Liên kết các môi trƣờng giáo dục: Nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường cao đẳng bách việt, thành phố hồ chí minh (Trang 34)

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trên thế giới và tạ

1.5.6. Liên kết các môi trƣờng giáo dục: Nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong

việc giáo dục sinh viên.

Nguyên lý giáo dục, mục tiêu giáo dục và cả giải pháp lớn để thực hiên nâng cao chất lƣợng giáo dục cũng chính là phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Gia đình là cái nôi quan trọng đầu tiên, giáo dục gia đình tốt đứa trẻ sẽ có điều kiện tiếp nhận sự tác động của các lực lƣợng giáo dục khác, gia đình có truyền thống là gia đình ý thức rất cao trong việc giáo dục các thế hệ nối tiếp nhau giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. Giáo dục trong nhà trƣờng là giáo dục có định hƣớng và có phƣơng pháp khoa học, có sự tác động hƣớng đích rõ rệt. Xã hội tiếp tục xây dựng các chuẩn mực đạo đức, các quy phạm pháp luật, giáo dục, dẫn dắt, thậm chí cƣỡng bức mọi công dân, rèn luyện đạo đức, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đứa trẻ càng đƣợc sự chăm sóc giáo dục chặt chẽ, sự phối hợp đồng bộ của cả 3 môi trƣờng nhà trƣờng, gia đình và xã hội khi trở thành sinh viên cao đẳng, đại học sẽ tiếp tục đƣợc giáo dục, tự giáo dục để trở thành ngƣời

25

có lòng tự trọng, có ý thức giáo dục, tự rèn luyện mình theo các chuẩn mực đạo đức xã hội.

1.5. Các phƣơng pháp tổ chức giáo dục đạo đức cho sinh viên.

1.6.1. Nhóm các phƣơng pháp thuyết phục nhằm hình thành những chuẩn mực đạo đức, ý thức đạo đức cho sinh viên. đạo đức, ý thức đạo đức cho sinh viên.

Nhóm phƣơng pháp thuyết phục là nhóm phƣơng pháp giáo dục tác động lên nhận thức và tình cảm của sinh viên nhằm hình thành những khái niệm, biểu tƣợng và những niềm tin đúng đắn về đạo đức thẩm mỹ, làm cho sinh viên có tƣ tƣởng đúng có tình cảm đẹp, làm cơ sở cho việc hình thành những hành vi tốt, nhóm phƣơng pháp thuyết phục bao gồm:

+ Phƣơng pháp đàm thoại

Là phƣơng pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa giảng viên và sinh viên về các chủ đề đạo đức, xã hội, kinh tế, chính trị… Nhiệm vụ cơ bản của đàm thoại là lôi cuốn sinh viên vào việc phân tích và đánh giá các sự kiện, hành vi, hiện tƣợng trong đời sống xã hội, Trên cơ sở đó hình thành cho các em những thái độ đúng đắn đối với hiện thực xung quanh, đối với bổn phận, trách nhiệm công dân…

+ Phƣơng pháp giảng giải

Là phƣơng pháp mà trong đó nhà giáo dục dùng lời nói của mình để thông báo, phân tích, giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các chuẩn mực đã đƣợc xã hội quy định. Trọng tâm của giảng giải là cung cấp thông tin về sự kiện và chuẩn mực hành vi giúp sinh viên nắm đƣợc ý nghĩa, nội dung, cách thực hiện những nguyên tắc và chuẩn mực về văn hóa, đạo đức, lối sống, hình thành cho sinh viên niềm tin và mong muốn thực hiện theo những nguyên tắc, chuẩn mực đó.

+ Phƣơng pháp nêu gƣơng

Phƣơng pháp nêu gƣơng có thể thực hiện bằng sự mẫu mực của bản thân nhà giáo dục, của ngƣời lớn, bạn bè, những ngƣời mà sinh viên ngƣỡng mộ và mong muốn đƣợc noi theo. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên, việc sử dụng tấm gƣơng tốt làm phƣơng tiện để giáo dục sẽ làm cho các chuẩn mực xã hội trở nên cụ thể, trực quan và thuyết phục hơn. Nêu gƣơng là phƣơng pháp giáo dục

26

trong đó nhà giáo dục dùng những tấm gƣơng sáng của cá nhân và tập thể hoặc bằng những hành động của chính bản thân mình nhƣ một mẫu mực để kích thích sinh viên cảm phục, noi theo và làm theo những tấm gƣơng đó nhằm đạt đƣợc mục đích giáo dục đề ra.

1.6.2. Nhóm phƣơng pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi

Nhóm phƣơng pháp này có khả năng to lớn trong việc động viên sinh viên phát huy mọi sức lực và tinh thần, thể chất, tình cảm và trí tuệ để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đặc điểm của nhóm phƣơng pháp này là dựa trên kết quả hành vi mà sinh viên đã thực hiện trƣớc đây để phát huy tính tích cực của họ vào các hoạt động thực tiễn. Khuyến khích, động viên, lôi cuốn lòng nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà sinh viên đã đƣợc những thành quả nhất định, khắc phục, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực không đƣợc xã hội thừa nhận…Nhóm phƣơng pháp này bao gồm:

+ Phƣơng pháp khen thƣởng

Trong công tác giáo dục, khen thƣởng có tác dụng củng cố và phát huy những phẩm chất tích cực trong nhân các của sinh viên cũng nhƣ những truyền thống tốt đẹp trong tập thể, giúp cho cá nhân và tập thể khẳng định đƣợc mình, phấn khởi và vƣơn lên trong tu dƣỡng và phấn đấu. Khen thƣởng không những có tác dụng động viên cho ngƣời đƣợc khen mà còn thúc đẩy những sinh viên khác noi theo và phấn đấu vƣơn lên.

+ Phƣơng pháp trách phạt

Trách phạt là phƣơng pháp giáo dục thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhà giáo dục đối với những hành vi sai trái của ngƣời đƣợc giáo dục, tạo cơ hội cho ngƣời đƣợc giáo dục nhận thấy lỗi lầm về hành vi sai trái của mình, hối hận và quyết tâm không tái phạm nữa. Tác dụng của trách phạt, của kỷ luật là làm nảy sinh ở sinh viên tâm trạng xấu hổ, sự ân hận trƣớc tập thể về hành vi của mình. Để có tác dụng đó, trách phạt cần có sự đồng tình của tập thể. Sự trách phạt và thi hành kỷ luật phải gắn liền với việc làm cho sinh viên tự ý thức đƣợc tác hại của hành vi xấu.

27

Trách phạt cần mang tính giáo dục đảm bảo sự công bằng công khai và tôn trọng nhân cách của ngƣời đƣợc giáo dục.

Phƣơng pháp trách phạt thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau tùy theo sai phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống hành vi ứng xử… nhà giáo dục có thể đƣa ra các hình thức kỷ luật nhƣ: nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo, các hình thức xử lý kỷ luật nhƣ khắc phục hậu quả cho những thiệt hai do hành vi sai trái gây ra, các mức độ giáo dục cần dựa trên nguyên tắc giáo dục, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng và yêu cầu cao đối với ngƣời mắc khuyết điểm. Nguyên tắc này đòi hỏi không đƣợc đánh đập hay xúc phạm đến lòng tự trọng và nhân phẩm sinh viên, giữ đƣợc quan hề thầy trò, quan hệ cá nhân – tập thể tốt đẹp trong trƣờng hợp sinh viên mắc lỗi.

1.6.3. Nhóm phƣơng pháp tổ chức hoạt động và hình thành các kinh nghiệm ứng xử xã hội. ứng xử xã hội.

Mục đích chủ yếu của nhóm phƣơng pháp này là hình thành ở sinh viên những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đời sống xã hội, hình thành những phẩm chất nhân cách và hành vi thói quen. Việc hình thành hành vi, thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội trong phƣơng pháp này không chỉ bằng nghe, nhìn mà chủ yếu bằng cách tham gia vào các hoạt động, các quan hệ phong phú đa dạng nhƣ hoạt động lao động sản xuất, hoạt động văn nghệ thể thao, vui chơi giải trí… Thông qua các hoạt động đó mà sinh viên sẽ hình thành niềm tin và thói quen phù hợp với những hành vi đã có cho là phù hợp với chuẩn mực xã hội. Nhóm phƣơng pháp này bao gồm các phƣơng pháp:

+ Phƣơng pháp nêu yêu cầu sƣ phạm

Là phƣơng pháp mà trong đó nhà trƣờng nêu lên những yêu cầu, đòi hỏi đối với tập thể, cá nhân sinh viên, tổ chức giám sát việc thực hiện các yêu cầu đó nhằm đạt đƣợc những mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những yêu cầu của nhà giáo dục thực chất là hệ thống các quy định và chuẩn mực xã hội đòi hỏi sinh viên phải tuân theo khi tham gia các hoạt động và các mối quan hệ hằng ngày.

Hệ thống các chuẩn mực đó thƣờng đƣợc cụ thể dƣới dạng các quy tắc, quy định về hoạt động của sinh viên trong học tập, lao động, hoạt động thể thao, vui

28

chơi giải trí… Những quy tắc về ứng xử hàng ngày của sinh viên với những ngƣời đƣợc tiếp xúc hàng ngày nhƣ: ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên trong trƣờng… và các quy định về hành vi đối với tập thể, với các tổ chức xã hội.

+ Phƣơng pháp tạo dƣ luận xã hội

Là phƣơng pháp sử dụng lời bàn tán, khen chê trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hành vi, hoạt động của cá nhân. Phƣơng pháp tạo dƣ luận xã hội là cách thức, con đƣờng giáo dục đạo đức có hiệu quả đối với sinh viên.

Hình thức biểu thị dƣ luận xã hội là những lời phát biểu trực tiếp của các thành viên trong tập thể trong các buổi sinh hoạt, hội nghị, là những quyết định khen thƣởng hay kỷ luật đƣợc tập thể thông qua hoặc những lời bình luận khen, chê gián tiếp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên báo tƣờng, phát thanh nội bộ,…

+ Phƣơng pháp luyện tập thói quen

Thói quen là những cử chỉ và hành động ổn định trở thành nhu cầu của con ngƣời. Thói quen là bản tính thứ hai của con ngƣời, nó làm cho hành động của cá nhân mang tính tự nhiên, ổn định và bền vững. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên cần xóa bỏ thói quen không phù hợp, hình thành những thói quen, hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội trong mối quan hệ giữa sinh viên với những ngƣời thân trong gia đình, với bạn bè, thầy cô giáo, thể hiện trong cuộc sống, lao động học tập và vui chơi. Phƣơng pháp luyện tập thói quen là phƣơng pháp mà trong đó nhà giáo dục tổ chức cho sinh viên lặp đi lặp lại có tổ chức, thƣờng xuyên những hành động những cử chỉ dƣới dạng khác nhau trong các tình huống tƣơng tự, làm cho hành động đó trở thành nhu cầu và thói quen tốt cho sinh viên. Nếu việc luyện tập thói quen đƣợc thực hiện trong các tình huống, điều kiện khác nhau với tần số cao thì việc hình thành kỹ năng kỹ xảo, thói quen, càng có hiệu quả.

+ Phƣơng pháp rèn luyện

Phƣơng pháp rèn luyện thƣờng đƣợc sử dụng trong các tình huống ít nhiều có sự biến đổi khác nhau, làm cho sinh viên bộc lộ những phẩm chất, đòi hỏi ở họ có sự cố gắng mới thực hiện đƣợc. Phƣơng pháp này là phƣơng pháp tổ chức các

29

hoạt động học tập, lao động và công tác xã hội, tạo cho các em có điều kiện ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong xã hội và các kỹ năng tổ chức các hoạt động của mình.

1.6. Các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho sinh viên. 1.6.1. Hình thức lên lớp.

Giáo dục đạo đức qua hình thức trên lớp, thực chất là giáo dục đạo đức thông qua các môn học chính khóa. Giáo dục đạo đức trong các môn học hiện nay đang dùng phƣơng pháp tích hợp. Tích hợp là một phạm trù rất rộng giữa lý thuyết với thực hành, giữa kiến thức với kỹ năng, giữa kinh nghiệm với thực tiễn để làm phát triển tƣ duy và những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống của học sinh. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng thì “Có thể hiểu tích hợp là một phƣơng hƣớng phối hợp một cách tốt nhất các quá trình học tập với nhiều môn học” [18 tr.30]. Phƣơng thức tích hợp có 3 mức độ:

- Mức độ toàn phần: Trong từng bài học hoặc từng chƣơng, từng phần có mục tiêu và nội dung phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức. - Mức độ từng bộ phận: Trong bài học có một phần mục tiêu và nội dung giáo

dục đạo đức.

- Mức độ liên hệ: Trong bài học có một số nội dung có thể liên hệ với giáo dục đạo đức.

Phƣơng thức tích hợp trong giáo dục đạo đức đƣợc tích hợp vào hầu hết các môn học thuộc chƣơng trình khung của chuyên ngành. Tuy nhiên, một số môn có thể tích hợp nhiều nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhƣ: Tâm lý học, tổng quan ngành Thiết kế, Thiết kế cảnh quan công cộng, Chiếu sáng nội ngoại thất, Nguyên lý thiết kế, Cơ sở thiết kế, Điều dƣỡng cơ bản, Chăm sóc điều dƣỡng nội, ngoại…

Tích hợp giáo dục đạo đức trong môn học phải dựa trên mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa mục tiêu, nội dung của giáo dục đạo đức. Mặt khác, giáo dục dục đạo đức phải dựa trên thực tiễn cuộc sống và sự trải nghiệm qua thực tế của sinh viên.

30

1.6.2. Hình thức ngoại khóa

Nếu giáo dục đạo đức qua việc tích hợp vào các môn học sẽ nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cơ bản cho sinh viên thì giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ củng cố và tạo điều kiện thực hành đạo đức, nhân cách của học sinh sinh viên. Các hoạt động rất hấp dẫn, thu hút nhiều sinh viên tham gia và có tác dụng giáo dục sâu sắc nhƣ các hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng nhƣ: hoạt động tình nguyện “Mùa hè xanh”, “Xuân tình nguyện”, “Mùa đông Cao Nguyên”, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, “Hành trang tặng em”, sinh hoạt Đội công tác xã hội, giúp đồng bào bị thiên tai…Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên và đạt hiệu quả cao trong việc thay đổi tích cực thái độ và hành vi của các em đối với cuộc sống. Các hình thức hoạt động ngoại khóa chính thƣờng đƣợc áp dụng trong giáo dục đạo đức nhƣ tổ chức đội Công tác xã hội, tổ chức tham quan thực tế, tổ chức các nêu gƣơng sáng điển hình trong học tập và cuộc sống.

Thứ 1: Đội công tác xã hội (Đội CTXH).

Đội CTXH là một câu lạc bộ tập trung những sinh viên tự nguyện tham gia các hoạt động chính trị xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,…dƣới sự hƣớng dẫn sinh hoạt của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, do các thành viên trong đội bầu ra cùng với giảng viên, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trƣờng phụ trách tổ chức triển khai các hoạt động.

Cấu trúc của Đội CTXH thƣờng bao gồm: Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, thƣ ký và các thành viên. (thành viên là sinh viên các khối lớp tham gia trên tinh thần tự nguyện).

Yêu cầu về tổ chức hoạt động của Đội CTXH: Các buổi sinh hoạt phải đƣợc chuẩn bị chu đáo về nội dung, hình thức và phƣơng tiện sử dụng. Khi tổ chức hoạt động phải đƣợc phân công rõ ràng, cụ thể đến các thành viên; các thành viên phải tích cực tham gia các hoạt động và có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, có sự thống nhất trong quản lý, điều hành của ban chủ nhiệm; các hoạt động phải đƣợc tiến hành một cách khoa học, có kế hoạch và mục tiêu cụ thể trong giáo dục đạo đức cho các

31

thành viên về thái độ, hành vi ứng xử có văn hóa với tất cả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Thứ 2: Hoạt động tham quan thực tế

Phƣơng hƣớng tiếp cận cơ bản của giáo dục đạo đức là giáo dục trong môi trƣờng thực tế. Tham gia hoạt động thực tế không chỉ giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập mệt mỏi, mà hơn thế, đây là cơ hội làm cho sinh viên kiểm tra những kiến thức đã học trên lớp, vận dụng lý thuyết vào thực tế, trải nghiệm và gợi ý suy nghĩ, sáng tạo. Khác với môi trƣờng học tập tại trƣờng THPT, sinh viên cao đẳng, đại học cần có ý thức chủ động, tự học và sáng tạo. Giảng viên phải là ngƣời định hƣớng, giúp sinh viên những kiến thức khái quát, tổng thể, đồng thời gợi ý để sinh viên tự tìm tòi nghiên cứu, đào sâu, mở rộng những nội dung chi tiết. Chính vì vậy sinh viên phải chịu nhiều áp lực trong quá trình học tập, hoạt động

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường cao đẳng bách việt, thành phố hồ chí minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)