PHAN THANH ANH Tổn thưởng não có liên quan đến bệnh

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 45 - 46)

Tổn thưởng não có liên quan đến bệnh hiếu động ở trẻ không?

Nãm 1984, rất nhiều học giả cho rằng bệnh hiếu động là hậu quả của quá trình mang thai, sinh nở và thời kỳ đầu trẻ mới sinh làm cho trẻ nhỏ bị tổn thương não bộ.

Thời kỳ mang thai: Thời kỳ này do người mẹ có sức khỏe yếu, nhiều bệnh hay uống một loại thuốc nào đó, say rượu, hút thuốc, bị kích thích tinh thần, suy dinh dưỡng, sinh hoạt không điều độ, phá thai không thành...

Thời kỳ sinh nở: Các sát thương, sinh sớm, khó sinh, mổ đẻ, thiếu ôxy khi sinh, mất máu trong khi sinh nở.

Thời kỳ mới sinh: Là thời kỳ trẻ còn nhỏ và tuổi mẫu giáo bị suy dinh dưỡng, não bộ bị thương và bị các chứng viêm.

Bị thương não do các nhân tố trên gây ra là rất nặng, có thể xuất hiện các di chứng như trở ngại trí tuệ hoặc tê liệt não, nhưng nếu như tổn thương não không nặng thì có thể làm cho trẻ em sau khi sinh ra có biểu hiện như: khả nâng tự điều khiển thấp, khi học tập sức chú ý phân tán, học tập khó khăn. Quan điểm này được đưa ra từ năm 1902 khi đã được rất nhiều các chuyên gia khẳng định. Năm 1949 các nhà khoa học đã công nhận đây là tổn

TRỊ BỆNH HIẾU E)ỘNG ở TRẺ EM 47

thương não nhẹ, vì thế có ý định đặt tên là chứng tổng hợp tổn thương não nhẹ MBD, đây là một khái niệm rất mới.

Nhưng trên thực tế trong công tác lâm sàng, một sô trẻ em có bị tổn thương não rõ rệt nhưng lại không có biểu hiện của bệnh hiếu động, mà những trẻ em có một số biểu hiện của bệnh hiếu động lại không tìm thấy những chứng của tổn thương não.

Xét từ các tình hình trên, không thể chứng minh rằng tổn thương não có thể gây nên bệnh hiếu động, nhưng cũng không thể phủ định có một số trẻ em bị bệnh hiếu động có một sô liên quan đến tổn thương não nhẹ. Tóm lại, cần chú ý giữ gìn sức khỏe thời kỳ mang thai, khi sinh nở và thời kỳ trẻ sơ sinh thì mới có thể có tác dụng tích cực trong việc phòng bệnh hiếu động.

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)