PHAN THANH ANH Thuốc chống động kinh có gây nên

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 37 - 39)

Thuốc chống động kinh có gây nên bệnh hiếu động ỏ trẻ không?

Bệnh động kinh thường dẫn đến sự thay đổi trong ý thức và có triệu chứng co giật cơ thể, đây là bệnh thường gặp trong chẩn đoán chuyên khoa thần kinh. Để phòng bệnh phát tác giảm tổn hại tới não, thì trẻ em bị mắc bệnh động kinh cần phải dùng thuốc chống động kinh trong thời gian dài. Thường thì sau khi khống chế được sự phát tác còn phải dùng 4 - 6 năm nữa. Hiện nay, nhiều nước công nhận một số thuốc chống động kinh thường dùng và có hiệu quả là: phenobarbital (luminal), phenytoin sodium, priml - donum, my soline, sodium, valproate và carbama zepine dĩa zepamun, nitra zepam, clonazepam đều dùng để khống chê phát bệnh động kinh. Các thuốc động kinh loại mới như topamx ở Trung Quốc cũng được dùng rộng rãi.

Trong những thuốc trên, phenobarbital gây nên hiện tượng không tập trung sức chú ý và hoạt động nhiều ở trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ em bị bệnh động kinh, dùng thuốc phennobarbital trong một thời gian dài cho dù liều lượng thuốc dùng trong phạm vi cho phép thi cũng có đến 40% trẻ em có sự thay đổi về tính cách và hành vi, sức chú ý không thể tập trung, hoạt động quá độ, không thể tự điều khiển được mình. Do trong giờ học sức

TRỊ BỆNH HIẾU ĐỘNG ở TRẺ EM 39

chú ý phân tán, nên về mặt nhận biết cũng sinh ra những trở ngại, kết quả là ảnh hưởng đến thành tích học tập.

Cần phải đồng thời chỉ ra rằng, trẻ bị bệnh động kinh có thể phát kèm theo những trở ngại tinh thần, xuất hiện những trạng thái tinh thần và hành vi khác thường. Nếu vậy, làm thế nào để phán đoán chứng hiếu động và sức chú ý không tập trung là một loại triệu chứng tinh thần tồn tại trong bản thân của bệnh động kinh, hay là do tác dụng phụ của thuốc phenobarbital gây n n? Đơn giản nhất và khả thi nhất là hỏi bệnh sử một cách kỹ càng tỉ mỉ, n n tìm hiểu những triệu chứng đó sinh ra trước khi dùng thuốc hay sau khi dùng thuốc. Nếu triệu chứng đó có trước khi dùng thuốc thì điều đó chứng minh rằng những triệu chứng này là do bản thân bệnh gây n n mà không phải do việc dùng thuốc gây n n.

Nếu như sau khi dùng thuốc mới xuất hiện triệu chứng đó thì rất có thể là do tác dụng của thuốc gây ra.

Ngoài ra, phenytonin sodium cũng có thể gây ra những thay đổi về chức năng nhận biết của trẻ bị bệnh, xuất hiện một sô' biểu hiện tương tự như bệnh hiếu động ở trẻ. Carbamzepine có tác dụng chống bệnh động kinh tốt, một số học giả cho là thuốc

40 PHAN THANH ANH

hàng đầu để trị bệnh động kinh ở trẻ, nhưng gần đây cũng có những thông tin thuốc này có thể gây ra những phản ứng thần kinh, vì thế cũng cần phải cẩn thận khi dùng.

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)