Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời và khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 31 - 35)

7. Tồng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời và khả năng sinh lời

- NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tự chủ về tài chính, nên mục tiêu cao nhất vẫn là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận quyết định sự phát triển, đồng thời là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp.

thặng dƣ, là lợi nhuận mới đƣợc tạo ra thông qua quá trình sản xuất, kinh doanh. Lợi nhuận theo cách hiểu đơn giản là phần giá trị dôi ra của một hoạt động kinh doanh, sau khi đã trừ đi mọi chi phí (lãi ròng) đƣợc xác định trong một kỳ tài chính (thƣờng là một năm).

Lợi nhuậntrƣớc thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trƣớc thuế - Thuế doanh thu

Chênh lệch thu, chi từ lãi phản ánh quy mô sinh lời từ các hoạt động cơ bản của ngân hàng đó là huy động vốn để cho vay và đầu tƣ. Chênh lệch thu chi càng lớn thì doanh thu ròng của ngân hàng càng cao. Hiện nay, khi mà chênh lệch thu, chi từ lãi có xu hƣớng giảm thì khoản chênh lệch thu chi ngoài lãi (thu từ dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, giữ hộ,…) ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu tập trung nhất phản ánh mức sinh lời của ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn không phải luôn là mục tiêu hàng đầu, mà các mục tiêu khác đƣợc chú trọng hàng đầu nhƣ:

Doanh thu, thị phần kinh doanh tiêu thụ hàng hóa, kinh doanh... Song về dài hạn, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là sự tiếp cận của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Lợi nhuận ngân hàng là một chỉ tiêu có nghĩa quan trọng, nó là điều kiện cần có thu hút vốn mới, nhằm mở rộng và cải thiện dịch vụ ngân hàng.

Là nguồn dự phòng chi phí cho các chỉ tiêu không dự kiến trƣớc và bù đắp thiệt hại xảy ra. Là lợi nhuận đem lại lợi tức cho cổ đông.

Thu nhập và chi phí ảnh hƣởng đến lợi nhuận:

Doanh thu và chi phí ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của NHTM. Doanh thu lớn hơn chi phí thì ngân hàng có lãi (thu đƣợc lợi nhuận) và ngƣợc lại (bị lỗ). Do vậy, việc quản l hoạt động kinh doanh của NHTM đòi hỏi vấn

đề đặt ra là quản l các nguồn thu quản l chi phí trong ngắn hạn và dài hạn để đạt lợi nhuận mong đợi. Quản l trong mối quan hệ chi phí là nhân tố tạo lập nguồn thu trong tƣơng lai, không những bù đắp đƣợc chi phí hiện tại cho ngân hàng mà còn phải có lãi.

* Chỉ số (ROA): (Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản bình quân) x 100%

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Tổng tài sản bình quân

Chỉ số này phản ánh một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng.Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Do đó, hệ số này càng cao thì càng tốt.

Chỉ số ROA giúp nhà quản trị thấy đƣợc khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra doanh thu từ tài sản có. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh của NHTM tốt, có sự thích ứng linh hoạt trƣớc những biến động của thị trƣờng và nền kinh tế để mang lại hiệu quả kinh doanh.

NIM – Net Interest Margin

NIM (%) =

Tổng doanh thu từ lãi – Tổng chi phí trả lãi

x 100% Tổng tài sản có

Tỷ lệ doanh thu lãi cận biên (NIM) là thƣớc đo tính hiệu quả cũng nhƣ khả năng sinh lời, chỉ ra năng lực của Hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trƣởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tƣ và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trƣờng tiền tệ, tiền lƣơng nhân viên và phúc lợi). Tỷ lệ doanh thu lãi cận biên đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

các NHTM khác, so sánh với mức bình quân hoặc so sánh với dự kiến sẽ cho thấy khả năng sinh lời cao hay thấp, năng lực tài chính ở mức độ nào. Khả năng sinh lời phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nợ xấu của NH

* Tỷ lệ Lợi nhuận ròng /Tổng doanh thu

Tỷ lệ lợi nhuận ròng =

Lợi nhuận ròng

x 100% Tổng doanh thu

Chỉ số này phản ánh cứ mộtđồng doanh thu mà ngân hàng thu đƣợc thì thu về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận hay là lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng doanh thu. Chỉ số này đánh giá hiệu quả quản lý doanh thu của ngân hàng. Hệ số này càng cao càng tốt.

* Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

Tỷ lệ chi phí

x 100% Tổng doanh thu

Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng doanh thu. Thông thƣờng chỉ số này nhỏ hơn 1, nếu lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tƣơng lai.

* Tỷ lệ chi phí trên lợi nhuận

Tỷ lệ chi phí

x 100% Lợi nhuận

Chỉ số này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận cần bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ số này càng thấp càng tốt.

* Tỷ lệ dƣ nợ cho vay/ vốn huy động Tỷ lệ dƣ nợ cho vay

x 100% Vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu vốn huy động tham gia vào dƣ nợ.Tức là trong một đồng vốn cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn huy động đƣợc ở địa bàn. Tỷ lệ này cho ta biết ngân hàng đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động vào các hoạt động mang lại doanh thu và đảm bảo an toàn.

* Lãi ròng tiền tệ

Lãi ròng tiền tệ = Thu lãi cho vay - Trả lãi tiền gửi

Chỉ số này đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu lãi và chi phí trả lãi vay mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 31 - 35)