Trẻ bị bệnh hiếu động có bị ngốc không?

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 85 - 87)

ở phòng khám thần kinh và phòng khám tư vấn tâm lý trẻ em, hàng ngày tôi thường gặp những tình huống như thế này: Các bậc cha mẹ hoặc giáo viên khi đưa con cái hoặc học sinh đến chữa trị thường kể lể rằng thành tích học tập của trẻ kém và yêu cầu kiểm tra xem liệu có phải trí lực của trẻ kém.

Các bác sĩ thường hỏi về bệnh sử theo thói quen nghề nghiệp, từ quá trình sinh, quá trình sinh trưởng phát triển, chế độ dinh dưỡng và những biểu hiện ở nhà hoặc ở trường của trẻ... để tìm hiểu tình hình của trẻ.

TRỊ BỆNH HIẾU DỘNG ở TRẺ EM 87

Khi hỏi đến tình hình ở trường, giáo viên hoặc cha mẹ thường nói rằng thành tích học tập của trẻ lúc cao lúc thấp, dao động rất lớn, chẳng hạn cùng một đề thi, khi kiểm tra trên lớp thì có lỗi sai, chỉ đạt 3 - 4 điểm, thế nhưng khi làm lại một lần nữa thì kết quả làm hoàn toàn đúng, đạt 10 điểm. Cũng có bậc cha mẹ cho biết trẻ làm bài tập thường qua loa, cẩu thả, rõ ràng phải biết làm như thế nào rồi nhưng không tập trung, không thể điều khiến được, trả lời lung tung, chỉ khi đứng bên cạnh giám sát mới không bị sai. Nhưng mục đích cuối cùng lại đều muốn hỏi bác sĩ là liệu trẻ có bị ngô' không ?

Theo định nghĩa bệnh hiếu động ở trẻ, trí lực của trẻ mắc bệnh hiếu động là hoàn toàn bình thường, điều này có thê kiêm tra qua trắc nghiệm IQ và kiểm tra phản ứng thích ứng xã hội. Nếu như kết quả trắc nghiệm IQ và kết quả kiểm tra phản ứng thích ứng xã hội thấp hơn mức bình thường thì không thể chẩn đoán là bệnh hiếu động. Có lúc kết quả trắc nghiệm IQ biểu thị mức IQ của trẻ ở “trạng thái vùng ven” ( chỉ số IQ 70-84), như vậy có thể là nguyên nhân trong quá trình trắc nghiệm trẻ không tập trung, đặc biệt là trẻ bị bệnh hiếu động liên tục kết quả trắc nghiệm IQ có thể thấp, nhưng đây là điểm không có tính đặc thù.

Thông qua trắc nghiệm IQ trẻ độ tuổi đi học WISC (WISC-R), cách này có thể cho biết chỉ số IQ (VIQ), chỉ số thao tác (PIQ), chỉ sô' tổng hòa (FIQ)

8 8 PHAN THANH ANH

của người được trắc nghiệm. Chúng tôi đã tổng kết kết quả của 380 trường hợp học sinh bị bệnh hiếu động bằng trắc định WISC-R. Tuy VIQ, PIQ và FIQ của những trẻ này đều bình thường nhưng gần 1/4 VIQ và PIQ chênh lệch là hơn 10 điểm, PIQ được điểm cao hơn VIQ. Hiện tượng này sau khi dùng thuốc Ritalin có thể được cải thiện.

Thành tích học tập của trẻ bị bệnh hiếu động dao động lớn như vậy có liên quan mật thiết đến sức chú ý không tập trung, hoạt động nhiều, trở ngại nhận thức và hành động không thể tự khống chế được của trẻ.

Nếu như chỉ sô IQ của một trẻ nào hạ thấp một cách rõ rệt thì không thể chẩn đoán là bệnh hiếu động mà nên xét đến các trường hợp khác.

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)