Những cơ chế hình thành sự phát bệnh hiếu động ở trẻ?

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 41 - 45)

hiếu động ở trẻ?

Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế phát bệnh của bệnh hiếu động ở trẻ đến nay vẫn chưa rõ. Hiện nay những nghiên cứu về di truyền, giải phẫu não, thần kinh sinh hóa (chủ yếu là sự mất cân bằng giữa dopaamine và noradrenaline bitartrate), sinh lý thần kinh, nhân tố tâm lý xã hội của các phương diện khác đều có một số liên quan.

TRỊ BỆNH HIẾU DỘNG ở TRẺ EM 43

+ Di truyền: Sự phát bệnh của bệnh này trong một khoảng thời gian dài trở lại đây được phát hiện là có khuynh hướng gia tộc. Những nghiên cứu thời kỳ đầu cho thấy tính tập hợp gia tộc có liên quan đến di truyền. Trong quan hệ họ hàng cấp 1, 2 có người bị chứng hiếu động thì tỷ lệ phát bệnh ở trẻ em là rất cao. Thông qua nghiên cứu đối chiếu đối với trẻ bị bệnh, ở thời kỳ niên thiếu họ cũng từng bị bệnh là rất nhiều. Tỷ lệ bệnh ở các cặp song sinh của trẻ bị bệnh cao hơn 3 lần so với nhóm được đối chiếu.

+ Tổn thương não nhẹ: Đại não bị tổn thương, đặc biệt là người bị tổn thương lá trán có thể xuất hiện các hành vi khác thường như trở ngại về sức chú ý và hoạt động nhiều. Vì vậy có người cho rằng, bệnh hiếu động có thể do tổn thương não hoặc bệnh dịch gây nên. Nhưng những năm gần đây có nhiều học giả thông qua nghiên cứu đối chiếu các ca bệnh một cách nghiêm túc đã chứng minh rằng tỷ lệ khác thường thần kinh trung khu và tổn thương não rõ rệt ở trong số trẻ em bị mắc bệnh này là không cao.

+ Thần kinh sinh hóa: Theo những nghiên cứu thực nghiệm ở động vật và đối với người từ những góc độ khác nhau đã chỉ ra rằng, trẻ em bị bệnh này chủ yếu là do sự chuyển giao catechin trong não khác thường. Đo nồng độ tuyến tố thượng thận và

44 PHAN THANH ANH

dopa - amine của dịch não, máu và nước tiểu, duy trì giả thuyết giảm thấp đổi mới tuyến tố thượng thận và dopa - amine, kết quả trắc nghiệm dịch não trẻ bị bệnh là tỷ lệ đổi mới dopa - amine giảm thấp hoặc tính mẫn cảm của dopa - amine lãng cao. Hiện đã chứng minh giả thuyết dopa - amine của bệnh, có một số người đã làm so sánh giữa tình trạng thay thế cơ chế của trẻ bị bệnh và trẻ bình thường, không phát hiện ra sự khác biệt.

+ Giải phẫu thần kinh: Mấy năm gần đây sử dụng tố đổng vị để áp dụng hàng loạt kỹ thuật quét tạo ảnh bề mặt phát xạ quang tử đơn để kiểm tra huyết lưu trong não, đã phát hiện ra huyết lưu của khu trung ương lá trán và hạt dạng vệt ỏ trẻ em bị bệnh giảm. Những nghiên cứu khác cũng phát hiện, cho dù ở nhóm trẻ bị trở ngại về sức chú ý có kèm theo bệnh hoặc kèm theo các triệu chứng thần kinh tinh thần khác thì huyết lưu ở thể dạng nếp và phần sau xung quanh khoang não giảm. Trái lại, huyết lưu ở những khu cảm giác và khu vận động cảm giác (bao gồm chẩm và khu thính giác) tăng. Có nghiên cứu cho thấy sau khi dùng ritalin thì huyết lưu đến các khớp cuối và não giữa tăng, mà huyết lưu đến vỏ não trước lại giảm, đặc biệt là khu vận động của vỏ não. Vì thế, có người cho rằng cơ chế sinh bệnh có thê có liên quan đến sự thay đổi phân

TRỊ BỆNH HIẾU DỘNG ở TRẺ EM 45

bố huyết lưu não, nhưng kết luận chuẩn xác thì còn phải chờ chứng minh.

+ Chỉnh hợp cảm giác bị mất điều hòa; Là chỉ não không thể xử lý, điều chỉnh một cách đầy đủ các thông tin cảm giác của các bộ phận trên cơ thể. Vì vậy, cảm giác trong chỉnh hợp của não giống như cơ thể quá ít thức ăn nên không có dinh dưỡng đầy đủ. Cảm giác thiếu hoặc cảm giác trong tổng hợp của não không tốt, đại não sẽ sinh ra “suy dinh dưỡng”, tổ chức không tốt các hoạt động của cơ thể, gây nên hiện tượng sức chú ý không tập trung và hoạt động nhiều. Nguyên nhân trẻ em bị bệnh hiếu động mất sự điều hòa chức năng chỉnh hợp cảm giác là: khi chúng sống trong những tòa nhà cao tầng ở thành phố đã mất đi cơ hội tiếp xúc với không gian xanh, cha mẹ luôn ôm con trong lòng làm trẻ thiếu đi những hoạt động cần thiết như ngẩng lên, lăn lộn chơi đùa trong không gian tự nhiên. Có một số người làm cho trẻ mất đi cơ hội được luyện tập đầu tiên thông qua việc sinh nở tự nhiên, đó là xúc giác nhờ sự khó khăn của việc sinh nở. Những nguyên nhân này làm trẻ không được hoạt động đầy đủ, não cũng không được kích thích thông tin cảm giác tương ứng và phát triển không tốt, làm xuất hiện các triệu chứng như thiếu sức chú ý, hoạt động nhiều và khả năng tự điều khiển kém.

Một phần của tài liệu Phương pháp trị bệnh hiếu động ở trẻ em: Phần 1 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)