Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 35 - 36)

7. Tồng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Đánh giá khả năng thanh khoản nhằm phân tích, xem xét liệu NHTM có thƣờng xuyên duy trì đƣợc lƣợng vốn tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN hay các tổ chức tín dụng khác và các tài sản khác có thể chuyển hoá ngay thành tiền để đáp ứng kịp thời nhu cầu về tiền tại mọi thời điểm hay không. Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nhu cầu về thanh khoản thƣờng phát sinh từ việc khách hàng rút các khoản tiền gửi, các khoản đã duyệt hoặc cam kết cho vay, bảo lãnh từ các khoản nợ đến hạn, các chi phí tác nghiệp khi bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng,… nhu cầu thanh khoản đƣợc đáp ứng bởi các khoản tiền gửi mới, các khoản thu từ bán sản phẩm dịch vụ và hoàn trả tín dụng đến hạn, từ việc bán tài sản có hoặc thông qua vay mƣợn trên thị trƣờng liên ngân hàng,… Vì vậy, đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng thƣờng đƣợc so sánh giữa tài sản có động với tài sản nợ dễ biến động qua chỉ tiêu hệ số khả năng chi trả.

Hệ số khả năng chi trả =

Tài sản có động

x 100% Tài sản nợ dễ biến động

Tài sản có động là tài sản có dễ chuyển đổi thành tiền. Do sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ và công nghệ ngân hàng giữa các quốc gia là khác nhau nên quan niệm về tài sản có động cũng không có sự đồng nhất. Tài sản có động thƣờng bao gồm: tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng khác; vàng và các tài sản khác có khả năng bán ngay để chuyển hoá thành tiền; các chứng khoán niêm yết có thể bán trên thị trƣờng hoặc thế chấp vay tiền ngay và các hợp đồng cam kết đƣợc vay.

Tài sản nợ dễ biến động đƣợc hiểu là nhóm tài sản nợ luôn luôn có thể rút khỏi ngân hàng bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Tài sản nợ dễ biến động thƣờng bao gồm: các khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng cá nhân, tổ chức hay của các tổ chức tín dụng khác; các khoản tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán; các khoản vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng khác; các cam kết cho vay.

Hệ số chi trả bằng hoặc lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng có khả năng thanh toán tốt.Tuy nhiên, nếu hệ số này lớn cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng chƣa cao, làm giảm khả năng sinh lời.Vì vậy, duy trì khả năng thanh toán phù hợp là vấn đề có nghĩa rất lớn với hoạt động của NHTM.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 35 - 36)