Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 36 - 38)

7. Tồng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp so sánh

Đây là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định đƣợc tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh

+ Tiêu chuẩn so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu số gốc đƣợc chọn làm căn cứ để so sánh. Chỉ tiêu gốc còn gọi là số gốc. Mỗi loại chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân tích các loại số gốc sau:

- Số gốc là số kỳ trƣớc: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức độ biến động, khuynh hƣớng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ.

- Số gốc là số kế hoạch (Định mức hoặc dự toán): Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

+ Điều kiện so sánh

- Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, thông thƣờng nội dung kinh tế của chỉ tiêu có tính ổn định và thƣờng đƣợc quy định thống nhất. Tuy nhiên, nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi trong trƣờng hợp chế độ, chính sách tài chính - kế toán của Nhà nƣớc thay đổi, do thay đổi phân cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Trƣờng hợp có sự thay đổi của nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so sánh đƣợc, trị số gốc của chỉ tiêu cần so sánh cần phải đƣợc tính toán lại theo nội dung quy định mới.

- Phải có cùng phƣơng pháp tính toán: Trong kinh doanh các chỉ tiêu có thể đƣợc tính theo các phƣơng pháp khác nhau, điều này là do sự thay đổi phƣơng pháp hạch toán tại đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính kế toán của Nhà nƣớc hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán giữa các nƣớc. Do vậy, khi phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp theo thời gian phải loại trừ các tác động do thay đổi về phƣơng pháp kế toán, hay khi phân tích một chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp với nhau phải xem đến chỉ tiêu đó đƣợc tính toán trên cơ sở nào.

+ Kỹ thuật so sánh

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy biến động về quy mô, khối lƣợng của chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số tƣơng đối: Là thƣơng số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu so sánh. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển…của chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số bình quân: Phản ánh nội dung chung nhất của hiện tƣợng bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tƣợng đó, hay nói khác hơn, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu. Số bình quân có thể biểu hiện dƣới dạng số tuyệt đối hoặc dƣới dạng số tƣơng đối. So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có một tính chất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 36 - 38)