Thế nào là hành vỉ thích ứng xã hội?

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 75 - 78)

Hành vi thích ứọg xã hội là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển tâm lý, cũng là bộ phận hợp thành chủ yếu của trí tuệ cá thể. Các nhà tâm lý học về trẻ em cho rằng phản ánh trí tuệ của một đứa trẻ bao gồm 2 bộ phận lớn là: chỉ số thông minh và

TRỊ BỆNH HIẾU ĐỘNG ỏ TRẺ EM 77

khả năng thích ứng xã hội. Chỉ sô thông minh là kết quả được trắc nghiệm thông qua dụng cụ đo đạc nhất định, còn hành vi thích ứng là một khả năng sống thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài, tức là khả năng đối phó và thích ứng cần có của cá thể với xã hội và môi trường lự nhiên xung quanh. Nhà nghiên cứu về phát dục trẻ em nổi tiếng thế giới Ernesto lại biểu thị năng lực này bằng khả năng thích ứng vật. Đây là khả năng tổng hợp, phân tích của trẻ với sự vật bên ngoài và cũng là khả năng vận dụng kinh nghiệm đã qua để giải quyết vấn đề mới. Còn khả năng thích ứng là khả năng giao lưu vói người khác và khả năng sống của trẻ. Hiệp hội trí lực thấp của Mỹ (AAMD) định nghĩa hành vi thích ứng là “tính hữu hiệu của cá thể thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội”, sau đó lại định nghĩa chính xác hơn là “cá nhân có thê độc lập xử lý cuộc sống hàng ngày và có trách nhiệm với xã hội, gia đình ở mức độ hợp lý so với độ tuổi và mức độ kỳ vọng của điều kiện văn hóa xã hội mà trẻ ở” và coi đây là tiêu chuẩn chẩn đoán hiện tượng trí lực thấp có biểu hiện là thiếu khả năng thích ứng với môi trường.

Giáo sư Tả Đôn Hoa - chuyên gia bệnh thần kinh trẻ em nổi tiếng của Trung Quốc vào năm 1988 đã lấy biểu lượng “kiểm tra năng lực sống xã hội s - M” của Nhật Bản làm gốc, tiến hành công việc tiêu chuẩn hóa lại và tiêu chuẩn này đã trở

78 PHAN THANH ANH

thành biểu lượng hành vi thích ứng thích hợp với tình hình Trung Quốc, gọi đó là “biểu lượng khả năng thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở”. Biểu lượng này dùng cho độ tuổi từ 6 tuổi đến 15 tuổi. Trong đó, hành vi thích ứng được đánh giá chia làm 6 lĩnh vực:

+ Năng lực sống độc lập: Bao gồm khả năng tự ãn uống, thay quần áo, mặc quần áo, tự lo đại tiểu tiện, vệ sinh cá nhân như (tắm, rửa mặt, đánh răng, gội đầu, chải đầu, cắt móng tay, quét và sắp xếp trang trí phòng).

+ Khả năng vận động: Bao gồm việc đi lại, lên bậc thang, qua đường, qua cửa, chơi ở ngoài, đến những nơi thường đi, tự đi học, nhận biết tín hiệu giao thông, tuân thủ quy tắc giao thông, dùng phương tiện giao thông tự đến những nơi lạ...

+ Khả năng cá nhân; Làm bài tập, rót sữa, chuẩn bị và dọn dụng cụ ăn, cắt hình tròn, mở nắp lọ, cởi dây giày, dùng ốc vít, dùng đồ điện, đun nước sôi, nấu ăn, sử dụng máy tính, sửa dụng cụ gia đình...

+ Giao lưu: Nói, hiểu những mệnh lệnh đơn giản, nói ra tên và họ của mình, nói ra những tin đã nghe được, nói chuyện, gọi điện, đọc và hiểu những sách và báo đơn giản, viết tin nhắn, viết thư và nhật ký, tra từ điển.

TRỊ BỆNH HIẾU ĐỘNG ở TRẺ EM 79

+ Tham gia các hoạt động lập thể: Chơi trò chơi, cùng chơi với các bạn, tham gia trực nhật trong lớp, trong trường và các hoạt động ngoại khóa, tham gia các cuộc du lịch của trường...

+ Quản lý bản thân: Thường tự mình độc lập

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)