Thiếu kẽm có gây nên bệnh hiếu động ỏ trẻ không?

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 35 - 37)

trẻ không?

Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hiếu động ở trẻ, vấn đề này đã trở thành mối quan tâm chung của giới y học, giáo dục và các bâc cha me.

TRỊ BỆNH HIẾU ĐỘNG ở TRẺ EM 37

Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể người, là thành phần tạo nên rất nhiều men, như cacbonnic anhydrase có liên quan đến sự thay thế năng lượng, thúc đẩy sự trao đổi CO2 và men có liên quan đến sự thay thế nucleic, điều tiết ADN, thúc đẩy sự hợp thành albumin, ngoài ra còn tham gia vào quá trình miễn dịch, đặc biệt nam giới lại cần lượng men cao hơn nữa. Kẽm có trong cá, trứng, thịt, phôi lúa mạch, gạo, pho mát, quả hạnh, men. Tỷ lệ kẽm trong các thức ăn động vật và các thức ăn thông thường là; thức ăn có nguồn gốc động vật > thức ăn loại đậu > thức ăn ngũ cốc > rau xanh và hoa quả.

Khi cơ thể người thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục, nội tiết và chức năng miễn dịch, gây nên trở ngại sinh trưởng ở trẻ, trí tuệ kém phát triển, sức chú ý suy giảm và gây ra hoạt động nhiều với một sô triệu chứng khác nhau như: bệnh loét miệng tái phát nhiều lần, vết thương khó lành và sở thích ăn lạ thường (thích ăn bùn đất, than, giấy, vách tường). Vì vậy, khi trẻ em hoạt động nhiều và sức chú ý không tập trung mà có những triệu chứng trên đây thì nên cảnh giác rằng liệu đó có phải là do thiếu kẽm gây nên không. Kiểm tra nồng độ kẽm trong huyết thanh có thể chẩn đoán rõ ràng.

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)