Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 66)

1 .5 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Độ

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

Ngày từ đầu năm học, BGH trường không yêu cầu khắt khe việc báo cáo kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên TPT Đội. Đội ngũ giáo viên TPT Đội đều làm kiêm nhiệm, thay đổi thường xuyên, thậm chí không có nhiều kiến thức trong vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong năm học việc thực hiện thường không bám sát vào kế hoạch đặt ra. BGH các trường thường giao phó việc theo dõi và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên TPT Đội.

Chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống là chương trình được xây dựng theo kế hoạch đề ra từ đầu năm học. Tiết chào cờ đầu tuần thường được tổ chức vào thứ hai do cán bộ Đội điều hành với hình thức tập trung dưới cờ. Nội dung của buổi chào cờ thường là tổng kết thi đua trong tuần và phổ biến kế hoạch tuần tới. Có khi kết hợp mít tinh kỉ niệm những ngày lễ lớn vào buổi chào cờ như kỉ niệm: 20/10, 20/11, 22/12, 9/1, 3/2, 26/3, 15/5, 19/5, hoặc nghe nói chuyện truyền thống. Có trường đã cải tiến hình thức chào cờ tạo ra các sân chơi bằng các hình thức và nội dung hấp dẫn như luân phiên các lớp phải tổ chức sinh hoạt dưới cờ, nhưng cũng không được thường xuyên. Nhìn chung hình thức và nội dung của buổi chào cờ còn đơn điệu.

Các hoạt động có sự chỉ đạo theo ngành dọc hoặc của tổ chức Đội hay sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể khác thông qua các cuộc thi bắt buộc đều được các trường tham gia đầy đủ nhưng hiệu quả thấp hoặc các sân chơi trí tuệ cũng chỉ tập trung vào một số ít học sinh trong đội tuyển tham gia.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn thiếu. Chẳng hạn, trong tiết sinh hoạt tất cả các lớp cùng tổ chức thi văn nghệ giữa các tổ trong lớp sẽ không có đàn để phục vụ, không có giáo viên nhạc để giúp các lớp tổ chức đạt hiệu quả cao. Hay cũng chẳng có nhiều chuông, biển điểm, biển báo khi đồng loạt các lớp tổ chức thi giữa các đội.

Thông qua các loại hình hoạt động đã được tổ chức tại các lớp và nhà trường thì các hoạt động đó đều rất đơn giản, chưa thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Hội cha mẹ học sinh, đoàn phường xã, giữa Đoàn - Đội với các ban ngành đoàn thể có liên quan. Từ đó cho thấy các kiến thức xã hội như phòng chống các tệ nạn xã hội, vấn đề dân số kế hoạch hoá ... ít được cung cấp cho các em, các hình thức tổ chức cũng không được phong phú. Việc phối hợp với PHHS với lớp, với trường cũng chỉ ở những hoạt động lớn, một hoặc hai lần trong năm học như kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, sơ kết học kỳ I hay Tổng kết năm học (lực lượng PHHS cũng chỉ trong Ban chi hội).

Công tác kiểm tra chưa được thường xuyên. Việc tổ chức các chuyên đề về hoạt động giáo dục kỹ năng sống rất ít. Việc đánh giá giáo viên chủ nhiệmvề tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại lớp chủ nhiệm mới chỉ tập trung vào việc kiểm tra giáo án, việc dự các giờ sinh hoạt là rất hạn chế. Việc đánh giá cán bộ Đoàn - Đội thì thông qua kết quả thi đua của Đoàn cấp trên. Việc đánh giá học sinhthì hoàn toàn dựa vào xếp loại hai mặt cuối năm. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại cho học sinh cũng không thường xuyên và không tuân theo quy trình đánh giá đã được hướng dẫn. Nhiều học sinh không được tham gia vào việc đánh giá bản thân, tập thể hoặc có đánh giá nhưng không thường xuyên.

- Nguyên nhân chủ quan

Một số thầy cô giáo trong BGH nhà trường, một bộ phận giáo viên nhận thức chưa sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ năng sốngtrong việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh.

Việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn mang tính hình thức, đối phó; nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu, chưa phù hợp với nguyện vọng nên không lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia. Nhà trường chưa dành kinh phí nhiều cho tổ chức hoạt động, ngại tốn kém. Tổ chức, quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, thiếu kế hoạch cụ thể, việc kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức.

Nhà trường chưa tạo điều kiện đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, TPT Đội về mặt thời gian, chưa có chế độ ưu đãi thoả đáng đối với lực lượng này.

- Nguyên nhân khách quan

Một số cán bộ Đoàn - Đội, giáo viên chủ nhiệm còn thiếu nhiệt tình, ngại đổi mới, một số khác thì hạn chế về năng lực, thiếu sáng tạo trong công việc nên không đầu tư cho hoạt động. Đa số các nhà trường đều thiếu cán bộ phụ trách Đoàn đội chuyên trách, Tổng phụ trách Đội trường là giáo viên kiêm nhiệm nên ít có kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động. Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh không có nhiều, nội dung chưa phong phú.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, chưa phát huy được hết tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

Số học sinh trong lớp đông cũng sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý, nhiều học sinh không được tham gia.

Tiểu kết chương 2

Đội ngũ CBQL, giáo viên đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, BGH các trường đã có kế hoạch tổ chức một số hoạt động giáo dục tập thể tại trường, lớp.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường đều tổ chức theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào Tạo - Hội đồng Đội quận Cầu Giấy đã có tác dụng hình thành phát triển nhân cách của học sinhgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc tổ chức các hoạt động không bắt buộc ở các trường là khác nhau, các trường chủ động thực hiện theo mục đích giáo dục, theo kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm từng trường.

Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh mới dừng lại ở mức có tổ chức, điều kiện thực hiện các hoạt động còn hạn chế, hoạt động với quy mô lớn không được tổ chức thường xuyên do hạn hẹp về kinh phí. Lực lượng tổ chức các hoạt động với quy mô rộng vẫn chủ yếu là giáo viên, học sinh tham gia tổ chức hoạt động rất ít. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, đa số tổ chức theo hình thức mít tinh nên ít phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhiều học sinh chưa tích tham gia hoạt động, thờ ơ hoặc tham gia đối phó.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường thực sự vẫn chưa được chú trọng đồng đều, các hoạt động chưa đi vào nền nếp. Các lực lượng giáo dục chưa xác định hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là trọng tâm của nhà trường do đó chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh một cách hợp lý và khoa học để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI

THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH 3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp

Nguyên tắc là những luận điểm mang tính qui luật, ổn định lâu dài có vai trò chỉ đạo điều tiết hoạt động của chủ thể. Biện pháp thuộc phạm trù hoạt động, do vậy việc đề xuất biện pháp cũng như thực hiện biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc xác định.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu yêu cầu khi đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh phải quán triệt: Nắm vững các yêu cầu của đổi mới giáo dục THCS về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục làm cơ sở cho việc phân tích chương trình nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các biện pháp quản lý phải hướng tới mục tiêu chung của nhà trường, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đối với lứa tuổi ở bậc THCS – lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý, dễ bị tác động bởi các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực. Đặc biệt trong một môi trường xã hội vận động không ngừng như hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống giúp các em có sự đánh giá, nhìn nhận đúng đắn về các vấn đề xã hội để có những hành vi, ứng xử thích hợp là điều hết sức cần thiết. Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống phải thật sự phù

hợp với lứa tuổi và sát thực tiễn, không tách rời các điều kiện của nhà trường, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn cảnh cá nhân, càng không thể tách rời các quy định của Pháp luật, của ngành, của cấp học và đặc biệt không mang tính kinh viện, suy diễn…

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng và triển khai các hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải có tính sát thực đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn của việc giáo dục kỹ năng sống, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, của đất nước. Việc lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống đảm bảo sát với nhà trường, từng khối lớp và từng đối tượng học sinh.

Tính khả thi của các biện pháp còn dựa trên một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động triển khai thực hiện các biện pháp này. Cụ thể như:

- Các điều kiện về con người thực hiện các biện pháp, đó là đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu biết sâu sắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như nội dung, chương trình…

- Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quản lý và tổ chức giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh phải được đảm bảo ở mức tối thiểu.

- Đội ngũ giáo viên phải ủng hộ và có chuyên môn tổ chức các hoạt động giáo dục.

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường trung học cơ sở động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường trung học cơ sở

3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống

thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cho giáo viên, giáo

viên chủ nhiệm, cán bộ Đội và các lực lượng tham gia

3.2.1.1.Mục tiêu

Vốn nhân lực là yếu tố thành công của mỗi hoạt động, bởi vậy việc xây dựng đội ngũ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng. Với

đặc trưng riêng khác với hoạt động dạy trên lớp, người thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cần có một số phẩm chất sẵn có thuộc về năng khiếu bẩm sinh. Chính vì vậy, cần lựa chọn người có đủ phẩm chất tối thiểu để phụ trách mảng hoạt động này của trường.

3.2.1.2. Nội dung

Người thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cho học sinh ở cấp trường hay ở lớp, người đó có thể là cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm hoặc học sinh đều cần có một số tiêu chuẩn sau:

- Năng lực tổ chức. - Hình thức khá.

- Khả năng diễn đạt tốt. - Yêu thích hoạt động.

- Tâm huyết, yêu quí trẻ, khoan dung, dễ gần. - Thói quen làm việc có trách nhiệm.

- Có sức khỏe.

- Tính linh hoạt, thích ứng với tình huống mới. - Sáng tạo và đổi mới.

Đặc biệt có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Chọn người tiêu chuẩn như vậy trong thực tế rất khó, khó hơn nhiều chọn giáo viên dạy giỏi hay học sinh giỏi. Một trong những cách thức đào tạo nguồn nhân lực là tổ chức tập huấn. Trong thực tế việc đào tạo ở trường Đại học, Cao đẳng, sinh viên chưa được tham gia các hoạt động của trường phổ thông nhiều, nên kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Trong khi đó các trường phổ thông hiện nay hoạt động còn hình thức đơn điệu, chưa hiệu quả, nên không có môi trường để giáo viên học cách thức tổ chức. Do đó phải bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cốt cán về giáo dục kỹ năng sống và tổ chức

hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh để họ cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và qua đó chính họ được phát triển, từ đó yêu thích công việc của mình, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Thành đoàn Hà Nội có Cung thiếu nhi Hà Nội và trường Lê Duẩn là 2 nơi phục vụ cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô. Hằng năm, trường Lê Duẩn thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng đội ngũ giáo viên TPT Đội cho 100 % giáo viên TPT trên toàn thành phố, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn Cán bộ Đội, Ban chỉ huy Liên chi đội, thành lập Câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi do đồng chí Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố là chủ nhiệm Câu lạc bộ, dịp hè có các lớp tập huấn kỹ năng hướng dẫn sinh hoạt hè, tổ chức các hoạt động thiếu nhi cho đối tượng phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân cư.

Về hình thức tổ chức tập huấn tại mỗi liên đội, có thể lãnh đạo nhà trường chọn người có năng lực phổ biến cho các giáo viên, học sinh có tiềm năng, sau đó giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, cán bộ Đội lại tiếp tục nhân lên cho các học sinh khác. Công tác tập huấn đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc như:

- Biên soạn tài liệu. - Cung cấp tài liệu

- Mời tham gia các hội thảo, tập huấn của các cấp cao hơn. - Giao lưu học hỏi các mô hình tốt.

- Tổ chức nhiều hình thức đào tạo tại chỗ có thể ở tại trường hoặc hình thức dã ngoại.

- Mạnh dạn giao nhiệm vụ có sự giám sát kiểm tra.

Bên cạnh việc tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực cho chủ thể tham gia vào công tác giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội TNTP Hồ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)