Nhóm phƣơng pháp tổ chức hoạt động và hình thành các kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường cao đẳng bách việt, thành phố hồ chí minh (Trang 37)

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trên thế giới và tạ

1.6.3. Nhóm phƣơng pháp tổ chức hoạt động và hình thành các kinh nghiệm

ứng xử xã hội.

Mục đích chủ yếu của nhóm phƣơng pháp này là hình thành ở sinh viên những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đời sống xã hội, hình thành những phẩm chất nhân cách và hành vi thói quen. Việc hình thành hành vi, thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội trong phƣơng pháp này không chỉ bằng nghe, nhìn mà chủ yếu bằng cách tham gia vào các hoạt động, các quan hệ phong phú đa dạng nhƣ hoạt động lao động sản xuất, hoạt động văn nghệ thể thao, vui chơi giải trí… Thông qua các hoạt động đó mà sinh viên sẽ hình thành niềm tin và thói quen phù hợp với những hành vi đã có cho là phù hợp với chuẩn mực xã hội. Nhóm phƣơng pháp này bao gồm các phƣơng pháp:

+ Phƣơng pháp nêu yêu cầu sƣ phạm

Là phƣơng pháp mà trong đó nhà trƣờng nêu lên những yêu cầu, đòi hỏi đối với tập thể, cá nhân sinh viên, tổ chức giám sát việc thực hiện các yêu cầu đó nhằm đạt đƣợc những mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những yêu cầu của nhà giáo dục thực chất là hệ thống các quy định và chuẩn mực xã hội đòi hỏi sinh viên phải tuân theo khi tham gia các hoạt động và các mối quan hệ hằng ngày.

Hệ thống các chuẩn mực đó thƣờng đƣợc cụ thể dƣới dạng các quy tắc, quy định về hoạt động của sinh viên trong học tập, lao động, hoạt động thể thao, vui

28

chơi giải trí… Những quy tắc về ứng xử hàng ngày của sinh viên với những ngƣời đƣợc tiếp xúc hàng ngày nhƣ: ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên trong trƣờng… và các quy định về hành vi đối với tập thể, với các tổ chức xã hội.

+ Phƣơng pháp tạo dƣ luận xã hội

Là phƣơng pháp sử dụng lời bàn tán, khen chê trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hành vi, hoạt động của cá nhân. Phƣơng pháp tạo dƣ luận xã hội là cách thức, con đƣờng giáo dục đạo đức có hiệu quả đối với sinh viên.

Hình thức biểu thị dƣ luận xã hội là những lời phát biểu trực tiếp của các thành viên trong tập thể trong các buổi sinh hoạt, hội nghị, là những quyết định khen thƣởng hay kỷ luật đƣợc tập thể thông qua hoặc những lời bình luận khen, chê gián tiếp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên báo tƣờng, phát thanh nội bộ,…

+ Phƣơng pháp luyện tập thói quen

Thói quen là những cử chỉ và hành động ổn định trở thành nhu cầu của con ngƣời. Thói quen là bản tính thứ hai của con ngƣời, nó làm cho hành động của cá nhân mang tính tự nhiên, ổn định và bền vững. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên cần xóa bỏ thói quen không phù hợp, hình thành những thói quen, hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội trong mối quan hệ giữa sinh viên với những ngƣời thân trong gia đình, với bạn bè, thầy cô giáo, thể hiện trong cuộc sống, lao động học tập và vui chơi. Phƣơng pháp luyện tập thói quen là phƣơng pháp mà trong đó nhà giáo dục tổ chức cho sinh viên lặp đi lặp lại có tổ chức, thƣờng xuyên những hành động những cử chỉ dƣới dạng khác nhau trong các tình huống tƣơng tự, làm cho hành động đó trở thành nhu cầu và thói quen tốt cho sinh viên. Nếu việc luyện tập thói quen đƣợc thực hiện trong các tình huống, điều kiện khác nhau với tần số cao thì việc hình thành kỹ năng kỹ xảo, thói quen, càng có hiệu quả.

+ Phƣơng pháp rèn luyện

Phƣơng pháp rèn luyện thƣờng đƣợc sử dụng trong các tình huống ít nhiều có sự biến đổi khác nhau, làm cho sinh viên bộc lộ những phẩm chất, đòi hỏi ở họ có sự cố gắng mới thực hiện đƣợc. Phƣơng pháp này là phƣơng pháp tổ chức các

29

hoạt động học tập, lao động và công tác xã hội, tạo cho các em có điều kiện ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong xã hội và các kỹ năng tổ chức các hoạt động của mình.

1.6. Các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho sinh viên. 1.6.1. Hình thức lên lớp.

Giáo dục đạo đức qua hình thức trên lớp, thực chất là giáo dục đạo đức thông qua các môn học chính khóa. Giáo dục đạo đức trong các môn học hiện nay đang dùng phƣơng pháp tích hợp. Tích hợp là một phạm trù rất rộng giữa lý thuyết với thực hành, giữa kiến thức với kỹ năng, giữa kinh nghiệm với thực tiễn để làm phát triển tƣ duy và những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống của học sinh. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng thì “Có thể hiểu tích hợp là một phƣơng hƣớng phối hợp một cách tốt nhất các quá trình học tập với nhiều môn học” [18 tr.30]. Phƣơng thức tích hợp có 3 mức độ:

- Mức độ toàn phần: Trong từng bài học hoặc từng chƣơng, từng phần có mục tiêu và nội dung phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức. - Mức độ từng bộ phận: Trong bài học có một phần mục tiêu và nội dung giáo

dục đạo đức.

- Mức độ liên hệ: Trong bài học có một số nội dung có thể liên hệ với giáo dục đạo đức.

Phƣơng thức tích hợp trong giáo dục đạo đức đƣợc tích hợp vào hầu hết các môn học thuộc chƣơng trình khung của chuyên ngành. Tuy nhiên, một số môn có thể tích hợp nhiều nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhƣ: Tâm lý học, tổng quan ngành Thiết kế, Thiết kế cảnh quan công cộng, Chiếu sáng nội ngoại thất, Nguyên lý thiết kế, Cơ sở thiết kế, Điều dƣỡng cơ bản, Chăm sóc điều dƣỡng nội, ngoại…

Tích hợp giáo dục đạo đức trong môn học phải dựa trên mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa mục tiêu, nội dung của giáo dục đạo đức. Mặt khác, giáo dục dục đạo đức phải dựa trên thực tiễn cuộc sống và sự trải nghiệm qua thực tế của sinh viên.

30

1.6.2. Hình thức ngoại khóa

Nếu giáo dục đạo đức qua việc tích hợp vào các môn học sẽ nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cơ bản cho sinh viên thì giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ củng cố và tạo điều kiện thực hành đạo đức, nhân cách của học sinh sinh viên. Các hoạt động rất hấp dẫn, thu hút nhiều sinh viên tham gia và có tác dụng giáo dục sâu sắc nhƣ các hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng nhƣ: hoạt động tình nguyện “Mùa hè xanh”, “Xuân tình nguyện”, “Mùa đông Cao Nguyên”, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, “Hành trang tặng em”, sinh hoạt Đội công tác xã hội, giúp đồng bào bị thiên tai…Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên và đạt hiệu quả cao trong việc thay đổi tích cực thái độ và hành vi của các em đối với cuộc sống. Các hình thức hoạt động ngoại khóa chính thƣờng đƣợc áp dụng trong giáo dục đạo đức nhƣ tổ chức đội Công tác xã hội, tổ chức tham quan thực tế, tổ chức các nêu gƣơng sáng điển hình trong học tập và cuộc sống.

Thứ 1: Đội công tác xã hội (Đội CTXH).

Đội CTXH là một câu lạc bộ tập trung những sinh viên tự nguyện tham gia các hoạt động chính trị xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,…dƣới sự hƣớng dẫn sinh hoạt của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, do các thành viên trong đội bầu ra cùng với giảng viên, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trƣờng phụ trách tổ chức triển khai các hoạt động.

Cấu trúc của Đội CTXH thƣờng bao gồm: Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, thƣ ký và các thành viên. (thành viên là sinh viên các khối lớp tham gia trên tinh thần tự nguyện).

Yêu cầu về tổ chức hoạt động của Đội CTXH: Các buổi sinh hoạt phải đƣợc chuẩn bị chu đáo về nội dung, hình thức và phƣơng tiện sử dụng. Khi tổ chức hoạt động phải đƣợc phân công rõ ràng, cụ thể đến các thành viên; các thành viên phải tích cực tham gia các hoạt động và có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, có sự thống nhất trong quản lý, điều hành của ban chủ nhiệm; các hoạt động phải đƣợc tiến hành một cách khoa học, có kế hoạch và mục tiêu cụ thể trong giáo dục đạo đức cho các

31

thành viên về thái độ, hành vi ứng xử có văn hóa với tất cả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Thứ 2: Hoạt động tham quan thực tế

Phƣơng hƣớng tiếp cận cơ bản của giáo dục đạo đức là giáo dục trong môi trƣờng thực tế. Tham gia hoạt động thực tế không chỉ giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập mệt mỏi, mà hơn thế, đây là cơ hội làm cho sinh viên kiểm tra những kiến thức đã học trên lớp, vận dụng lý thuyết vào thực tế, trải nghiệm và gợi ý suy nghĩ, sáng tạo. Khác với môi trƣờng học tập tại trƣờng THPT, sinh viên cao đẳng, đại học cần có ý thức chủ động, tự học và sáng tạo. Giảng viên phải là ngƣời định hƣớng, giúp sinh viên những kiến thức khái quát, tổng thể, đồng thời gợi ý để sinh viên tự tìm tòi nghiên cứu, đào sâu, mở rộng những nội dung chi tiết. Chính vì vậy sinh viên phải chịu nhiều áp lực trong quá trình học tập, hoạt động thực tế chính là nơi tốt nhất để sinh viên có thể giải tỏa căng thẳng, vui chơi bên bạn bè và tạo tinh thần thoải mái cho những giờ học tiếp theo.

Ngoài ra, hoạt động thực tế giúp sinh viên có cơ hội đƣợc phát triển kỹ năng của bản thân một cách tốt nhất: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…và đƣợc rèn luyện phát triển thêm những kỹ năng này. Hoạt động thực tế luôn khiến cho con ngƣời với con ngƣời gần nhau hơn. Ngoài những ngƣời bạn mới, các bạn sinh viên còn có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp, tổ chức tài trợ. Và đây cũng là một trong những cơ hội ban đầu để sinh viên rèn đạo đức nghề nghiệp.

Tích cực tham gia các hoạt động để tăng thêm tính chuyên nghiệp, khám phá cơ hội và mở rộng tầm nhìn ngoài những kiến thức tích lũy khi học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giải quyết tình huống của học sinh, sinh viên đƣợc cải thiện rõ rệt thông qua các hoạt động thực tế.

Nhà trƣờng thƣờng tổ chức cho sinh viên tham quan bệnh viện, nhà dƣỡng lão, mái ấm, trại mồ côi, các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến ngành học của sinh viên. Không những vậy, thông qua các hoạt động này, sinh viên còn học tập và phát

32

triển rất nhiều kỹ năng góp phần hoàn thiện bản thân cùng với những kiến thức đƣợc học để xây dựng hành trang vững chắc nhất khi bƣớc vào xã hội.

Hoạt động tham quan thực tế cần tuân thủ theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Chuẩn bị cho chuyến đi tham quan thực tế

- Lập kế hoạch tham quan thực tế một cách chi tiết về mục đích yêu cầu của buổi tham quan, địa điểm tham quan, phƣơng tiện di chuyển, trang phục, thời gian, lộ trình đi về, kinh phí, quản lý sinh viên, GV phụ trách chuyên môn, giao dự án, đề tài, thu hoạch sau chuyến đi…

- Giới thiệu tổng quan về nơi tham quan, những vấn đề cần lƣu ý. - Giao nhiệm vụ cho sinh viên hoặc nhóm sinh viên.

Bƣớc 2: Tổ chức tham quan thực tế

- Trong quá trình tham quan thực tế, nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên giảng viên và sinh viên cần thực hiện các hoạt động.

- Giảng viên: hƣớng dẫn sinh viên tham quan thực tế; yêu cầu sinh viên giữ kỷ luật tuân thủ trật tự, không đùa giỡn, nghịch phá…

- Sinh viên: quan sát, tìm hiểu và có các hành động thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu của đợt tham quan thực tế.

Bƣớc 3: Tổng kết sau tham quan thực tế:

- Giảng viên cho sinh viên báo cáo kết quả nhiệm vụ đƣợc phân công, viết bài cảm nhận, xem xét các mặt làm đƣợc và chƣa làm đƣợc của sinh viên sau chuyến tham quan để rút kinh nghiệm cho các đợt tổ chức tiếp theo.

Thứ 3: Tổ chức hội thi kiến thức chuyên ngành và văn hóa ứng xử

Hội thi là một trong những hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên tham gia, đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục, rèn luyện và định hƣớng giá trị cho ngƣời tham gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể có thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của quá trình tu dƣỡng, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể.

33

Tổ chức hội thi thƣờng theo quy trình sau:

- Lựa chọn chủ đề thi.

- Thông báo mục tiêu, nội dung, thời gian và thể lệ cuộc thi, cơ cấu giải thƣởng.

- Thành lập ban giám khảo. - Phát động sinh viên tham gia. - Tổ chức thi.

- Công bố kết quả trao thƣởng. - Đánh giá rút kinh nghiệm.

Quy mô của hội thi, đối tƣợng tham gia, cách thức tổ chức hội thi nhƣ thế nào phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội dung của hội thi. Quy mô của hội thi có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một ngành hoặc toàn trƣờng. Có thể tổ chức vào các thời gian khác nhau của năm học. Đối tƣợng tham gia có thể là cá nhân hoặc một nhóm sinh viên.

Yêu cầu nội dung cụ thể, rõ ràng, liên quan đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, việc chấm điểm phải khách quan, công bằng và chặt chẽ từ khâu tổ chức đến khâu chấm điểm, trao giải; việc tham gia không đƣợc mang tính hình thức, phong trào. Chú ý đến vấn đề tuyên truyền, khuyến khích sinh viên tham gia tích cực hội thi, đảm bảo mục tiêu giáo dục đạo đức.

Thông qua việc tích hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên vào các môn học và thông qua hoạt động ngoại khóa, chúng tôi lựa chọn hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khóa.

1.7. Quy trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức.

Để tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức nhƣ sau:

1.7.1. Xác định mục tiêu giáo dục đạo đức:

- Yêu cầu về nhận thức - Yêu cầu về thái độ - Yêu cầu về kỹ năng

34

1.7.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động:

- Xác định mục đích, yêu cầu - Nội dung trọng tâm

- Quy mô chƣơng trình - Dự trù kinh phí

- Dự kiến công việc chuẩn bị - Phân công lực lƣợng tham gia

1.7.3. Tổ chức thực hiện:

- Xin ý kiến chỉ đạo

- Tuyên truyền, phổ biến cho ngƣời tham gia.

1.7.4. Đánh giá và rút kinh nghiệm

- Hiệu quả hoạt động - Ý thức tham gia - Thái độ tham gia.

35

Kết luận chƣơng 1:

Nghiên cứu lịch sử vấn đề giáo dục đạo đức trên thế giới và Việt Nam

Nghiên cứu các thuật ngữ về đạo đức, giáo dục, giáo dục đạo đức, mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên bậc Cao đẳng.

Nghiên cứu đặc điểm nhân cách chủ yếu của sinh viên bậc Cao đẳng, các nguyên tắc cần đảm bảo trong giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Nghiên cứu các phƣơng pháp, các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Nghiên cứu quy trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Sau khi nghiên cứu và tổng hợp những nội dung, kiến thức trên, chúng tôi nhận thấy việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói, chƣa bao giờ,

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường cao đẳng bách việt, thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)