên và học sinh.

Đội TNTP Hồ Chí Minh tại trường THCS Lê Quý Đôn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Để có cơ sở xác định, phân tích thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh, đề tài đã tiến hành công tác điều tra ở trường THCS Lê Quý Đônquận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

a)Nội dung điều tra như sau sau:

-Trình độ nhận thức của các đối tượng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống. -Hình thức tổ chức thực hiện và quản lý chương trình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Các phiếu điều tra thu được được xử lý, phân tích. Số liệu phân tích được lập thành các bảng theo các nội dung đã khảo sát được. Đối tượng và phương pháp điều tra tại trường THCS Lê Quý Đôn bao gồm Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm.

Kết quả khảo sát như sau:

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục THCS

Về phía cán bộ quản lý: đã thực hiện phỏng vấn với 03 cán bộ quản lý của nhà trường vềtầm quan trọng và trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh và cả ba đồng chí đều nhất trí cho rằng giáo dục kỹ năng sống là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình và xã hội, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường đã nhận định: “KNS

của học sinh trường THCS Lê Quý Đôn hiện nay còn thiếu khá nhiều các kỹ năng cơ bản đặc biệt kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Nhưng để làm tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh nhất là thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Có như vậy công tác giáo dục KNS cho học sinh mới đem lại hiệu quả”.

Về phía giáo viên: tỉ lệ nhận thức rõ sự cần thiết của việc đưa vào nội dung giáo dục KNS thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh là 78% giáo viên được hỏi cho rằng quan trọng và rất quan trọng. Tuy nhiên, có một số giáo viên vẫn còn lưỡng lự hoặc chưa cho rằng việc đưa nội dung giáo dục KNS thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh là tương đối quan trọng (19 %). Vẫn còn (3%) giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường. Điều này chứng tỏ còn không ít giáo viên nhận thức chưa đúng về vấn đề này, đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả giáo dục KNS cho học sinh ở trường THCS Lê Quý Đôn vẫn còn hạn chế.

Kết quả điều tra về các nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thể hiện qua số liệu của biểu đồ 2.2 dưới đây:

Biểu đồ 2.2: Nhận thức của BGH và giáo viên về hoạt động giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là hoạt động đoàn thể, 25% ý kiến cho rằng đó là những hoạt động vui chơi giải trí (văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, múa hát ...), 31% cho rằng đó làhoạt động ngoại khóa, chỉ có 14% ý kiến cho rằng hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là hoạt động giáo dục.

Rõ ràng việc nhận thức về vai trò hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh và hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcủa cán bộ quản lý và giáo viên còn chưa cao. Từ nhận thức ấy nên việc đầu tư về nhân sự, thời gian và vật chất cũng như quan tâm đến các yếu tố có liên quan còn nhiều hạn chế. Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên qua điều tra chưa thực sự chú trọng về vấn đề này.

2.3.2. Thực trạng nội dung các hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý, trường THCS Lê Quý Đôn xác định rõ mục tiêu và nội dung giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở nhà trường dựa vào mục tiêu chung của ngành. Cụ thể mục tiêu được xác định:thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, các giá trị vàthái độ phù hợp. Từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huốngthực tiếnvà hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, tạo cơ hội thuận lợi để học sinhthực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về đạo đức vàtrí tuệ,thể chất vàtinh thần.Về nội dung, nhà trường chú trọng giáo dục các kỹ năng cơ bản cho học sinh như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học suốt đời;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 39)