Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên bậc Cao đẳng

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường cao đẳng bách việt, thành phố hồ chí minh (Trang 26)

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trên thế giới và tạ

1.3.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên bậc Cao đẳng

1.3.2.1 Đạo đức nghề nghiệp.

Theo quan điểm mácxít, nghề là một hiện tƣợng xã hội có tính lịch sử. Mỗi một nghề đều có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Lao động chính là tiền đề cơ bản để xuất hiện nghề, khi lao động có sự chuyên môn hóa cũng là lúc nghề đƣợc hình thành và tồn tại, xã hội càng phát triển thì các loại hình nghề nghiệp càng đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con ngƣời. Mỗi con ngƣời muốn nuôi sống bản thân và gia đình phải có một nghề nhất định. Phải thông qua một nghề nhất định mới có thể khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Điều đó cho thấy rằng, nghề gần nhƣ gắn bó cả cuộc đời hoặc phần lớn cuộc đời ngƣời lao động vào nó. Khi nói tới nghề sẽ có những đặc điểm sau.

Một là: Nói tới nghề trƣớc hết phải hiểu đó là một nghề trong xã hội, là một công việc chuyên môn trong một lĩnh vực hoạt đông nhất định, đòi hỏi ngƣời làm

17

việc phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo để tiến hành lao động có hiệu quả. Đây là một vấn đề bức xúc của xã hội ta hiện nay, làm thế nào để nâng cao trình độ tay nghề cho lực lƣợng lao đông hiện có cũng nhƣ thực hiện đẩy nhanh, mở rộng, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.

Hai là: Nghề là hoạt động có tính mục đích rõ ràng. Bên cạnh việc thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu và lợi ích cho sự tồn tại và phát triển của ngƣời lao động nó còn mang lại lợi ích cho xã hội. Đây cũng chính là cái “nghiệp” của mỗi con ngƣời và luôn gắn bó đi suốt cuộc đời họ. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng chứng tỏ nghề nghiệp có giá trị lớn lao đối với con ngƣời và cộng đồng mà xã hội chúng ta cần nghiên cứu và ứng dụng.

Ba là: Nghề nghiệp là một phạm trù lịch sử, nó ra đời và phát triển gắn với sự phân công lao động xã hội. Sự phân công lao động xã hội phản ánh, phụ thuộc vào tính chất xã hội hóa và sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự phân công lao động đang diễn ra cả ở chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh một số nghề truyền thống lâu đời đang có nguy cơ mai một, tàn lụi thì lại có nhiều nghề đang phát sinh và phát triển mạnh, đa dạng và phong phú, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân chính tạo nên xu hƣớng lựa chọn việc làm của ngƣời lao động hiện nay. Hiện nay nghề nghiệp trên thế giới phát triển hết sức nhanh chóng, thống kê tại Mỹ và các nƣớc công nghiệp phát triển có khoảng 4 vạn nghề. Tại Việt Nam có gần 1 vạn nghề đƣợc phân thành 33 nhóm và đang phát triển nhanh chóng.

Để nghiên cứu cũng nhƣ tổ chức, quản lý các hoạt động nghề nghiệp trong xã hội cần phải phân loại nghề nghiệp, cũng nhƣ các lĩnh vực khác, phân loại nghề nghiệp có thể theo nhiều cách khác nhau, nhƣng mỗi cách phân loại chỉ là tƣơng đối. Ở nƣớc ta có lẽ cần lƣu ý một số cách phân loại nghề nghiệp nhƣ: Nghề đƣợc đào tạo, nghề không đƣợc đào tạo, nghề truyền thống, nghề hiện đại, nghề lao động trí óc, nghề lao động chân tay, nghề dân sự, nghề quân sự. Trong mỗi lĩnh vực lại có nhiều nhóm nghề, nhiều nghề khác nhau, chẳng hạn có các nhóm nghề nông lâm

18

nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, địa chính, lâm nghiệp, khuyến nông lâm... Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào đạo đức nghề nghiệp đều là đạo đức của xã hội, nó xuất hiện theo sự phân công lao động xã hội và phát triển theo sự chuyên môn hóa của nghề. Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp, hay nói cách khác mỗi một nghề trong xã hội đều có những quy tắc và chuẩn mực riêng khi hành nghề. Đó là những qui tắc, chuẩn mực của một nghề nghiệp hoặc một nhóm nghề nghiệp nào đó, quy định những hành vi ứng xử của những cá nhân khi hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó. Khi những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đó không đƣợc thực hiện hoặc thực hiện không đúng nó sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả trong hoạt động của chính hoạt động đó. Mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung. Chẳng hạn, khi hoạt động nghề nghiệp của mình, ngƣời luật sƣ phải bảo đảm tính độc lập, trung thực và tận tụy, không vì lợi ích cá nhân hoặc vì áp lực khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật và trái đạo đức xã hội,v.v.. Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đạo đức nghề nghiệp tại điều 4 nhƣ sau:

1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lƣơng tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thƣơng yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lƣợng, đối xử hoà nhã với ngƣời học, đồng nghiệp; sẵng sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của ngƣời học, đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế của đơn vị, nhà trƣờng và của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất, năng lực của ngƣời học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Thực hiện tự phê bình và phê bình thƣờng xuyên, nghiêm túc; thƣờng xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

19

Qua phân tích ta có thể hiểu về đạo đức nghề nghiệp nhƣ sau:

Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội nhất định nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa các thành viên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật.

Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp đƣợc xem nhƣ là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục đạo đức nói riêng và công tác giáo dục đào tạo nói chung. ĐĐNN luôn thể hiện thông qua hành vi nghề nghiệp và kết qua lao động. ĐĐNN thực hiện các chức năng sau đây:

- Định hƣớng giáo dục những ngƣời làm việc trong nghề nghiệp để họ có đƣợc những phẩm chất phù hợp với xã hội, với nghề nghiệp;

- Điều chỉnh hành vi của ngƣời làm việc trong nghề nghiệp phải tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực của lĩnh vực đó

1.3.2.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội, là một hình thái ý thức xã hội, nó ra đời cùng với sự phát triển của một nghề nhất định của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp luôn bị chế ƣớc, chi phối của những giá trị đạo đức xã hội và những điều kiện chủ quan, khách quan của một của một nghề nghiệp xã hội nhất định. Vậy đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội nhƣng phù hợp với đặc điểm của mỗi loại nghề, phản ánh bộ mặt nhân cách của ngƣời lao động và đạo đức nghề nghiệp trở thành động lực phát triển nhân cách, phát triển năng lực chung và năng lực nghề nghiệp, làm tăng năng suất và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội của mỗi ngƣời. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong các trƣờng Cao đẳng, Đại học là hết sức quan trọng và đƣợc các Nhà trƣờng chú ý đặt song song với nhiệm vụ bồi dƣỡng tri thức khoa học. Thực chất của công tác này là công tác quản lý, giáo dục HSSV trong quá trình học tập, rèn luyện tại Nhà trƣờng. Đây là khâu quan trọng của quá trình hình thành nhân cách ngƣời lao động theo mục tiêu đào tạo và theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của từng nghề. Đồng thời đƣa hoạt động của Nhà trƣờng vào nề nếp, chính qui đáp ứng yêu cầu mà Đảng

20

và Nhà nƣớc đặt ra đó là “xã hội hoá công tác giáo dục”. Từ sự phân tích trên có thể hiểu “GDĐĐNN là quá trình xây dựng và điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân phù hợp với mục tiêu đã định, nhằm tạo ra một đội ngũ những ngƣời lao động có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của xã hội trong thời kỳ mới”.

1.4. Đặc điểm nhân cách chủ yếu của sinh viên bậc Cao đẳng.

Sinh viên cao đẳng, đại học là thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 25, đây là giai đoạn phát triển đẹp nhất của một đời ngƣời; là giai đoạn thanh niên có nhiều sự biến đổi về mặt tâm lý, là thời kỳ dồi dào về thể lực và trí lực, thích tìm hiểu cái mới trong học tập và lao động, lứa tuổi đầy nhiệt huyết, ƣớc mơ hoài bão và năng lực sáng tạo.

Ở lứa tuổi thanh niên có những thay đổi trong vị thế xã hội, đứng trƣớc những thách thức khách quan của cuộc sống: phải lựa chọn cho mình một hƣớng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội…những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu câu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội…

Ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp rất mạnh, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa. Điều quan trọng với thanh niên là đƣợc sống và làm việc trong tập thể, cảm thấy mình là ngƣời cần cho nhóm, có vị trí nhất định trong nhóm. Điều này giúp thanh niên dần hiểu rõ mình hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn.

Đây là giai đoạn nảy sinh những cảm nhận về tính chất ngƣời lớn của bản thân, tạo nên mối quan hệ khá “khó khăn” với cha mẹ, do nhiều bậc phụ huynh vẫn quan niệm con mình là những đứa trẻ, làm cho tần số giao tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm, tăng nhu cầu giao tiếp giữa thanh niên với bạn bè đồng trang lứa. Lứa tuổi này có nhu cầu tự lập, tự chủ trong cuộc sống, trong giải quyết các vấn đề riêng của bản thân.

Từ việc xác định khát vọng nghề nghiệp, giai đoạn này thanh niên bắt đầu tìm đƣợc động cơ, hứng thú để học tập và làm việc, tìm ra mục tiêu phấn đấu để

21

đảm bảo tốt cho sự phát triển của bản thân. Họ còn có xu hƣớng tìm kiếm ngƣời chỉ dẫn: với sự giúp đỡ của ngƣời có nhiều kinh nghiệm có thể đóng vai trò quan trọng trên bƣớc đƣờng theo đuổi khát vọng của mình. Ngƣời này có thể làm cho họ thấy tự tin, chia sẻ tán đồng những ƣớc mơ của thanh niên, đồng thời còn có thể truyền đạt cho họ các kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống.

Sự thích nghi với môi trƣờng sống và phƣơng pháp học tập mới:

Khi bƣớc chân vào giảng đƣờng đại học, Cao đẳng các tân sinh viên phải đối mặt với những thay đổi to lớn cả về nếp sinh hoạt hàng ngày và phƣơng pháp học tập tại trƣờng cao đẳng, đại học; chính vì vậy, trở thành SV đồng nghĩa với việc các em phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh sống mới, môi trƣờng và phƣơng pháp học tập mới. Sự thích nghi này hoàn toàn khác nhau ở mỗi ngƣời tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tự chủ của các em…

- Sự phát triển nhận thức của sinh viên:

Nếu nhƣ trƣớc kia, các em đƣợc các thầy cô hƣớng dẫn, giảng giải kỹ càng các kiến thức phổ thông thì trong môi trƣờng cao đẳng, đại học, phƣơng pháp truyền thụ theo kiểu “đọc – chép” không còn phổ biến nữa mà chủ yếu là trang bị cho các em những kỹ năng tự học tập, tự trau dồi tri thức thông qua hệ thống thƣ viện, phòng thí nghiệm,… Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của SV và có ảnh hƣởng to lớn tới sự phát triển về mặt chuyên môn, nhân cách nghề nghiệp của sinh viên sau này.

- Tự ý thức của sinh viên:

Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của sinh viên cũng phát triển hoàn thiện hơn. Thông qua mối quan hệ với những ngƣời khác cũng nhƣ những tri thức lĩnh hội đƣợc, các em sẽ có những đánh giá phù hợp về bản thân mình hơn. Đây là cơ sở thuận lợi để các em có thể rèn luyện, khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân mình. Trong tự đánh giá của sinh viên, cần tránh hai xu hƣớng hoặc đánh giá quá cao bản thân mình gây ra sự tự tin thái quá, kiêu ngạo, nhƣ vậy các em dễ gặp những “cú sốc” khi công việc

22

diễn ra không nhƣ mong muốn; hoặc đánh giá quá thấp bản thân gây nên tình trạng tự ti, không phát huy hết đƣợc năng lực, sở trƣờng của bản thân.

- Đời sống xúc cảm, tình cảm:

Thế giới xúc cảm, tình cảm của sinh viên biểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày, phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm. Trong đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên, đó là tình yêu đôi lứa. So với lứa tuổi HS, tình yêu trong thời kỳ sinh viên đã có sự thay đổi về chất, bởi vì đây là giai đoạn thanh niên trƣởng thành hơn về cả tâm, sinh lý. Chính vì thế, tình yêu lúc này là tình cảm thiêng liêng, lãng mạn đối với sinh viên và là động lực quan trọng để các em học tập, rèn luyện. Trong tình yêu, sinh viên rất cần có sự hƣớng dẫn của nhà trƣờng, của đoàn thanh niên, để tình yêu của các em gắn liền với trách nhiệm học tập, rèn luyện của bản thân, để tình yêu đó phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập của mình.

- Động cơ và định hƣớng giá trị của sinh viên:

Động cơ và định hƣớng giá trị của sinh viên cũng có sự phát triển phong phú đa dạng. Điều đó phản ánh trong mục đích học tập, phấn đấu của các em có thể là những yếu tố tâm lý chủ quan nhƣ hứng thú, lý tƣởng sống, tình yêu với môn học… cũng có thể là những yếu tố nằm ngoài bản thân nhƣ học tập vì gia đình, vì thành tích. Mặt khác, trong môi trƣờng tập thể, sinh viên dần chấp nhận những phong cách, lối sống, giá trị sống của ngƣời khác và hƣớng đến những giá trị sống mình cho là phù hợp. Có thể nói, việc định hƣớng giá trị sống cho sinh viên là việc làm cần thiết để hƣớng các em vào những mục đích, giá trị sống cao đẹp.

Các nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình giáo dục đạo đức:

1.5.1. Bảo đảm tính mục đích, tính thống nhất trong toàn bộ hoạt động giáo dục dục

Giáo dục thực chất là tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lƣu cho con ngƣời, đó là một hệ thống các hoạt động phong phú và đa dạng, có chứa những yếu tố chủ quan và khách quan. Điểm quan trọng nhất của giáo dục là tính định hƣớng cho sự phát triển các cá nhân nhằm đạt tới tất cả các mục đích giáo dục.

23

Giáo dục là một thể thống nhất toàn vẹn, là quá trình hình thành không chỉ những phẩm chất riêng lẻ mà là toàn diện. Mỗi phẩm chất, năng lực đƣợc hình thành ở sinh viên là kết quả tổng hợp của toàn bộ các tác động giáo dục lên nhân

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường cao đẳng bách việt, thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)