Thực trạng đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 53 - 61)

1 .5 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Độ

2.4.2. Thực trạng đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống

qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

2.4.2.1 Đội ngũ thực hiện (giáo viên chủ nhiệm- giáo viên TPT Đội)

Cho đến hiện nay, trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng chưa có tài liệu chính thống để giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh; chưa có thời gian quy định cho việc giáo dục kỹ năng sống.

Một vài năm gần đây, thuật ngữ "giáo dục kỹ năng sống" mới xuất hiện nhiều ở các tài liệu hướng dẫn giảng dạy dành cho Giáo viên; việc dạy kỹ năng sống cho học sinh mới thực sự được quan tâm.

Tuy nhiên tài liệu, nhân sự chưa đầy đủ và chưa có một chuẩn nhất định. Bộ GD&ĐT đã phát hành tài liệu hướng dẫn giảng dạy kỹ năng sống lồng ghép, tích hợp trong các môn học. Đây là một dấu hiệu tích cực nhưng việc thực hiện chưa thực sự có hiệu quả. Các nhà trường hiện nay vẫn chủ yếu quan tâm đến chất lượng các môn văn hóa nhất là các môn được lựa chọn trong việc rèn mũi nhọn.

Trao đổi với giáo viên tổng phụ trách Đội các trường, hầu hết ý kiến cho rằng: ban giám hiện thường giao phó cho giáo viên tổng phụ trách Đội

trong các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh; giáo viên tổng phụ trách Đội là giáo viên làm kiêm nhiệm vẫn dạy nhiều tiết nên rất ít thời gian để đầu tư cho các hoạt động; mọi người cũng quen với những nội dung và hình thức cũ và ban giám hiệu cũng không yêu cầu khắt khe.

Bảng 2.4: Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

STT Nội dung

Mức độ thực hiện

R T BT CT

SL % SL % SL % SL %

1 Có đầy đủ kế hoạch các hoạt động 0 0 21 65,6 11 34,4 0 0 2 Triển khai kế hoạch hoạt động cho

đội ngũ cán bộ lớp, học sinh cả lớp 5 15,6 15 46,9 9 28,1 3 9,4 3 Phân công, chuẩn bị cho các hoạt

động theo chủ điểm giáo dục 5 15,6 11 34,4 11 34,4 5 15,6 4 Tổ chức các hoạt động với nội

dung và hình thức phong phú, hấp dẫn

9 28,1 9 28,1 10 31,3 4 12,5

5 Đánh giá kết quả tham gia hoạt

động của học sinh 4 12,5 15 46,9 6 18,8 7 21,9

6 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt

động 6 18,8 9 28,1 8 25,0 9 28,1

7 Phối hợp với cán bộ Đoàn - Đội 11 34,4 7 21,9 9 28,1 5 15,6 8 Phối hợp với cha mẹ học sinh 8 25,0 13 40,6 7 21,9 4 12,5 9 Bồi dưỡng năng lực tổ chức và

điều khiển các hoạt động cho học sinh

7 21,9 11 34,4 8 25,0 6 18,8

Ký hiệu (R: Rất tốt; T: Tốt; BT: Bình thường; CT: Chưa tốt)

có đầy đủ kế hoạch các hoạt động; đã phối hợp cùng cán bộ Đoàn - Đội để tranh thủ sự hỗ trợ trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sốngtại lớp của mình. Giáo viên chủ nhiệm cũng đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán sự lớp.

Việc phối hợp với PHHS hầu như chỉ là trao đổi những huyết điểm của các em thông qua sổ liên lạc chứ chưa quan tâm đến việc khai thác ở PHHS sự giúp đỡ để tổ chức cho hoạt động. Các hoạt động này sau khi được tổ chức xong rất ít được rút kinh nghiệm. Theo qui trình thì mỗi một chủ điểm sau khi kết thúc hoạt động giáo viên chủ nhiệm phải tiến hành đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá và mức độ, nhưng hầu như đều bị các giáo viên chủ nhiệm bỏ qua. Việc học sinh và tổ nhóm đánh giá cũng không thường xuyên, kết quả đánh giá cũng không công bố hàng tháng.

Đối chiếu với nội dung điều tra phụ huynh học sinh, học sinh cho thấy việc đánh giá của giáo viên chủ nhiệmlà tương đối chính xác trong việc phối hợp với PHHS và đánh giá kết quả hoạt động của các em.

Qua trao đổi với giáo viên TPT Đội được biết giáo viên chủ nhiệm đã đánh giá đúng mức các nội dung trong các phiếu điều tra. Khảo sát một số giáo viên chúng tôi thấy: giáo viên chủ nhiệmthường chỉ gặp riêng cán sự lớp trao đổi công việc mà không triển khai đến học sinh cả lớp với lý do không có nhiều thời gian. Các giáo viên không muốn làm phiền PHHS trong việc phối hợp tổ chức, một phần cũng do PHHS ít nhiệt tình, bận rộn, một bộ phận PHHS thì ít quan tâm,...

Như vậy, một số giáo viên chủ nhiệm có quan điểm nhận thức còn chưa đúng đắn, giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm và có tâm huyết trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Một nguyên nhân có thể kể đến nữa là công tác kiểm tra đánh giá của nhà nhà trường đối với giáo viên chủ nhiệm còn lỏng lẻo, chưa sát sao; chưa có quy định, tiêu chí bắt buộc, chặt chẽ đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; nhà trường chưa có kế hoạch sinh hoạt thống nhất trong từng tháng cho các khối lớp.

Bảng 2.5: Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcủa TPTĐội

STT Nội dung

Mức độ thực hiện

R T BT CT

SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm

của hoạt động giáo dục kỹ năng sống

5 15,6 16 50,0 7 21,9 3 9,4

2 Lồng ghép Hoạt động giáo dục kỹ năng sống với hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

9 28,1 12 37,5 7 21,9 3 9,4

3 Triển khai kế hoạch hoạt động tới

giáo viên và học sinh - - 12 37,5 11 34,4 7 21,9 4 Công tác chuẩn bị cho các hoạt

động tự chọn, buổi chào cờ 13 40,6 8 25,0 7 21,9 3 9,4 5 Sử dụng các phòng chức năng và

trang thiết bị phục vụ hoạt động 5 15,6 4 12,5 15 46,9 7 21,9 6 Đôn đốc hoạt động của các đội

chuyên 9 28,1 12 37,5 11 34,4 0 0

7 Đánh giá kết quả thi đua của các

lớp 13 40,6 12 37,5 7 21,9 0 0

8 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt

động 9 28,1 12 37,5 7 21,9 3 9,4

9 Phối hợp với các lực lượng giáo

dục trong nhà trường 8 25,0 13 40,6 7 21,9 3 9,4 10 Phối hợp với các lực lượng giáo

STT Nội dung Mức độ thực hiện

11 Bồi dưỡng năng lực tổ chức và tự điều khiển các hoạt động cho cán bộ lớp, cán bộ Đội

0 0 16 50,0 11 34,4 3 9,4

Ký hiệu (R: Rất tốt; T: Tốt; BT: Bình thường; CT: Chưa tốt)

Kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy đội ngũ giáo viên TPT Đội thực hiện ở mức tốt một số nội dung như: lồng ghép hoạt động giáo dục kỹ năng sống với hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh; đánh giá kết quả thi đua của các lớp; đôn đốc hoạt động của các đội chuyên; bồi dưỡng năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động cho cán bộ Đội.

Một số nội dung chưa được quan tâm nhiều và kết quả thực hiện chưa cao như: xây dựng kế hoạch năm, hàng tháng chưa sát với thực tế, kế hoạch các tiết sinh hoạt trong tháng cho các khối không chi tiết; việc triển khai kế hoạch với giáo viên chỉ trao đổi hàng tháng vào cuộc họp Hội đồng nhà trường. Đối với học sinh cũng là những nội dung thông báo trong buổi chào cờ; chưa huy động được lực lượng đoàn viên trong chi đoàn giáo viên và các lực lượng giáo dục cùng phối hợp. Rất cần thiết đúc rút kinh nghiệm trong các hoạt động cấp trường hay các hoạt động tự chọn như các cuộc thi, giao lưu, tọa đàm với quy mô lớn, vì BGH không quản lý sát sao khâu này cho nên hầu như việc rút kinh nghiệm đều không được tiến hành.

Qua trao đổi với một số cán bộ Đội chúng tôi được biết:

Bản thân nhiều đồng chí giáo viên TPT Đội chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động; Việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm khó khăn, họ ngại không đề xuất với các giáo viên bộ môn, do gặp khó khăn trong xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động. Vì không có kế hoạch cụ thể nên cũng đã ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng các phòng bộ môn, nhà đa năng, trang thiết bị phục vụ hoạt động.

GV HS

dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Luận văn này trình bày nội dung điều tra về lý do học không hứng thú khi tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội và tìm hiểu nguyện vọng của học sinh về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra làmcăn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sốngở trường THCS Lê Quý Đôn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Biểu đồ 2.3: Lý do học sinh chưahứng thú khi tham giacác hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động của Đội

Ghi chú:

1.Nội dung không hấp dẫn. 2.Hình thức đơn điệu.

3.Chưa phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ động của học sinh. 4.Thiếu cơ sở vật chất.

5.Tổ chức chưa có kế hoạch.

6.Công tác đánh giá chưa được tốt.

7.Sự phối hợp các lực lượng chưachặt chẽ.

Sự đánh giá của giáo viên chủ nhiệm: qua điều tra các ý kiến đều cho rằng: 83,0% nội dung không hấp dẫn; 78,1% hình thức đơn điệu; 80.9%

không phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh; 81.7% thiếu cơ sở vật chất; 82,7% tổ chức chưa có kế hoạch; 77.8% công tác đánh giá chưa được tốt; 87,7% sự phối hợp các lực lượng chưa chặt chẽ.

Như vậy đa số giáo viên chủ nhiệmđều nhận thức đúng vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hiểu được lý do vì sao hoạt động giáo dục kỹ năng sốngđạt hiệu quả thấp tuy nhiên vẫn hạn chế trong quá trình tổ chức.

Sự đánh giá của học sinh: qua điều tra các ý kiến cho rằng: 95,1% nội dung không hấp dẫn; 89,7% hình thức đơn điệu; 83,7% không phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh; 78,2% thiếu cơ sở vật chất; 91.3% tổ chức chưa có kế hoạch; 92,8% công tác đánh giá chưa tốt; 87,3% sự phối hợp các lực lượng chưa chặt chẽ.

Kết quả trên cho ta thấy, đa số học sinh ở lứa tuổi đều rất thích khám phá những điều mới mẻ, sinh động; các em không thích sự nhàm chán; các em cũng có nhu cầu được khẳng định và thể hiện mình trước tập thể; các em rất cần những lời khen ngợi và sự đánh giá công minh.

Bảng 2.6: Nguyện vọng của học sinhvề hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội

STT Hình thức tổ chức

Mức độ thực hiện

R T BT CT

SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức mít tinh toàn trường 33 55,0 20 33,3 13 21,7 0 0 2 Tổ chức tham quan du lịch 58 96,7 32 53,3 6 10,0 0 0 3 Tổ chức viết bài dự thi 20 33,3 23 38,3 22 36,7 0 0

4 Tổ chức các CLB 47 78,3 13 21,7 0 0 0 0

5 Tổ chức giao lưu 23 38,3 23 38,3 19 31,7 0 0

6 Tổ chức sáng tác 23 38,3 23 38,3 19 31,7 0 0

7 Tổ chức toàn trường nghe nói

STT Hình thức tổ chức

Mức độ thực hiện

R T BT CT

SL % SL % SL % SL %

8 Tổ chức thi văn nghệ 32 53,3 20 33,3 13 21,7 0 0 9 Tổ chức thi đấu thể thao 44 73,3 16 26,7 0 0 0 0 10 Tổ chức xem biễu diễn nghệ thuật 32 53,3 20 33,3 13 21,7 0 0 11 Thi giải quyết tình huống về đạo

đức 14 23,3 23 38,3 22 36,7 1 1,7

12 Tổ chức hoạt động theo nhóm 8 13,3 20 33,3 31 51,7 1 1,7 13 Tổ chức các cuộc thi giữa các đội

tuyển của các lớp, các khối 23 38,3 28 46,7 14 23,3 0 0

14 Tổ chức Hội trại 32 53,3 17 28,3 16 26,7 0 0

15 Tổ chức thi làm báo tường. 23 38,3 23 38,3 19 31,7 0 0 16 Tổ chức các trò chơi dân gian 32 53,3 22 36,7 11 18,3 0 0 17 Tổ chức diễn tiểu phẩm và hùng

biện 20 33,3 32 53,3 13 21,7 0 0

Sau khi điều tra nguyện vọng của học sinh kết quả cho biết học sinh thích những nội dung và hình thức hoạt động rất cụ thể như:

Về nội dung

-Hoạt động chính trị - xã hội các em thích các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện, tham quan các hoạt động văn hoá ở địa phương như lễ hội, tổ chức thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm.

-Hoạt động văn hoá - văn nghệ các em thích xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, Hội trại...

-Hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí các em thích các trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ, thi đố.

-Hoạt động lao động, khoa học kỹ thuật các em thích tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học, những tấm gương sáng trong học tập.

-Hoạt động lao động công ích các em thích được trang trí lớp học, chăm sóc và trông cây cảnh ở quanh lớp học và trong trường.

Về hình thức

-Học sinh thích tổ chức tham quan du lịch, các cuộc thi giữa các đội tuyển, Hội trại, tổ chức các trò chơi, em biểu diễn nghệ thuật, tổ chức giao lưu, các câu lạc bộ.

-Học sinh không thích các hình thức như viết bài dự thi, nghe nói chuyện toàn trường.

-Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Hiệu trưởng cần chỉ đạo đội ngũ giáo viên lựa chọn những hình thức, nội dung hoạt động phù hợp với tâm tư và nguyện vọng của học sinh từ đó phát huy các năng lực sở trường, khả năng sáng tạo của học trò.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 53 - 61)