Định hướng phát triển của tỉnh và Trường CĐCĐ Kiên Giang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Kiên Giang (Trang 78)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1.Định hướng phát triển của tỉnh và Trường CĐCĐ Kiên Giang

3.1.1 Định hướng của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020

- Quan điểm phát triển

+ Tranh thủ thời cơ, khắc phục hạn chế, vượt qua thách thức, phát huy thành tựu kinh tế-xã hội đã đạt được, huy động mọi điều kiện và nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, sớm đưa Kiên Giang trở thành tỉnh có vị trí kinh tế cao trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và cả nước.

+ Tập trung khai thác toàn diện các tiềm năng thế mạnh từng vùng của tỉnh về sản xuất lúa, thủy sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông thủy sản, phát triển du lịch, dịch vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để nhanh chóng trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

+Tăng trưởng kinh tế cao gắn chặt với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa xã hội, phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, giảm nghèo.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế chặt chẽ, đặc biệt là với các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia.

- Một số mục tiêu phát triển

+ Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,0% thời kỳ 2011-2015 và 14,0% thời kỳ 2016 - 2020.

+ Đến năm 2020, tỷ trọng của các ngành nông-lâm-thủy sản chiếm 20% GDP; các ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 37% và các ngành dịch vụ chiếm 43%

GDP.

+ GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 4.500-4.600 USD/người. Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP đạt 8 - 9,0% vào năm 2020.

+ Đến năm 2018, toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học phổ thông.

- Các ngành, lĩnh vực xã hội

+ Phát triển dân số trên cơ sở hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên; đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, đạt mục tiêu dân số đề ra.

+ Cơ cấu lao động trong các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ tương ứng 37,7%; 22,4%; 39,8% vào năm 2020. Phấn đấu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt khoảng 66,6%. Giải quyết việc làm cho khoảng 38.000 lao động/năm.

- Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo

Phát triển nhanh giáo dục mầm non và giáo dục PTTH nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục THPT. Tỷ lệ huy động đi nhà trẻ đạt 25% năm 2020. Tỷ lệ huy động mẫu giáo 85% năm 2020. Tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường đạt 98% năm 2020. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đến trường đạt 95% năm 2020. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đến trường đạt 85% năm 2020. Ngành giáo dục giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông và phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi vào năm 2018. Nâng cấp mở rộng hệ thống mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh gồm: Trường Đại học Kiên Giang, trường cao đẳng cộng đồng, trường cao đẳng y tế, trường cao đẳng kinh tế-kỹ thuật, cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề du lịch và dịch vụ tại Phú Quốc, 4 trung tâm dạy nghề tại 4 khu vực và 14 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tại 14 huyện, thị, thành phố.

- Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với an ninh-quốc phòng

Tập trung phát triển kinh tế-xã hội, kết hợp có hiệu quả với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng an ninh đảm bảo cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển và

khu vực đất liền; phát triển kinh tế-xã hội gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng các khu vực, các tuyến phòng thủ vững chắc, bố trí sắp xếp ổn định dân cư trên các tuyến biên giới xây dựng địa bàn trọng điểm và củng cố quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Triển khai, thực hiện có hiệu quả đề án "Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị góp phần phát triển kinh tế-xã, hội tăng cường quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang".

3.1.2 Định hướng phát triển của Trường

Trường là nơi đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và khu vực, chuyển giao khoa học và công nghệ vì sự phát triển của cộng đồng.

- Mục tiêu chung

Trường không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy sáng tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng như cầu hội nhập vì sự phát triển của cộng đồng; xây dựng thương hiệu " Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang " có uy tín, mở rộng hợp tác trong và ngoài nước.

- Phương châm hành động

+ Chuyển từ đào tạo theo hướng trang bị kiến thức sang đào tạo phát huy khả năng sáng tạo của học sinh-sinh viên, tăng cường đào tạo theo nhu cầu của Tỉnh, của doanh nghiệp, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo gắn với việc làm.

+ Lấy học sinh sinh viên làm trung tâm, tất cả vì học sinh sinh viên. + Không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho, cán bộ viên chức và học sinh - sinh viên.

+ Luôn giữ đạo đức trong giáo dục, văn hóa trong ứng xử, hợp tác trong công việc, chất lượng là hàng đầu

- Quy mô đào tạo

+ Tăng cường mở rộng qui mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo với mục tiêu phục vụ cộng đồng. Trường tích cực chủ động mở rộng tuyển sinh-đào tạo với nhiều hình thức phong phú đa dạng như liên kết, liên thông, phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân có điều kiện tại nhiều địa phương trong tỉnh, với nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho người dân được dễ dàng học tập, cập nhật kiến thức, phát huy các thế mạnh, điều kiện sẵn có, giúp mọi người dân, cán bộ-viên chức trong tỉnh có cơ hội được học nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tạo việc làm…

+ Đến năm 2020, qui mô khoảng 6.000 HSSV (kể cả các lớp liên kết đào tạo, không kể các lớp ngắn hạn và liên kết đào tạo từ xa, các lớp thạc sĩ) phấn đấu nâng dần tỷ lệ HSSV khá giỏi, dự kiến tỷ lệ HSSV đạt từ trung bình trở lên chiếm 90%.

- Tổ chức quản lý đào tạo

+ Tiếp tục thực hiện cải cách chương trình đào tạo theo hướng vừa phù hợp với yêu cầu chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và địa phương.

+ Tiếp tục hoàn chỉnh đào tạo theo học chế tín chỉ, hoàn thiện các qui định về học chế tín chỉ, chương trình đào tạo để nâng cao hiệu quả quản lý và đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HSSV.

+ Tăng cường công tác quản lý HSSV, duy trì giờ giấc và nề nếp học tập. Phối hợp với các đơn vị liên kết tăng cường các biện pháp quản lý việc dạy và học, trong đó đặc biệt tránh tình trạng dạy dồn ép.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác tích cực học tập, nếp sống lễ độ, văn minh cho từng Học sinh-Sinh viên.

- Nâng cao chất lượng đào tạo

+ Tiếp tục xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho HSSV của trường để HSSV biết và cùng nỗ lực với trường làm tốt việc nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Tiếp tục thực hiện đầy đủ 3 công khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Công khai về tài chính, công khai về cơ sở vật chất, công khai về chương trình".

+ Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, nhất là việc tổ chức các kỳ thi, cương quyết không để tiêu cực, vi phạm xảy ra. Điều này mục đích để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cũng như đảm bảo sự công bằng cho người học và sự tín nhiệm của nhân dân.

+ Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Ban cố vấn học tập, Ban thanh tra nhân dân, thanh tra giáo dục, tổ pháp chế và tổ kiểm định chất lượng giáo dục nhằm tăng cường nề nếp trong cơ quan, ngăn chặn tiêu cực, sai phạm xảy ra. Qua đó, cũng giúp các đơn vị, cán bộ-giáo viên và học sinh-sinh viên phát huy tốt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, giúp trường khen thưởng và kỷ luật đúng thực tế. + Tăng cường tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên hàng năm về đổi mới phương pháp giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo, quan tâm chỉ đạo giảng dạy theo phương pháp mới. Liên tục tổ chức nhiều lớp học bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ quản lý cho cán bộ, giáo viên: các lớp tiếng Anh, các khóa tập huấn phương pháp giảng dạy do các giáo viên, chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện nghe nhìn khác.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý & Giáo viên Trường

+ Thực hiện tốt công tác tổ chức theo đề án vị trí việc làm đã được phê

duyệt, trên cơ sở đó bố trí và phân công nhiệm vụ tại các đơn vị thuộc Trường một cách khoa học và hợp lý hơn, tránh người phụ trách quá nhiều công việc, người ít việc để làm.

+ Tiếp tục hoàn thiện tổ chức, tăng cường nhân sự cả về số lượng và trình độ chuyên môn đảm bảo hoạt động của nhà trường, chú trọng đến các lĩnh vực mũi nhọn, thế mạnh.

bộ- giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ-giáo viên tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc, bảo đảm đủ năng lực, trình độ chuyên môn, bổ sung nhân sự cho các đơn vị còn thiếu và một số cán bộ chủ chốt.

+ Thực hiện việc phân công, phân nhiệm hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ-giáo viên đúng theo sở trường, sở thích, đúng theo chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu công việc. Thực hiện đầy đủ, kịp thời đúng qui định các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị.

- Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng khu thực hành-thí nghiệm tại cơ sở ở huyện Châu Thành đã được đầu tư và tiếp tục đầu tư xây dựng các khu vực đã được phê duyệt.

+ Cùng với việc cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy, Trường từng bước tăng cường các thiết bị, dụng cụ giảng dạy, học tập nhất là các phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại, bảo đảm yêu cầu đào tạo của Trường, phát triển thư viện điện tử, cổng thông tin phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ, công chức, sinh viên… từng bước giải quyết khó khăn nhằm bảo đảm nhu cầu trước mắt và lâu dài.

+ Đầu tư và nâng cấp hệ thống mạng, trang web nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong ứng dụng công nghệ thông tin tại Trường.

- Hợp tác Quốc tế

+ Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước phát triển đào tạo liên kết, liên thông, chuyển tiếp, đồng cấp bằng; trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực hoạt động, tranh thủ các nguồn tài trợ, ủng hộ, giúp đỡ trong và ngoài nước để bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức, chuyển giao công nghệ, khoa học tiên tiến, xây dựng phát triển Trường. Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với các Trường cao đẳng, đại học Hoa Kỳ, Thái Lan.

3.2 Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang đẳng cộng đồng Kiên Giang

Cũng như các trường cao đẳng công lập khác, trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang cũng đang thực hịên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 16. Đó vừa tạo ra cơ hội, vừa là thách thức đối với các trường cao đẳng trong quá trình hoạt động. Các trường sẽ phải tự cân đối thu – chi, tự tạo ra nhiều nguồn tài chính để tồn tại và phát triển. Trong quá trình thực hiện tổ chức công tác kế toán tại trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang vẫn còn nhiều bất cập và chưa thống nhất nên khó khăn cho việc quản lý tài chính. Việc thu thập số liệu kế toán, các thông tin cần thiết về kế toán vẫn chưa thật đầy đủ, kịp thời và chính xác. Vì vậy việc hoàn thiện hơn nữa về tổ chức công tác kế toán tại trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang là rất quan trọng và cần thiết.

Để kế toán thực sự trở thành công cụ hỗ trợ cho quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi thì việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang nói riêng phải được thực hiện trên cơ sở những định hướng cơ bản sau:

- Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trên cơ sở tuân thủ và góp phần hoàn thiện pháp luật kế toán hiện hành

Hệ thống văn bản pháp quy Nhà Nước ban hành như Luật Ngân sách, Luật kế toán, chế độ kế toán...phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ và phù hợp với điều kiện hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực...Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng điều khiển mọi hoạt động về kinh tế tài chính của các đơn vị. Chính vì vậy, khi nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhất thiết phải bám sát những quy định trên để điều chỉnh cho phù hợp.

Mặt khác nằm trong xu hướng chung về xây dựng một thế giới toàn cầu hóa, Việt Nam không thể đi ngược lại với xu thế đó. Đặc biệt, khi đã tham gia

vào “ sân chơi” WTO, yêu cầu về tính thống nhất và tính minh bạch trong thông tin kinh tế là một vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán phải có sự tham khảo các chuẩn mực kế toán quốc tế để xây dựng kế toán Việt Nam khoa học hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

Như vậy, một mặt hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán phải chịu sự chi phối, đảm bảo tuân thủ đúng theo các cơ chế, chính sách tài chính hiện hành. Mặt khác kết quả nghiên cứu cũng cần đưa ra những đểm chưa hoàn thiện của cơ chế, chính sách hiện hành để từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp.

- Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trên cơ sở phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị

Mỗi đơn vị thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau đều mang những nét đặc thù riêng và có yêu cầu quản lý riêng. Trong cùng một lĩnh vực, tùy quy mô, đặc điểm hoạt động của các đơn vị cũng có những nét riêng. Do đó nghiên cứu và hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán phải căn cứ vào những đặc điểm riêng đó để phù hợp với yêu cầu thực tế. Chỉ khi có sự phù hợp giữa tổ chức bộ máy kế toán, các phần công việc kế toán với các đặc điểm riêng của đơn vị thì

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Kiên Giang (Trang 78)