1 .5 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Độ
1.5.2. Xây dựng đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống
qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
a) Quản lý đội ngũ Tổng phụ trách Đội thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Với vai trò là người trực tiếp điều hành hoạt động giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động Đội của trường, người tổng phụ trách Đội có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Vì thế, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung sau: quản lý việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm; quản lý sự đôn đốc đối với giáo viên chủ nhiệm; quản lý sự chỉ đạo đối với các chi đội; quản lý việc theo dõi các hoạt động bắt buộc, thực hiện các hoạt động tự chọn, tự quản; quản lý việc phối hợp các lực
lượng giáo dục khác.
b) Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm(Anh, chị phụ trách các chi đội)
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành, giáo viên chủ nhiệm là người thiết kế tổ chức thực hiện theo chủ điểm hàngtháng ở lớp mình phụ trách cả phần bắt buộc và phần tự chọn. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn tổ chức cho học sinh của lớp mình tham gia các hoạt động của trường, của địa phương.
Quản lý giáo viên chủ nhiệm thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội bao gồm: việc chuẩn bị của giáo viên chủ nhiệm theo chủ điểm giáo dục, các hoạt động tự chọn; việc triển khai các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt hội đồng tự quản trong tiết chào cờ đầu tuần; việc kết hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường như cán bộ Đoàn - Đội, giáo viên bộ môn chuyên, Hội cha mẹ học sinh.
Quản lý việc triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống: dưới góc độ quản lý, người Hiệu trưởng phải nắm được hoạt động này diễn ra ở các lớp học như thế nào? Vai trò của giáo viên chủ nhiệm ra sao? Thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng theo quy định không? Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán sự lớp, các ban điều hành có đáp ứng được yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh không hay vẫn mang tính áp đặt của giáo viên? Trong các buổi chào cờ, sinh hoạt toàn trường phong trào tự quản ra sao?...
c)Quản lý việc đánh giá kết quả học sinh
Sau một chủ điểm giáo dục hay sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề, giáo viên chủ nhiệm đều phải đánh giá kết quả hoạt động của từng học sinh ở các mức độ và khía cạnh khác nhau. Kết quả đánh giá là một căn cứ để giúp học sinh tiến bộ mỗi ngày. Để việc đánh giá của giáo viên được khách quan, giáo viên chủ nhiệm phải dựa vào thang chuẩn đánh giá, theo một quy trình chặt chẽ và khoa học, đánh giá qua nhiều kênh như: học sinh tự đánh giá, các ban đánh giá, hội đồng tự quản đánh giá... Việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh tập trung vào ba yêu cầu: nâng cao nhận thức, rèn luyện các kỹ năng
cơ bản của học sinh TH, bồi dưỡng thái độ, hứng thú, nhu cầu hoạt động. Khi đánh giá, giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá một cách toàn diện, tránh quan điểm khắt khe, động viên và khích lệ là chính, nhận theo quan điểm động và chiều hướng phát triển.