1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trên thế giới và tạ
1.4. Đặc điểm nhân cách chủ yếu của sinh viên bậc Cao đẳng
Sinh viên cao đẳng, đại học là thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 25, đây là giai đoạn phát triển đẹp nhất của một đời ngƣời; là giai đoạn thanh niên có nhiều sự biến đổi về mặt tâm lý, là thời kỳ dồi dào về thể lực và trí lực, thích tìm hiểu cái mới trong học tập và lao động, lứa tuổi đầy nhiệt huyết, ƣớc mơ hoài bão và năng lực sáng tạo.
Ở lứa tuổi thanh niên có những thay đổi trong vị thế xã hội, đứng trƣớc những thách thức khách quan của cuộc sống: phải lựa chọn cho mình một hƣớng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội…những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu câu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội…
Ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp rất mạnh, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa. Điều quan trọng với thanh niên là đƣợc sống và làm việc trong tập thể, cảm thấy mình là ngƣời cần cho nhóm, có vị trí nhất định trong nhóm. Điều này giúp thanh niên dần hiểu rõ mình hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn.
Đây là giai đoạn nảy sinh những cảm nhận về tính chất ngƣời lớn của bản thân, tạo nên mối quan hệ khá “khó khăn” với cha mẹ, do nhiều bậc phụ huynh vẫn quan niệm con mình là những đứa trẻ, làm cho tần số giao tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm, tăng nhu cầu giao tiếp giữa thanh niên với bạn bè đồng trang lứa. Lứa tuổi này có nhu cầu tự lập, tự chủ trong cuộc sống, trong giải quyết các vấn đề riêng của bản thân.
Từ việc xác định khát vọng nghề nghiệp, giai đoạn này thanh niên bắt đầu tìm đƣợc động cơ, hứng thú để học tập và làm việc, tìm ra mục tiêu phấn đấu để
21
đảm bảo tốt cho sự phát triển của bản thân. Họ còn có xu hƣớng tìm kiếm ngƣời chỉ dẫn: với sự giúp đỡ của ngƣời có nhiều kinh nghiệm có thể đóng vai trò quan trọng trên bƣớc đƣờng theo đuổi khát vọng của mình. Ngƣời này có thể làm cho họ thấy tự tin, chia sẻ tán đồng những ƣớc mơ của thanh niên, đồng thời còn có thể truyền đạt cho họ các kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống.
Sự thích nghi với môi trƣờng sống và phƣơng pháp học tập mới:
Khi bƣớc chân vào giảng đƣờng đại học, Cao đẳng các tân sinh viên phải đối mặt với những thay đổi to lớn cả về nếp sinh hoạt hàng ngày và phƣơng pháp học tập tại trƣờng cao đẳng, đại học; chính vì vậy, trở thành SV đồng nghĩa với việc các em phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh sống mới, môi trƣờng và phƣơng pháp học tập mới. Sự thích nghi này hoàn toàn khác nhau ở mỗi ngƣời tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tự chủ của các em…
- Sự phát triển nhận thức của sinh viên:
Nếu nhƣ trƣớc kia, các em đƣợc các thầy cô hƣớng dẫn, giảng giải kỹ càng các kiến thức phổ thông thì trong môi trƣờng cao đẳng, đại học, phƣơng pháp truyền thụ theo kiểu “đọc – chép” không còn phổ biến nữa mà chủ yếu là trang bị cho các em những kỹ năng tự học tập, tự trau dồi tri thức thông qua hệ thống thƣ viện, phòng thí nghiệm,… Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của SV và có ảnh hƣởng to lớn tới sự phát triển về mặt chuyên môn, nhân cách nghề nghiệp của sinh viên sau này.
- Tự ý thức của sinh viên:
Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của sinh viên cũng phát triển hoàn thiện hơn. Thông qua mối quan hệ với những ngƣời khác cũng nhƣ những tri thức lĩnh hội đƣợc, các em sẽ có những đánh giá phù hợp về bản thân mình hơn. Đây là cơ sở thuận lợi để các em có thể rèn luyện, khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân mình. Trong tự đánh giá của sinh viên, cần tránh hai xu hƣớng hoặc đánh giá quá cao bản thân mình gây ra sự tự tin thái quá, kiêu ngạo, nhƣ vậy các em dễ gặp những “cú sốc” khi công việc
22
diễn ra không nhƣ mong muốn; hoặc đánh giá quá thấp bản thân gây nên tình trạng tự ti, không phát huy hết đƣợc năng lực, sở trƣờng của bản thân.
- Đời sống xúc cảm, tình cảm:
Thế giới xúc cảm, tình cảm của sinh viên biểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày, phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm. Trong đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên, đó là tình yêu đôi lứa. So với lứa tuổi HS, tình yêu trong thời kỳ sinh viên đã có sự thay đổi về chất, bởi vì đây là giai đoạn thanh niên trƣởng thành hơn về cả tâm, sinh lý. Chính vì thế, tình yêu lúc này là tình cảm thiêng liêng, lãng mạn đối với sinh viên và là động lực quan trọng để các em học tập, rèn luyện. Trong tình yêu, sinh viên rất cần có sự hƣớng dẫn của nhà trƣờng, của đoàn thanh niên, để tình yêu của các em gắn liền với trách nhiệm học tập, rèn luyện của bản thân, để tình yêu đó phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập của mình.
- Động cơ và định hƣớng giá trị của sinh viên:
Động cơ và định hƣớng giá trị của sinh viên cũng có sự phát triển phong phú đa dạng. Điều đó phản ánh trong mục đích học tập, phấn đấu của các em có thể là những yếu tố tâm lý chủ quan nhƣ hứng thú, lý tƣởng sống, tình yêu với môn học… cũng có thể là những yếu tố nằm ngoài bản thân nhƣ học tập vì gia đình, vì thành tích. Mặt khác, trong môi trƣờng tập thể, sinh viên dần chấp nhận những phong cách, lối sống, giá trị sống của ngƣời khác và hƣớng đến những giá trị sống mình cho là phù hợp. Có thể nói, việc định hƣớng giá trị sống cho sinh viên là việc làm cần thiết để hƣớng các em vào những mục đích, giá trị sống cao đẹp.
Các nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình giáo dục đạo đức:
1.5.1. Bảo đảm tính mục đích, tính thống nhất trong toàn bộ hoạt động giáo dục dục
Giáo dục thực chất là tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lƣu cho con ngƣời, đó là một hệ thống các hoạt động phong phú và đa dạng, có chứa những yếu tố chủ quan và khách quan. Điểm quan trọng nhất của giáo dục là tính định hƣớng cho sự phát triển các cá nhân nhằm đạt tới tất cả các mục đích giáo dục.
23
Giáo dục là một thể thống nhất toàn vẹn, là quá trình hình thành không chỉ những phẩm chất riêng lẻ mà là toàn diện. Mỗi phẩm chất, năng lực đƣợc hình thành ở sinh viên là kết quả tổng hợp của toàn bộ các tác động giáo dục lên nhân cách ngƣời học.
Việc đánh giá các phẩm chất, năng lực của sinh viên phải đƣợc đo đạc, đánh giá theo một chuẩn mực chung.
1.5.2. Giáo dục đạo đức cho sinh viên phải gắn chặt với thực tiễn cuộc sống.
Hoạt động của con ngƣời là hoạt động có ý thức. Ý thức đó phải đƣợc thể hiện bằng hành vi. Quá trình giáo dục nghề nghiệp là quá trình tác động qua lại và thống nhất giữa học tập và lao động. Vì vậy, lao động sản xuất là cơ sở quyết định và là phƣơng tiện để thực hiện mục tiêu đào tạo có chất lƣợng và hiệu quả trong trƣờng Cao đẳng – Đại học, là phƣơng tiện để rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
1.5.3. Phù hợp với đối tƣợng giáo dục
Sự hình thành nhân cách của con ngƣời phụ thuộc nhiều vào sự phát triển về mặt sinh học, giới tính. Mỗi con ngƣời là một cá thể có đặc điểm tâm lý, xã hội khác nhau. Do đó, những nhiệm vụ giáo dục phải cụ thể và những yêu cầu đối với hành vi đạo đức cũng phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, trình độ và mức độ giáo dục.
Trong quá trình tổ chức giáo dục đạo đức, nhà giáo dục cần: Nắm vững những đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên và những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên.
Nội dung, khối lƣợng các chuẩn mực đạo đức truyền thụ cho ngƣời học phải tuân theo nguyên tắc vừa sức và khả năng thực hiện của họ.
1.5.4. Phát huy tính tích cực, sáng tạo, khăc phục thiếu sót, nhƣợc điểm trong giáo dục đạo đức. giáo dục đạo đức.
Tính tích cực hoạt động của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trƣờng xung quanh, sự tác động của giáo dục, những thành công mà sinh viên đạt đƣợc trong các loại hoạt động…
24
Sự giáo dục đạo đức chỉ có hiệu quả khi sinh viên tự giác tiếp thu những chuẩn mực đao đức. Tính tích cực của sinh viên, lòng ham muốn và hứng thú của các em đối với việc tiếp thu kiến thức, đạo đức, rèn luyện cho mình những hành vi cần thiết là điều có ý nghĩa rất to lớn đối với việc lĩnh hội và biến những tiêu chuẩn và quy tắc ấy thành niềm tin đạo đức.
1.5.5. Tôn trọng nhân cách của sinh viên
Trong quá trình tổ chức giáo dục đạo đức phải tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với sinh viên.
Nguyên tắc này đƣa ra quan điểm là tác động giáo dục phải tính đến trạng thái, đặc điểm của đối tƣợng. Mỗi con ngƣời là một chủ thể có ý thức, họ luôn có lòng tự trọng và biết tôn ngƣời khác, đồng thời cũng có nhu cầu ngƣời khác phải tôn trọng mình. Nhà giáo dục không thể chủ quan áp đặt học sinh, việc tôn trọng nhân cách sẽ tạo nên những kích thích đặc biệt trong sự phát triển nhân cách của ngƣời học.
1.5.6. Liên kết các môi trƣờng giáo dục: Nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc giáo dục sinh viên. việc giáo dục sinh viên.
Nguyên lý giáo dục, mục tiêu giáo dục và cả giải pháp lớn để thực hiên nâng cao chất lƣợng giáo dục cũng chính là phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Gia đình là cái nôi quan trọng đầu tiên, giáo dục gia đình tốt đứa trẻ sẽ có điều kiện tiếp nhận sự tác động của các lực lƣợng giáo dục khác, gia đình có truyền thống là gia đình ý thức rất cao trong việc giáo dục các thế hệ nối tiếp nhau giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. Giáo dục trong nhà trƣờng là giáo dục có định hƣớng và có phƣơng pháp khoa học, có sự tác động hƣớng đích rõ rệt. Xã hội tiếp tục xây dựng các chuẩn mực đạo đức, các quy phạm pháp luật, giáo dục, dẫn dắt, thậm chí cƣỡng bức mọi công dân, rèn luyện đạo đức, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đứa trẻ càng đƣợc sự chăm sóc giáo dục chặt chẽ, sự phối hợp đồng bộ của cả 3 môi trƣờng nhà trƣờng, gia đình và xã hội khi trở thành sinh viên cao đẳng, đại học sẽ tiếp tục đƣợc giáo dục, tự giáo dục để trở thành ngƣời
25
có lòng tự trọng, có ý thức giáo dục, tự rèn luyện mình theo các chuẩn mực đạo đức xã hội.
1.5. Các phƣơng pháp tổ chức giáo dục đạo đức cho sinh viên.
1.6.1. Nhóm các phƣơng pháp thuyết phục nhằm hình thành những chuẩn mực đạo đức, ý thức đạo đức cho sinh viên. đạo đức, ý thức đạo đức cho sinh viên.
Nhóm phƣơng pháp thuyết phục là nhóm phƣơng pháp giáo dục tác động lên nhận thức và tình cảm của sinh viên nhằm hình thành những khái niệm, biểu tƣợng và những niềm tin đúng đắn về đạo đức thẩm mỹ, làm cho sinh viên có tƣ tƣởng đúng có tình cảm đẹp, làm cơ sở cho việc hình thành những hành vi tốt, nhóm phƣơng pháp thuyết phục bao gồm:
+ Phƣơng pháp đàm thoại
Là phƣơng pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa giảng viên và sinh viên về các chủ đề đạo đức, xã hội, kinh tế, chính trị… Nhiệm vụ cơ bản của đàm thoại là lôi cuốn sinh viên vào việc phân tích và đánh giá các sự kiện, hành vi, hiện tƣợng trong đời sống xã hội, Trên cơ sở đó hình thành cho các em những thái độ đúng đắn đối với hiện thực xung quanh, đối với bổn phận, trách nhiệm công dân…
+ Phƣơng pháp giảng giải
Là phƣơng pháp mà trong đó nhà giáo dục dùng lời nói của mình để thông báo, phân tích, giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các chuẩn mực đã đƣợc xã hội quy định. Trọng tâm của giảng giải là cung cấp thông tin về sự kiện và chuẩn mực hành vi giúp sinh viên nắm đƣợc ý nghĩa, nội dung, cách thực hiện những nguyên tắc và chuẩn mực về văn hóa, đạo đức, lối sống, hình thành cho sinh viên niềm tin và mong muốn thực hiện theo những nguyên tắc, chuẩn mực đó.
+ Phƣơng pháp nêu gƣơng
Phƣơng pháp nêu gƣơng có thể thực hiện bằng sự mẫu mực của bản thân nhà giáo dục, của ngƣời lớn, bạn bè, những ngƣời mà sinh viên ngƣỡng mộ và mong muốn đƣợc noi theo. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên, việc sử dụng tấm gƣơng tốt làm phƣơng tiện để giáo dục sẽ làm cho các chuẩn mực xã hội trở nên cụ thể, trực quan và thuyết phục hơn. Nêu gƣơng là phƣơng pháp giáo dục
26
trong đó nhà giáo dục dùng những tấm gƣơng sáng của cá nhân và tập thể hoặc bằng những hành động của chính bản thân mình nhƣ một mẫu mực để kích thích sinh viên cảm phục, noi theo và làm theo những tấm gƣơng đó nhằm đạt đƣợc mục đích giáo dục đề ra.
1.6.2. Nhóm phƣơng pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi
Nhóm phƣơng pháp này có khả năng to lớn trong việc động viên sinh viên phát huy mọi sức lực và tinh thần, thể chất, tình cảm và trí tuệ để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đặc điểm của nhóm phƣơng pháp này là dựa trên kết quả hành vi mà sinh viên đã thực hiện trƣớc đây để phát huy tính tích cực của họ vào các hoạt động thực tiễn. Khuyến khích, động viên, lôi cuốn lòng nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà sinh viên đã đƣợc những thành quả nhất định, khắc phục, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực không đƣợc xã hội thừa nhận…Nhóm phƣơng pháp này bao gồm:
+ Phƣơng pháp khen thƣởng
Trong công tác giáo dục, khen thƣởng có tác dụng củng cố và phát huy những phẩm chất tích cực trong nhân các của sinh viên cũng nhƣ những truyền thống tốt đẹp trong tập thể, giúp cho cá nhân và tập thể khẳng định đƣợc mình, phấn khởi và vƣơn lên trong tu dƣỡng và phấn đấu. Khen thƣởng không những có tác dụng động viên cho ngƣời đƣợc khen mà còn thúc đẩy những sinh viên khác noi theo và phấn đấu vƣơn lên.
+ Phƣơng pháp trách phạt
Trách phạt là phƣơng pháp giáo dục thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhà giáo dục đối với những hành vi sai trái của ngƣời đƣợc giáo dục, tạo cơ hội cho ngƣời đƣợc giáo dục nhận thấy lỗi lầm về hành vi sai trái của mình, hối hận và quyết tâm không tái phạm nữa. Tác dụng của trách phạt, của kỷ luật là làm nảy sinh ở sinh viên tâm trạng xấu hổ, sự ân hận trƣớc tập thể về hành vi của mình. Để có tác dụng đó, trách phạt cần có sự đồng tình của tập thể. Sự trách phạt và thi hành kỷ luật phải gắn liền với việc làm cho sinh viên tự ý thức đƣợc tác hại của hành vi xấu.
27
Trách phạt cần mang tính giáo dục đảm bảo sự công bằng công khai và tôn trọng nhân cách của ngƣời đƣợc giáo dục.
Phƣơng pháp trách phạt thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau tùy theo sai