Thế nào gọi là trở ngại nhận thức?

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 73 - 75)

Các nhà tâm lý học, giáo dục học và bác .sĩ thần kinh thường nhắc đến chứng “trở ngại nhận thức” và coi trở ngại này là biểu hiện đặc trưng của một số bệnh.

Muốn hiểu được “trở ngại nhận thức”, trước tiên hiểu rõ thế nào là “nhận thức”.

Vào những năm 50 của thê kỷ XX, rất nhiều nhà tâm lý học cho rằng quá trình nhận biết ở trẻ em thực chất là quá trình phát triển tâm lý. Trong hoạt động động tác ở mức cảm giác - cơ quan cảm giác đầu tiên của trẻ, cùng với trẻ tham gia điều tiết để nhận biết sự vật, đó cũn^ chính là lúc đứa trẻ biết dùng cách tương tự đê thử tiếp xúc vói những vật mới, dùng cách mới để đối phó với những vấn đề bằng khả năng ngôn ngữ mà trẻ có được, dần dần

TRỊ BỆNH HIẾU DỘNG ở TRẺ EM 75

chúng sẽ biết dùng ký hiệu khái niệm hóa. Giải tỏa là hình thức hoạt động tư duy chủ yếu của trẻ, là trình tự tâm lý, cũng là quá trình chuyển đổi thông tin. Quá trình thao tác thêm hoặc bớt cũng là một loại tính toán, tính toán giúp trẻ em có thê tiến hành các hoạt động như: Tư duy so sánh, phân loại, xếp thứ tự. Tóm lại, nhận thức chính là quá trình tri giác, ghi nhớ và tư duy. Trên cơ sở tri giác ghi nhớ và tư duy thì chủ thể của xử lý nhận thức cùng với sự phát triển các thao tác ký hiệu của hình thức nhận biết cấp cao như giá thiết, đánh giá và suy luận logic ngày càng phát triển. Sự đánh giá ở dây là chỉ quá trình tư duy hoặc kết quả tư duy của trẻ trong việc giải quyết vấn đề. Có 2 loại tư duy khác nhau: Một loại gọi là xung động, một loại gọi là thận trọng vững chắc; cả hai loại đều có liên quan đến đặc trưng khí chất bẩm sinh. Còn suy luận logic là hình thức tư duy theo kiểu “nếu... thì....”

Những nghiên cứu về sự phát triển nhộn biết của trẻ trên thế giới mấy năm gần đây cho thấy, nhận biết bao gồm: Khái niệm số học, khái niệm tự nhiên (tương tự như thời gian, quan hệ không gian, vận động khách quan, sinh vật và phi sinh vật); tư duy (khả năng phân loại khái quát, khả năng phán đoán và suy luận logic, khả năng lí giải); và trí nhớ. Sự phát triển nhận biết của trẻ là quá trình từ gần đến xa, từ cụ thể đến toàn bộ, từ mặt trong đến mặt

76 PHAN THANH ANH

ngoài, từ nông đến sâu; nhận biết trực tiếp và gián tiếp, lúc mất lúc có, tức là lúc liên tục, lúc phân giai đoạn. Quá trình nhận biết không giống nhau, trong đó có thời kỳ nhanh và thời kỳ ổn định tương đối. Sự phát triển nhận thức của trẻ thường chịu ảnh hưởng của cảm xúc ban đầu.

Từ đó có thể thấy, trỏ ngại nhận biết thực chất chính là trở ngại trong quá trình phát triển tâm lý, trẻ bị bệnh xuất hiện các vấn đề về khái niệm, sô học, khái niệm lự nhiên, tư duy và trí nhớ... v ề học tập, các hiện tượng thường gặp như khi viết thường viết sót, viết lên dòng xuống dốc, viết sai, viết ngược hoặc lộn vị trí các nét. Ví dụ như, viết “b” thành “d”, “6” thành “9”, “+” thành

Trở ngại nhận biết không chỉ xuất hiện ở trẻ bị bệnh hiếu động, mà còn có thể xuất hiện ở những trẻ khó khăn trong học tập, có lúc cũng xuất hiện ở trẻ bình thường. Vì vậy, phải kết hợp tình hình cụ thể của trẻ đê tổng hợp phân tích mới đưa ra được kết luận một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)