Hoa trái của sự thánh thiện gia tăng niềm tin, tình yêu và niềm hy vọng của chúng ta vào Thiên

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 28 - 30)

tình yêu và niềm hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa. Hoa trái của sự thánh thiện giúp chúng ta sống liên đới với anh chị em chúng ta. Hoa trái của sự thánh thiện tăng thêm sức mạnh để chúng ta có thể đương đầu với muôn thách đố trong cuộc sống. Đặc biệt, hoa trái của sự thánh thiện cho chúng ta sức mạnh để chống lại muôn hình thức cám dỗ của các thế lực sự dữ đang hoành hành trong thế giới thụ tạo. Tắt một lời, hoa trái của sự thánh thiện giúp chúng ta thực thi thánh ý Thiên Chúa trong tư tưởng, lời nói và hành động.

Chúng ta thường xem sự thánh thiện như là một 'thực tại tĩnh' hay 'thực tại thường hằng bất biến' nơi người nào đó. Thực ra, sự thánh thiện không thể hoàn thành tại một thời điểm nào đó trong đời sống chúng ta, trong lịch sử nhân loại hay trong lịch sử thế giới thụ tạo. Sự thánh thiện luôn là một hướng đi, một lộ trình, một dự án dang dở. Do đó, bao lâu con người còn hiện diện trên dương gian, bấy lâu con người còn phải không ngừng cố gắng sống đời thánh thiện. Mặc khải Ki-tô Giáo cho chúng ta nhận thức rằng không ai thánh thiện đến mức không cần phải biến đổi, bởi vì, tất cả mọi người đều sống trong môi trường ô nhiễm vì Tội Nguyên Tổ và hậu quả của Tội này vẫn tiếp diễn cho đến tận thế.

Người thánh thiện có thể trở thành người tội lỗi và ngược lại. Biên giới giữa người thánh thiện và người tội lỗi mỏng manh như làn sương khói vậy. Tên trộm hoán cải trong biến cố Đức Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá là ví dụ điển hình (Lc 23,39-43). Chúng ta có thể noi gương tên trộm về tinh thần hoán cải, chứ không phải là quá khứ trộm cắp. Đời sống của tên trộm không thể được xem là 'mô hình chuẩn' cho đời sống chúng ta, bởi vì, tương quan giữa chúng ta và Thiên Chúa là tương quan tình yêu và tình yêu luôn ở thì hiện tại. Không có tình yêu đích thật nào lại vắng bóng sự thánh thiện. Do đó, chúng ta không thể sống trong tình trạng tội lỗi và ăn năn hối cải vào phút chót như tên trộm để được tham dự sự sống, hạnh phúc và bình an vĩnh cửu của Nước Thiên Chúa mà không phải đau khổ, hy sinh, quên mình trong hành trình trần thế. Thông

thường, cây nghiêng bên nào thì ngả bên đó. Đích đến của người sống đời thánh thiện và người sống đời tội lỗi khác nhau (Mt 25,31-46). Hơn nữa, trong Nhà Thiên Chúa có nhiều chỗ ở (Ga 14,2).

Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta nhận thức rằng 'khoảng cách' từ người thánh thiện đến người tội lỗi là 'khoảng cách gần', còn từ người tội lỗi đến người thánh thiện là 'khoảng cách xa'. Bởi vì, sự thánh thiện của con người trong hành trình trần thế dễ bị tổn thương. Để có được sự thánh thiện, con người phải hy sinh, quên mình và cố gắng không ngừng, cho đến khi 'nhắm mắt xuôi tay'. Chúng ta có thể dùng hình ảnh chiếc cầu để minh họa cho người đang sống thánh thiện có thể trở thành người tội lỗi. Để có chiếc cầu, người ta phải dày công vất vả hàng năm mới có thể hoàn thành được. Tuy nhiên, để phá chiếc cầu, người ta chỉ cần ít thuốc nổ là nó sẽ bị sập tan tành trong giây lát.

Chúng ta là những người tội lỗi, yếu đuối và giới hạn trăm chiều. Tuy nhiên, chúng ta được mời gọi cộng tác với Thiên Chúa trong việc thánh hóa bản thân và thánh hóa những người khác nữa. Nếu chúng ta không cộng tác với Thiên Chúa để thánh hóa bản thân hay không ý thức và cố gắng để ngày càng được biến đổi hơn, làm sao chúng ta có thể cộng tác với Thiên Chúa để thánh hóa người khác được? Sẽ ngượng ngùng và giả hình biết bao khi chúng ta nói về Thiên Chúa, về Đức Giê-su, về Đường Thánh Thiện của Người mà chúng ta lại đắm chìm trong những tư tưởng, lời nói và hành động không chút âm hưởng hay hơi hướng nào của sự thánh thiện.

Sự thánh thiện không chỉ là chủ đề để chúng ta suy tư, học hỏi mà còn là 'đường đi' của chúng ta, là 'lối sống' của chúng ta và là 'hành động' của chúng ta trong hành trình trần thế này. Đời sống của người thánh thiện không phải là đời sống tách biệt khỏi những gì mà chúng ta gán nhãn 'trần tục', 'sự đời' hay 'ngoại lai' nhưng là đời sống phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của thế giới thụ tạo. Đường thánh thiện luôn là 'đường hai chiều'. Đời sống của người thánh thiện là đời sống kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su là Đường Thánh Thiện. Đồng thời, đời sống của người thánh thiện là đời sống liên đới với anh chị em mình để không ngừng biến đổi bản thân và môi trường sống sao cho môi trường đó ngày càng được thánh hóa, hầu tất cả mọi người sống xứng hợp hơn với phẩm giá của mình.

Chúng ta trở lại với khái niệm chung 'thông thường, thánh thiện được hiểu như là tình trạng của thực thể được dành riêng cho mục đích tôn giáo hoặc tiến dâng cho Thiên Chúa' để so sánh với sự thánh thiện theo mặc khải Ki-tô Giáo. Biến Cố Đức Giê-su trong hành trình trần thế cho chúng ta nhận thức rằng thánh thiện cần thiết cho 'môi trường phàm tục'. Bởi vì, Đức Giê-su đã đi Đường Thánh Thiện để đến với nhân loại, đến với 'môi trường phàm tục'. Chúng ta ý thức rằng nơi sự sống sung mãn cũng chính là nơi của sự thánh thiện tuyệt đối và nơi sự chết được hiểu là nơi vắng bóng sự thánh thiện. Thế mà, Đức Giê-su đã tới vực thẳm sự chết. Người đến chia sẻ sự thánh thiện của Người để con người được chung hưởng sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa.

Sống đời Ki-tô hữu không gì khác hơn là sống đời thánh thiện theo khuôn mẫu Đức Giê- su. Chúng ta có thể nhận định rằng 'người ngoại thánh thiện' thì hơn 'Ki-tô hữu tội lỗi'. Đối với các tôn giáo ngoài Ki-tô Giáo, chẳng hạn như Ấn Giáo, Phật Giáo, Công Đồng Vatican II nhấn mạnh: "Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó" (NA 2). Điều này không có nghĩa rằng các tôn giáo đều như nhau, cũng không có nghĩa rằng các tôn giáo là khác nhau. Sự nhìn nhận

những điều tốt lành, thánh thiện nơi các tôn giáo không giảm thiểu sự cần thiết để loan báo Đức Giê-su là Đấng cứu độ duy nhất và Tin Mừng của Người dành cho tất cả mọi người trong gia đình nhân loại. Đức Giê-su đã đi Đường Thánh Thiện đến với gia đình nhân loại và người thiết lập Giáo Hội để Giáo Hội tiếp tục là dấu chỉ hay khí cụ của Người trong việc thánh hóa muôn dân (LG 1).

Như đã được đề cập ở trên, sự thánh thiện Ki-tô Giáo không chỉ được diễn tả trong các tương quan nội tại của đời sống cá nhân, tương quan với tha nhân, tương quan với Thiên Chúa mà còn được diễn tả trong tương quan với môi trường thế giới thụ tạo. Điều này có nghĩa rằng các tín hữu được mời gọi sống đời thánh thiện trong việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ muôn vật muôn loài. Ai yêu mến Thiên Chúa, người đó cũng yêu mến những gì được Thiên Chúa dựng nên. Trong thư gửi tín hữu Ê-phê-xô, thánh Phao- lô viết: "Người [Thiên Chúa] cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu: Thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki- tô. Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô" (Ep 1,9-10). Sự thánh thiện Ki-tô Giáo mời gọi các tín hữu 'mắt hướng về trời, chân tiến bước trên đất'. Điều này có nghĩa là sự thánh thiện không chỉ giới hạn trong việc tôn giáo hay văn hóa, xã hội mà còn lan tỏa đến muôn vật muôn loài. Chúng ta được mời gọi quan tâm và góp phần biến đổi môi trường thế giới thụ tạo bằng chính đời sống của mình.

Dân

Chúa

on

line

số

64 Đức Giê-su nói: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện" (Mt như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Đức Giê-su là Thiên Chúa, là Đấng Thánh, tuy nhiên, Người không nói rằng 'anh em hãy nên hoàn thiện như tôi đây là Đấng hoàn thiện'. Trong hành trình dương thế, Người không bao giờ qui hướng về mình, nhưng luôn qui hướng về Thiên Chúa Cha. Đức Giê-su cho chúng ta biết sự thánh thiện của con người trong hành trình trần thế luôn là sự thánh thiện có hướng, sự thánh thiện tiếp tục trên đường về với Quê Hương Vĩnh Cửu. Là Thiên Chúa trong thân phận con người, Đức Giê-su trở nên Đường Thánh Thiện cho tất cả mọi người trong gia đình nhân loại.

Từ những điểm trình bày trên đây, chúng ta có thể khái quát rằng sự thánh thiện thuộc về Thiên Chúa, Người là Đấng Thánh, là Nguồn Gốc và Đích Đến của các hình thức thánh thiện. Đức

Giê-su đã đi Đường Thánh Thiện để đến với thế giới thụ tạo. Người vừa diễn tả sự thánh thiện của Thiên Chúa, vừa diễn tả sự thánh thiện của con người. Đặc biệt, sự thánh thiện của Người được diễn tả trong ba năm loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Người đã chịu nhiều đau khổ, chịu chết, sống lại và lên trời, tuy nhiên, trong Chúa Thánh Thần, Người vẫn luôn hiện diện trong gia đình nhân loại. Người đã thiết lập Giáo Hội để Giáo Hội tiếp tục Đường Thánh Thiện của Người bằng việc chia sẻ Lời Chúa, cử hành các bí tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể và thực thi bác ái. Tất cả mọi người được mời gọi suy niệm, học hỏi và thực hành Đường Thánh Thiện của Đức Giê-su trong hành trình trần thế của mình.

WHĐ (1.8.2020)

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)