Phương pháp thăm dò

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 93 - 98)

1 .5 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Độ

3.4.3. Phương pháp thăm dò

- Điều tra bằng phiếu hỏi. - Qua phỏng vấn.

3.4.4. Kết quả thăm dò

Kết quả thống kê của CBQL về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Bảng 3.1: Thống kê kết quả qua khảo sát ý kiến của CBQL, giáo viên và TPT Đội về mức độ cấp thiết, tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp RCT CT KCT RKT KT KKT SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 30 93,8 2 6,3 0 0 29 90,6 3 9,4 0 0 2 Biện pháp 2 25 78,1 7 21,9 0 0 27 84,4 5 15,6 0 0 3 Biện pháp 3 23 71,9 9 28,1 0 0 17 53,1 12 37,5 3 9,4 4 Biện pháp 4 25 78,1 7 21,9 0 0 20 62,5 7 21,9 5 15,6

TT Các biện pháp

RCT CT KCT RKT KT KKT

5 Biện pháp 5 24 75,0 8 25,0 0 0 21 65,6 11 34,4 0 0 6 Biện pháp 6 30 93,8 2 6,3 0 0 29 90,6 3 9,4 0 0 Kết quả thống kê qua bảng 3.1 cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá mức độ rất cần thiết của 6 biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

- Việc đánh giá mức độ khả thi của 6 biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng thu được những kết quả tương đối giống nhau từ ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên. Cả cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết của biện pháp 1, biện pháp 6, còn lại 4 biện pháp 2, 3, 4, 5 đều khả thi. Khi được hỏi lý do vì sao một số biện pháp được đánh giá là ít khả thi, đa số ý kiến cho rằng:

- Trên thực tế việc tăng cường cơ sở vật chất, tài chính và xã hội hoá giáo dục là rất khó khăn. Việc các trường mở rộng diện tích, khuôn viên trường để nâng chuẩn quốc gia là vô cùng khó vì trường nằm trong nội thành, đây là vấn đề mà các cấp lãnh đạo thành phố đang quan tâm, tìm giải pháp khắc phục.

- Huy động tốt các lực lượng giáo dục trong nhà trường đã khó, huy động lực lượng giáo dục ngoài nhà trường càng khó hơn. Trong thực tế các hoạt động kỹ năng sống đều do giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng kế hoạch, không có sự tham gia của lực lượng ngoài nhà trường, sự phối hợp của lực lượng trong nhà trường còn ít ỏi. Tâm lý giáo viên ngại phiền phức hơn nữa việc soạn giáo án, chuẩn bị cho một tiết dạy theo phương pháp mới ngày nay khiến giáo viên mất nhiều thời gian nên không thể đầu tư tốt cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống và nhất là khi ban giám hiệu cũng chẳng yêu cầu khắt khe, chưa chú trọng đến khâu kiểm tra đánh giá. Với các hoạt động tự chọn, trường mới chỉ làm tốt ở việc phối hợp với lực lượng công an phường trong

việc tuyên truyền luật giao thông đường bộ vào dịp đầu năm học. Biện pháp 5 là kiểm tra đánh giá cũng có tỷ lệ nhỏ cho rằng khó thực hiện vì có nhiều học sinh tham gia, hoạt động thì đa dạng và kết quả đánh giá không giống như kết quả các môn học.

Tiểu kết chương 3

Các biện pháp trên được đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của trường trung học sơ sở Lê Quý Đôn, là hệ thống đồng bộ trong đó mỗi biện pháp vừa có giá trị tồn tại tương đối độc lập, vừa có quan hệ mật thiết với các biện pháp khác. Người Hiệu trưởng khéo léo, quản lý một cách khoa học, tập trung được sức mạnh của Hội đồng sư phạm nhà trường, phát huy được mặt mạnh của các lực lượng giáo dục, sử dụng biện pháp phù hợp thì các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh sẽ thực sự đáp ứng được các mục đích giáo dục đã đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục KNS, làm rõ các khái niệm và các vấn đề có liên quan, làm rõ mục tiêu và yêu cầu giáo dục của hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS. Đã đánh giá được những mặt mạnh, những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế.

Với nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo nói chung và các nhà quản lý giáo dục nói riêng, người nghiên cứu tin chắc rằng các nhà quản lý của chúng ta sẽ có nhiều nội dung, giải pháp tích cực hơn cho vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động góp phần đào tạo ra những lứa học sinh phát triển toàn diện được trang bị những kỹ năng sống đầy đủ để có thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống. Tác giả xin được mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cụ thể sau:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cho giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đội và lực lượng tham gia.

Biện pháp 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch với nội dung và hình thức rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng

Biện pháp 3: Sử dụng các nguồn lực phục vụ giáo dục kỹ năng sống trong và ngoài nhà trường

Biện pháp 4: Xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá hiệu quả, thi đua

khen thưởng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí

Minh

Biện pháp 5: Làm tốt công tác thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

2.Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 93 - 98)