PHAN THANH ANH CÓ thể xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc sau tuổi đ

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 33 - 35)

CÓ thể xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc sau tuổi đi học mới có triệu chứng bệnh.

Thông qua nghiên cứu cơ chế nhiễm độc thần kinh do chì, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, chì có thể làm rối loạn khả năng điều khiển kiểm soát của canxi trong các tế bào, phá vỡ cơ chế ổn định trong tế bào. Điều này đã được chứng minh qua hai phương diện: Một là phương diện giải phẫu, hai là hệ thống chuyển giao chất thần kinh. Cả hai phương diện đều có vai trò quan trọng trong điều tiết phản ứng tình cảm, quá trình ghi nhớ và học tập.

Nghiên cứu về mặt thần kinh giải phẫu học cho thấy, tác dụng độc tính của chì có thể phá hoại màng ngăn máu não. Trước tiên là gây nên sự tổn thương tế bào chất keo hình sao, tiếp đó là gây nên tổn hại tê bào chất trong tĩnh mạch nhỏ, từ đó tạo nên sự phá hoại các thành phần kết cấu chủ yếu, nhất là trên màng máu não.

Trong não, chì tập trung gây hại chủ yếu ở một số khu đặc biệt. Bộ phận đầu tiên bao gồm khu trước trán, vỏ não và tiểu não. Mà tổn hại khu trước trán vỏ đại não có thể gây nên phân tán sức chú ý. Đã từng có báo cáo rằng những tổn hại này có thể làm cơ thể trẻ em có lượng chì trong máu tiếp tục ở vào mức xấp xỉ từ 100 - 140mg/l.

TRỊ BỆNH HIẾU ĐỘ NG ở TRẺ EM 35

Các nghiên cứu về sinh lí học trẻ em cho ràng, trúng độc chì có thể ảnh hưởng đến chức năng xử lý tổng hợp cảm giác thần kinh. Ví dụ như sự giảm chức năng xử lý thính giác, không thể kịp thời phản ứng với một số trắc nghiệm nào đó, thành tích học tập giảm sút, chức năng cảm giác tư thệ và cân bằng bản thân bị tổn thương, v ề lâm sàng, xuất hiện chứng nhuyễn thể dương tính.

Những tài liệu trên đây cũng cho thấy tác dụng độc tính của chì đối với hành vi tâm lý thần kinh của trẻ, gây nên sự mất tập trung sức chú ý. v ề lâm sàng, biểu hiện đặc trưng bệnh hiếu động ở trẻ là trở ngại về nhận biết và hoạt động nhiều.

Chì là một nguyên tố kim loại có độc với thần kinh, nên lý tưởng nhất là trong cơ thể trẻ em không nên có một chút chì nào. Tuy nhiên,trong môi trường sống hiện đại chì lại có*mặt ở khắp nơi. Thông thường người ta cho rằng, chì trong cơ thể trẻ em chủ yếu từ hai nguồn: Thứ nhất là từ cơ thể mẹ truyền vào, nếu như cơ thể mẹ có quá nhiều chì, trong thời kỳ mang thai, chất chì này có thể thông qua nhau thai vào thai nhi. Sau khi sinh ra, chất chì trong cơ thể mẹ có thể thông qua sữa đi vào trẻ. Nguồn thứ hai là trẻ tiếp xúc với môi trường chung quanh và bị nhiễm chì. Chì có thể từ ô nhiễm công nghiệp như xăng có chì, đồ dùng và đổ chơi có chì

36 PHAN THANH A N H

mà trẻ cắn, ngậm phải, ô nhiễm than đốt, môi trường quanh nhà, sơn dầu và thức ăn có chứa hàm lượng chì cao như vỏ trứng, bỏng ngô...

Tỷ trọng của chì nặng hơn không khí, vì thế nó bị chìm trong không khí, tập trung trong lớp không khí cách mặt đất khoảng Im, càng gần mặt đất thi nồng độ chì trong không khí càng cao. Do chiều cao trẻ em còn thấp, nên chúng rất dễ hô hấp phải chì trong không khí. Nồng độ chì trong máu của trẻ nhà ở gần đường giao thông cao hơn so với trẻ em ở cách xa đường, bởi vì lượng xe tham gia giao thông ở đường quốc lộ dày đặc và thải ra rất nhiều chì, gây nên hiện tượng trẻ em ở gần đường quốc lộ dễ trúng độc chì hơn trẻ em ở xa đường quốc lộ. Mặt khác, chúng ta có thể xét từ tỉ lệ hấp thu chì ở đường tiêu hóa: có 50% chì được trẻ hấp thu trong đường tiêu hóa làm cho dạ dày của trẻ rất nhanh rỗng, và trong trạng thái dạ dày rỗng thì việc hấp thu chì tăng mạnh, tăng thêm nguy cơ trúng độc chì ở trẻ.

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 33 - 35)