Môi trường có ảnh hưởng đến sự hình thành bệnh hiếu động ở trẻ không?

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 39 - 41)

thành bệnh hiếu động ở trẻ không?

Nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học nghi n cứu về mối quan hệ giữa phát triển tính cách của trẻ và giáo dục gia đình đã phát hiện ra rằng, sự phát triển khả năng tự khống chế của trẻ có mối quan hệ rất rõ rệt với phương pháp giáo dục của gia đình và sự phát triển khả năng tự khống chế của trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường. Kết quả nghi n cứu cho thấy, những trẻ em từ sau 3 tuổi có thể hoàn thành một số nhiệm vụ cụ thể theo y u cầu của người lớn, có khả nâng tự điều khiển bước đầu và khả năng này tăng dần theo tuổi của trẻ. Đặc biệt là sau khi 5 tuổi, phát triển rất nhanh, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến biểu hiện hành vi tự điều khiển của trẻ. Ví dụ như, do môi trường hoàn cảnh lúc đó mà hứng thú trẻ theo đuổi hoạt động đó; sự hướng dẫn bằng lời nói một cách cẩn thận và tổ chức hoạt động tốt của người lớn với trẻ cũng như dùng cách kết hợp vai trò môi trường và tình cảm để tăng động cơ cho trẻ theo một hoạt động nào đó... Ngoài ra, sự lôi cuốn của các hoạt động lý thú ngoài

TRỊ BỆNH HIẾU ĐỘNG ở TRẺ EM 41

trời cũng làm tăng biểu hiện hành vi tự điều khiển của trẻ. Đó là bởi vì khi các hoạt động lý thú ngoài trời thu hút trẻ, mức căng thẳng của sự tự điều khiển cần thiết biểu hiện hành vi tự điều khiển ban đầu mà trẻ phải duy trì cao hơn so với mức tăng trưởng vốn có. Điều này có nghĩa là cần phải tăng động cơ để nâng cao khả năng tự điều khiển của cá thể, đồng thời có thể giảm căng thẳng. Những đứa trẻ quá nhỏ không thể phát huy động cơ của chúng một cách có hiệu quả, vì thế khả năng tự khống chế sẽ thấp hơn so với mức độ căng thẳng, từ đó giảm bớt biểu hiện hành vi tự điều khiển. Động cơ cao, căng thẳng thấp là điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện hành vi tự khống chế. Thông qua thay đổi mức căng thẳng và mức động cơ có thể làm trẻ thay đổi hành vi tự khống chế. VI vậy, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng thói quen có thể làm phương pháp giáo dục hành vi tự khống chế ở trẻ. Với những trẻ em tuổi lớn hơn thì tác dụng càng rõ rệt.

Các nhà tâm lý học cho rằng, sự phát triển hành vi tâm lý của con người tăng lên và phát triển theo tuổi tác. Từ hình thê dẫn đến bản chất, từ chức năng đơn giản đến phức tạp, từ chiều sâu đến chiều rộng đều có sự tăng lên. Đê bồi dưỡng sự tập trung của trẻ cần loại bỏ sự can thiệp của bên ngoài, đảm bảo sinh hoạt có quy luật, tạo không khí gia đình

42 PHAN TH ANH AN H

hòa thuận, hoạt động xã hội phải tránh tổn thương tinh thần để làm cho trẻ duy trì trạng thái tâm lý và tình cảm tốt, có ích cho sự phát triển hành vi tâm lý. Môi trường và sự giáo dục của cha mẹ không tốt, như thường đánh chửi con cái, sự thiếu yêu thương đối với con cái, sự không thống nhất trong phương pháp giáo dục của cha mẹ và sự yêu chiều con cái quá mức đều gây nên những lệch lạc, trở ngại hành vi tâm lý của trẻ. Có một nhóm trẻ em bị bệnh hiếu động được gọi là “hoạt động nhiều do tình cảm”, chỉ ở trường hoặc ở nhà mới biểu hiện sức chú ý không tập trung và hoạt động quá độ, sự phát bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn của cách giáo dục của gia đình và nhân tố tâm lý xã hội. Hiệu quả điều trị bằng thuốc kích thích trung khu thần kinh với những trẻ bị bệnh này rất thấp.

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)