Biểu hiện của bệnh hiếu động ở trẻ trong độ tuổi đi học?

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 50 - 53)

trong độ tuổi đi học?

Tuổi đi học là chỉ trẻ từ 6 - 12 tuổi. Trẻ bị bệnh ở thời kỳ này có thể xuất hiện những biểu hiện điển hình và rõ rệt. Tóm lại, có hai triệu chứng chủ yếu và một số triệu chứng thường gặp khác là:

+ Sức chú ý không tập trung; Điều này thường được công nhận là một trong những biểu hiện chủ yếu của bệnh, là triệu chứng để nhận biết về bệnh. Những nghiên cứu hiện đại đã phát hiện, trẻ bị bệnh có các biểu hiện như sự mất tập trung, phân tán chú ý, hoàn thành không tốt các bài tập, khả năng kiềm chế và lựa chọn phản ứng vận động kém. Biểu hiện thường gặp nhất là: trong giờ học không tập trung, không nghiêm túc nghe giáo viên giảng bài, dễ bị phân tán lôi cuốn từ bên ngoài, mắt nhìn lên bảng

52 PHAN THANH ANH

nhưng không chú ý, thầy cô giáo giảng gì cũng không nghe thấy, khi giáo viên gọi thì hốt hoảng, không trả lời được, v ề nhà làm bài tập thì lúc làm lúc nghỉ, những bài tập chỉ cần 30 phút để hoàn thành thì mất đến hàng giờ thậm chí nhiều hơn. Cho dù khi thi, cũng xuất hiện hiện tượng không tập trung mà không có cách nào để điều khiển, không thể hoàn thành bài thi đúng giờ. Làm bài tập do qua loa nên thường sai, làm mọi việc đều không có trình tự, bỏ dở nửa chừng và thường làm cho người khác có cảm giác khó chịu.

+ Hoạt động quá nhiều: Là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhà, ở trường hay đến nơi lạ khác, trẻ thường tỏ ra quá hiếu động, không nghe lời, không thể khuyên bảo được. Khi lên lớp, không thể ngồi yên nghe giảng mà làm rất nhiều việc riêng, quay trái quay phải, hoặc đứng lên, nghiêm trọng hơn là rời khỏi chỗ và đi lại lung tung trong lớp, như đi đến cửa sổ để xem xem âm thanh ngoài sân vận động là thê nào, tại sao lại có âm thanh đó và thường xuyên vi phạm kỷ luật trong lớp. Cho dù có bị phạt thì lần sau vẫn phạm phải, lên lớp nói chuyện thậm chí còn nói to, nói leo, hay gây mất trật tự. Những hành động này thường đường đột, xung động, mạo hiểm, làm việc không có suy nghĩ, hoặc bất chấp hậu quả, có lúc còn có tính mạo hiểm, hung bạo và phá hoại.

TRỊ BỆNH HIẾU ĐỘNG ở TRẺ EM 53

Ngoài hai đặc trưng chủ yếu trên, còn có một số triệu chứng khác, bao gồm cả xung động hành vi và tình cảm, trở ngại nhận biết, thành tích học tập không tốt và có tính dao động lớn, nhưng trí tuệ của trẻ bị bệnh thì bình thường. Nói một cách cụ thể, tính xung động biểu hiện là tình cảm tinh thần không ổn định, dễ bị kích động, dễ quá kích thích, dễ bị ảnh hưởng của ngoại cảnh, dễ giày vò mà nản lòng, mất ý chí, không tiếp thu những lời khuyên tốt của mọi người, dễ cáu, thậm chí còn xuất hiện hành vi có tính công kích.

Trở ngại nhận biết có thể là một đặc điểm khác của trẻ bị bệnh. Biểu hiện cụ thể là: viết lộn nét, viết ngược, viết sót chữ, lẫn lộn giữa dấu “+” và dấu Ví dụ, kết quả của phép cộng 8 + 6 = 41 (viết lộn vị trí của 14) hoặc viết bằng 2 (biến phép cộng thành phép trừ), viết b thành d, p thành q hay “con yêu mẹ” viết thành “mẹ tôi” ...

Do khi lên lớp tư tưởng không tập trung, không chú ý nghe giảng, hoạt động nhiều, hành vi xung động, kết quả học tập có sự thay đổi lớn, ví dụ như cùng một đề thi thì làm lạc đề, kết quả có thể chỉ được 2 đến 3 điểm. Nhưng dưới sự giám sát của thầy giáo, khi kiểm tra lại kết quả có thê đạt 8, 9 điểm, thậm chí 10 điểm. Kết quả 2 lần có sự sai khác lớn làm mọi người khó tin. Rõ ràng sự tồn tại

54 PHAN THANH ANH

của các nhân tố như trở ngại nhận thức, ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)