Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 77 - 79)

7. Tồng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại trên các lĩnh vực hoạt động do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất, Nguồn vốn huy động còn ở mức thấp, thị phần huy động trên địa bàn còn khiêm tốn, nền vốn chƣa ổn định đặc biệt ở đối tƣợng khách hàng tổ chức kinh tế. Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh tăng không nhiều do trần lãi suất huy động của NHNN liên tục giảm, nhằm giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp làm ảnh hƣởng không ít đến việc huy động vốn của Chi nhánh. Ngoài ra do nguồn huy động trong hệ thống BIDV dƣ thừa nên Hội sở đã giảm lãi suất huy động cũng nhƣ không có các chính sách khuyến khích huy động vốn nên ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn của chi nhánh.

Thứ hai, dƣ nợ tín dụng tập trung chủ yếu vào một vài khách hàng lớn.Hoạt động tín dụng chịu ảnh hƣởng rất lớn vào hoạt động kinh doanh của khách hàng, vì vậy, đây là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khá cao, ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của chi nhánh.

Thứ ba, cơ cấu tín dụng của chi nhánh chƣa hợp lý, tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn, nợ nhóm 2 và đặc biệt ở nhóm 3,4 còn ở mức cao nhƣng đã đƣợc khắc phục trong năm 2015. Dƣ nợ cho vay tiền VND chiếm tỷ trọng lớn.

Thứ tƣ, công tác phát triển tín dụng bán lẻ mặc dù đã đƣợc quan tâm, chú trọng nhƣng kết quả đạt đƣợc còn thấp, tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ trên tổng dƣ nợ còn ở mức rất khiêm, chƣa tƣơng xứng với nền khách hàng cá nhân hiện có của chi nhánh.

Thứ năm, chênh lệch giữa lãi suất cho vay khách hàng với lãi suất bán vốn của Hội sở chính trong hoạt động tín dụng còn thấp, cho vay thực hiện trong giai đoạn 2013-2015 mặc dù có tăng trƣởng nhƣng vẫn ở mức thấp,

trong khi đó chi nhánh phải thực hiện trích dự phòng trên số dƣ nợ theo quy định, dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng còn chƣa cao.

Thứ sáu, công tác phát triển dịch vụ mặc dù đã đạt đƣợc kết quả tốt trong thời gian qua, tuy nhiên, một số sản phẩm dịch vụ chƣa đƣợc quan tâm phát triển: các sản phẩm dịch vụ liên qua đến thị trƣờng chứng khoán, dịch vụ điều chuyển vốn cho các tập đoàn, tổng công ty lớn,…

Thứ bảy, công tác phát triển mạng lƣới, marketing, phân tích báo cáo, thu thập và nghiên cứu thị trƣờng còn hạn chế. Vì vậy, hiệu quả công tác tham mƣu đề xuất còn thấp, đôi khi chƣa theo kịp đƣợc diễn biến phức tạp của thị trƣờng để phục vụ cho công tác quản trị điều hành nên đóng góp của công tác này vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh còn chƣa cao.Ngoài ra:

- Việc tăng trƣởng tín dụng bán lẻ cũng gặp khó khăn do nhu cầu vốn của khách hàng thì nhiều nhƣng các khách hàng đáp ứng đủ tiêu chuẩn về điều kiện vay vốn cũng nhƣ hoạt động có hiệu quả thì ít nên Chi nhánh không thể cho vay.

- Cán bộ Khách hàng cá nhân chủ yếu là cán bộ mới, ít kinh nghiệm trong công tác tín dụng, tiếp thị các sản phẩm bán lẻ còn hạn chế.

- Dƣ nợ cho vay tại Chi nhánh chủ yếu là các đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo, thời điểm cao nhất chiếm trên 30% tổng dự nợ cho vay tại Chi nhánh. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh doanh của các đơn vị xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn nên Chi nhánh cũng đã hạn chế cho vay đối với các đối tƣợng này và chỉ thực hiện cho vay khi khách hàng đã có đầu ra tiêu thụ làm dƣ nợ từ đối tƣợng này cũng giảm đi rất nhiều.

- Ngoài ra đối với cho vay vốn lƣu động kinh doanh xăng dầu chi nhánh đang phải chịu sự canh tranh lãi suất từ các TCTD khác trên địa bàn. Ngoài yếu tố lãi suất, các đối tác yêu cầu doanh nghiệp phải chuyển tiền về tài khoản của họ (Petrolimex) ở hai Ngân hàng chính là VCB và Vietinbank và khi

chuyển trong hệ thống doanh nghiệp đƣợc miễn phí chuyển tiền 100% (đây cũng là hạn chế của BIDV).

- Mặc dù Chi nhánh thƣờng xuyên có những chính sách chăm sóc đặc biệt đối với những khách hàng lớn nhƣng hầu hết các doanh nghiệp thƣờng chia sẻ thị phần tại nhiều Ngân hàng để hƣởng các chính sách ƣu đãi của từng Ngân hàng. Vì vậy dƣ nợ cho vay cũng không tăng nhiều so với năm trƣớc.

- Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, còn nhiều doanh nghiệp đang tiềm ẩn rủi ro, cùng với thực trạng nợ hiện tại của các doanh nghiệp nên Chi nhánh cũng đã rất thận trọng trong việc tăng trƣởng tín dụng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp có thế chấp hàng hoá tồn kho tại nhiều Ngân hàng.

- Với tỷ trọng lãi treo của Chi nhánh còn ở mức tƣơng đối cao. Nguyên nhân phần lớn là nợ xấu và nợ nhóm 2, hiện các khách hàng này đang gặp khó khăn về tài chính do chịu tác động của suy thoái kinh tế chung.

- Việc phát triển các sản phẩm bán lẻ tuy có sự tăng trƣởng, tuy nhiên còn nhiều hạn chế, nguồn thu dịch vụ ròng chƣa đa dạng, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm truyền thống: thanh toán trong nƣớc và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thu phí bảo lãnh...

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)