Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 80)

7. Tồng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế - xã hội trong khu vực và trên thế giới có nhiều bất ổn, mức tăng trƣởng toàn cầu thấp, thị trƣờng tài chính – tiền tệ quốc tế diễn biến phức tạp. Thị trƣờng bất động sản diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều bất ổn, thị trƣờng chứng khoán chƣa ổn định,…những nhân tố đó ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và do đó ảnh hƣởng đến hoạt động của các NHTM.

Trần lãi suất huy động của chi nhánh do BIDV quy định và thƣờng thấp hơn mặt bằng lãi suất của các ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn, vì vậy khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh.

Việc thu thập thông tin về các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác, về tình hình thực hiện của hệ thống ngân hàng trên địa bàn rất khó khăn. Mặc dù định kỳ hàng tháng các ngân hàng đều phải gửi số liệu thực hiện về ngân

hàng nhà nƣớc thành phố, nhƣng việc tiếp cận đƣợc nguồn dữ liệu này để phục vụ cho công tác phân tích báo cáo là vô cùng khó, có thể nói Chi nhánh đang bị rơi vào tình trạng “đói dữ liệu”, điều này cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác phân tích, dự báo, tham mƣu đề xuất ra quyết định để mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Sau khi trình bày khái quát Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang. Chƣơng 2 đã đi sâu vào việc phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang thông qua các hoạt động cơ bản: huy động vốn, tín dụng và dịch vụ, đồng thời tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tại BIDV - chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015. Qua kết quả phân tích, tác giả đã nêu lên những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những điểm còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân chủ yếu. Đây là cơ sở để đƣa ra các giả pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại BIDV - chi nhánh Kiên Giang trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG

3.1. M C TIÊU - CHỈ TIÊU KHKD NĂM 2016 - 2020

Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016- 2020 + Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ: 2,943.26 tỷ đồng

+ Dƣ nợ tín dụng bình quân: 3,106.52 tỷ đồng + Huy động vốn cuối kỳ: 2,539.40 tỷ đồng + Huy động vốn bình quân: 2,256.30 tỷ đồng + Tỷ lệ nợ xấu < 1%

- Chi nhánh nghiên cứu và bám sát những chủ trƣơng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,thực tiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh với Chiến lƣợc phát triển của BIDV để có thể phát huy thế mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững hiệu quả.

- Tập trung phát huy thế mạnh và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ nhƣ: Dịch vụ bảo lãnh, Western Union, tài trợ thƣơng mại, BSMS, IBMB, thẻ ATM để gia tăng thu dịch vụ ròng, cải thiện thu kinh doanh NT& PS trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế địa bàn về diện tích, sản lƣợng lúa, sản lƣợng và đội tàu khai thác thủy, hải sản, có kim ngạch xuất khẩu lớn; địa bàn tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế biển lớn của Đồng bằng sông Cửu Long.

- Mở rộng nguồn vốn: tiền gửi kho bạc sẽ loại trừ ra khỏi nguồn vốn huy động vì vậy nguồn vốn trong hệ thống sẽ bị sụt giảm đáng kể cho nên Chi nhánh xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm ƣu tiên trong KHKD năm 2016; tập trung định hƣớng tăng tỷ trọng nguồn vốn TDH/tổng HĐV và đẩy mạnh huy động vốn từ dân cƣ.

- Đảm bảo chất lƣợng, cơ cấu tín dụng: Đảm bảo kiểm soát nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm II/TDN nằm trong giới hạn cho phép của NHNN và BIDV.

- Gia tăng hoạt động ngân hàng bán lẻ: Tập trung đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng bán lẻ, huy động vốn bán lẻ, đảm bảo phấn đấu tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ/Tổng dƣ nợ đạt cao hơn năm 2015

- Tái cấu trúc cơ cấu doanh thu: Cải thiện Nim Huy động vốn và Nim cho vay để tăng doanh thu; chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ, đƣa các sản phẩm dịch vụ chất lƣợng cao phục vụ các nhóm khách hàng đối tác chiến lƣợc, khách hàng mục tiêu.

- Tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng để gia tăng doanh thu đảm bảo kế hoạch lợi nhuận.

- Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chỉ tiêu KHKD, linh hoạt và thực hiện theo các chủ trƣơng các chính sách điều hành tín dụng, huy động và dịch vụ (đặc biệt là tín dụng bán lẻ), lãi suất, tỷ giá của NHNN và Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG

- Từ những phân tích ở chƣơng 2 về hiệu quả và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế, khắc phục những tồn tại hạn chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại BIDV - chi nhánh Kiên Giang trong thời gian tới.

3.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn

Thƣờng xuyên nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn, để tiếp cận tiếp thị phát triển nền khách hàng về mở tài khoản thanh toán, sử dụng sản phẩm dịch vụ, tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng để tăng số dƣ huy động.

Tuân thủ chỉ đạo của NHNN và BIDV về điều hành lãi suất huy động, bám sát lãi suất huy động và chính sách điều hành của các Ngân hàng trên địa bàn nhằm linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất và thực hiện chính sách khách hàng nhằm giữ vững nền vốn đặc biệt đối với các khách hàng lớn có quan hệ với nhiều Ngân hàng trên cơ sở tính toán tổng hòa lợi ích từ khách hàng.

Tiếp tục triển khai mạnh dịch vụ thanh toán lƣơng qua tài khoản để tăng dần tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn cũng góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh.

Đẩy mạnh phát triển nền khách hàng bán lẻ nhằm gia tăng tỷ trọng huy động vốn dân cƣ thông qua nâng cao chất lƣợng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm hƣớng tới nhóm khách hàng có số dƣ dƣới 200 triệu.

Thực hiện phân đoạn khách hàng theo số dƣ, gắn liền với chính sách chăm sóc theo nhóm đối tƣợng khách hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ, ra tăng tiện ích cho khách hàng để thu hút nguồn huy động.

Điều hành lãi suất huy động ở mức hợp l , đảm bảo tính cạnh tranh. Không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Hiện tại, thƣơng mại điện tử đang phát triển rất mạnh và Ngân hàng cũng không thể đứng ngoài. Các sản phẩm huy động vốn cần hƣớng đến việc sử dụng các công cụ trợ điện tử nhƣ: Mở tài khoản, gửi tiết kiệm và thanh toán trực tuyến. gởi tiết kiệm trực tuyến không cần phải đến ngân hàng. Do vậy cần chú trọng, tập trung nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và xây dựng sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Tăng cƣờng tiếp cận, tiếp thị một số Công ty, tập đoàn có mạng lƣới: Tập đoàn FPT, Thế giới di động, VNPT…. mở tài khoản chuyên dùng tại chi nhánh, tận dụng mạng lƣới giao dịch rộng khắp của BIDV để triển khai dịch vụ thu hộ, điều chuyển vốn để tăng số dƣ huy động.

Thực hiện linh hoạt các cơ chế động lực, khen thƣởng trong hoạt động huy động vốn phù hợp với thực tế từng thời kì; Tiếp tục phát huy tổng lực của toàn chi nhánh trong công tác huy động vốn.

3.2.2. Đối với hoạt động tín dụng

Thành lập tổ phát triển khách hàng, tiếp cận tiếp thị các doanh trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, lĩnh vực ƣu tiên, lựa chọn khách hàng hoạt động kinh doanh tốt để cấp hạn mức tài trợ vốn ngắn hạn.

Xây dựng định hƣớng đối với từng nhóm khách hàng nhằm lựa chọn, sàng lọc những khách hàng tốt, đáp ứng chính sách tín dụng, thực hiện tốt các cam kết với BIDV qua đó cải thiện chất lƣợng tín dụng, nâng cao lợi nhuận cho Chi nhánh.

Tiếp tục phát huy lợi thế, phát triển tín dụng trong lĩnh vực xây lắp công trình, tiếp cận các dự án trọng điểm để tham gia tài trợ, đồng tài trợ, ổn định và phát triển tín dụng.

Tập trung nguồn lực cho công tác thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng DPRR. Tiếp tục nâng cao hiệu quả, trách nhiệm hoạt động của Ban xử lý nợ. Gắn trách nhiệm công tác thu hồi nợ với đánh giá xếp loại cán bộ và phân phối doanh thu.

Phân bổ lại nguồn lực đảm bảo phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ cả về mặt chất và lƣợng; đảm bảo tăng định biên lao động đối với cán bộ khách hàngcho khối bán lẻ đồng thời có các giải pháp đào tạo nguồn lực, sắp xếp lại nguồn lực có khả năng thích ứng, có kỹ năng, chuyên nghiệp nhằm đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng bán lẻ, đặc biệt chú trọng phát triển tín dụng bán lẻ.

Linh hoạt trong định giá tài sản đảm bảo, kết hợp khung giá nhà nƣớc với tham khảo giá trên thị trƣờng để định giá hợp lý, vừa đảm bảo an toàn hoạt động đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý của ngƣời vay vốn.

Kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, thƣờng xuyên nắm bắt thông tin tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, phân tích đánh giá để tài trợ vốn hợp l , đảm bảo sử dụng đúng mục đích. Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra thẩm định trƣớc, trong và sau cho vay. Quản lý dòng tiền của khách hàng để thu hồi nợ và lãi đúng hạn, không để nợ quá hạn phát sinh dẫn đến nợ khó đòi, nợ xấu làm suy giảm chất lƣợng tín dụng, tăng dự phòng rủi ro phải trích và làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Kiểm soát chặt chẽ các khách hàng có dƣ nợ lớn, các khách hàng có quan hệ với nhiều Ngân hàng, các khách hàng có nợ xấu, khách hàng có khó khăn tiềm ẩn,… để chủ động có các biện pháp ứng xử phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro.

Phát triển cho vay tín chấp: Lựa chọn các cơ quan, đơn vị có uy tín nhƣ đội ngũ giáo viên, công an, quân đội, những đơn vị chi lƣơng qua chi nhánh (có thể mở rộng đến một số đối tƣợng uy tín có chi lƣơng tại hệ thống ngân hàng khác), để phát triển cho vay qua thẻ visa, cho vay thấu chi,… nhằm phát triển tín dụng bán lẻ.

Nghiên cứu những kỳ hạn lãi suất có chênh lệch giữa giá mua vốn của Hội sở chính và lãi suất cho vay khách hàng lớn, những gói sản phẩm ƣu đãi để tƣ vấn khách hàng thực hiện những khoản vay có kỳ hạn phù hợp với nhu cầu khách hàng đồng thời cải thiện NIM tín dụng, nâng cao hiệu quả từ hoạt động tín dụng.

Tập trung phát triển điểm giao dịch mới, xây dựng và áp dụng chính sách ƣu đãi đối với khách hàng cá nhân để phát triển tín dụng bán lẻ.

3.2.3. Đối với hoạt động dịch vụ

Thực hiện rà soát tình hình sử dụng sản phẩm dịch vụ của các khách hàng hiện tại, tiếp thị bán chéo các sản phẩm dịch vụ ra tăng cho khách hàng: BSMS, IBMB, Smartbanking, thanh toán hóa đơn,… từng bƣớc nâng cao tỷ

lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng.Kết hợp với việc phát triển tín dụng ngắn hạn với dịch vụ chuyển tiền thanh toán, áp dụng biểu phí hợp lý, cạnh tranh để thu hút khách hàng.

Trên cơ sở đánh giá tổng hòa lợi ích do khách hàng mang lại, thí điểm khoán phí dịch vụ cho 1 số khách hàng để thu hút khách hàng tăng cƣờng giao dịch tại chi nhánh, ổn định nguồn thu từ dịch vụ.

Tiếp cận các khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có nguồn thu về ngoại tệ để triển khai các sản phẩm phái sinh: hoán đổi lãi xuất, hoán đổi tiền tệ,… vừa đảm bảo lợi ích cho khách hàng đồng thời tăng thêm nguồn thu từ dịch vụ cho chi nhánh.

Mở rộng, tăng cƣờng thực hiện các hợp đồng với đại lí phụ nhƣ: đại lí phụ Western Union, Đại l thu đổi ngoại tệ đẩy mạnh triển khai thanh toán hóa đơn, thu hộ ngân sách với kho bạc, thu hộ thuế....

Phát triển mở rộng mạng lƣới ATM, POS, đa dạng các sản phẩm dịch vụ bám sát mục tiêu hạn chế thanh toán bằng tiền mặt của Chính phủ để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và hiệu quả hoạt động.

Khai thác tối đa các mối quan hệ của nhóm khách hàng cá nhân có liên quan từ khối khách hàng doanh nghiệp và các đối tác để tiếp thị phát triển các sản phẩm dịch vụ.

Quán triệt và chuyên môn hóa trong việc thực hiện quản lý theo từng sản phẩm, dịch vụ nhằm phát huy tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả.

Thực hiện tốt chính sách khách hàng; thực hiện phân luồng khách hàng khi đến giao dịch, bố trí không gian giao dịch ƣu tiên dành riêng cho khách hàng quan trọng và phù hợp với điều kiện thực tế tại chi nhánh.

Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm chăm sóc khách hàng của BIDV để triển khai công tác giới thiệu sản phẩm và bán hàng qua điện thoại, phát triển số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ của Chi nhánh, nâng cao hiệu quả từ hoạt động dịch vụ.

3.2.4. Một số giải pháp khác

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ

Trong tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là ở các ngân hàng thƣơng mại, yếu tố con ngƣời luôn đóng một vai trò rất quan trọng, năng lực quản trị và chất lƣợng cán bộ là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành công của đơn vị. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, vừa có tâm, vừa có tầm luôn đƣợc lãnh đạo BIDV - Chi nhánh Kiên Giang đặt lên hàng đầu.

- Đƣa ra chính sách đãi ngộ để tuyển dụng đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực đánh giá phân tích để đạo tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích, báo cáo. Xem xét lập tổ, nhóm chuyên trách về công tác phân tích báo cáo, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phân tích hiệu quả có chất lƣợng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Tăng cƣờng công tác Marketting

Chủ động xây dựng và thực hiện các chƣơng trình quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ của BIDV và Chi nhánh trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, gắn liền công tác quảng cáo với các hoạt động tài trợ An sinh xã hội, tăng cƣờng hoạt động giao lƣu thể thao với khách hàng để mở rộng mối quan hệ đối tác, đƣa hình ảnh BIDV và Chi nhánh trở nên gần gũi, thân thuộc với các đối tƣợng khách hàng.

Giải pháp về công nghệ

Trong điều kiện phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng cao, cũng nhƣ trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động là rất quan trọng. Việc áp dụng công nghệ, sử dụng chƣơng trình ứng dụng tiến tới xử lý dữ liệu tự động, giảm thiểu tác nghiệp xử lý thủ công, tiết kiệm đƣợc

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)