- Tục hoá khi biến “không gian thánh” (Phụng Vụ) trở thành “phàm tục”: Hội Thánh thành “Trạm thu phí”:
Giáo hội Indonesia tổ chức Ngày Giới trẻ trực tuyến
Giới trẻ trực tuyến
“Bén rễ, nở hoa và kết trái” là chủ đề của Ngày Giới trẻ Indonesia diễn ra từ ngày 28 đến 30.8. Do đại dịch, sự kiện do Ủy ban Giám mục về Giới trẻ tổ chức được phát toàn bộ trên Youtube, với sự tham dự của hơn 5 ngàn bạn trẻ Công giáo kết nối từ khắp các nơi Indonesia.
Năng lực sáng tạo không dừng lại do đại dịch Ngày Giới trẻ được bắt đầu với Thánh lễ do Đức cha Pius Riana Prapdi, Giám mục Giáo phận Ketapang và đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Giới trẻ chủ tế. Giảng trong Thánh lễ, Đức cha Pius Riana Prapdi nói: “Thiên Chúa luôn tìm cách để yêu thương người trẻ. Trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo của người trẻ không dừng lại vì đại dịch Covid-19, bởi vì tinh thần phục vụ của người trẻ đối với Giáo hội và quốc gia vẫn sống động. Vì thế, ước muốn chia sẻ niềm vui và nguồn cảm hứng của họ là không thể ngăn cản”.
Được mời gọi sống cách khôn ngoan
D
ân Chúa on line số
64
nhấn mạnh tuổi trẻ được mời gọi lựa chọn cuộc sống cách khôn ngoan, bén rễ trong Đức Kitô, để trổ hoa và kết trái. Giám mục Ketapang giải thích: “Bén rễ trong Đức Kitô có nghĩa là cuộc sống của chúng ta đến từ Đức Kitô. Trổ hoa trong Đức Kitô có nghĩa là nhận thức được tiềm năng phát triển và những thách đố của chúng ta. Kết trái trong Đức Kitô có nghĩa là chúng ta có con tim biết ơn, có khả năng yêu thương người khác”.
Thành công của Ngày hội: Đối thoại liên tục Cha Antonius Haryanto, Tổng Thư ký của Ủy ban Giám mục về Giới trẻ bày tỏ sự hài lòng về sự kiện này: “Tôi đã mơ ước một cuộc gặp gỡ có thể đáp ứng mong muốn của những người trẻ đến với nhau và có thể là một dịp để truyền đạt giáo lý cho họ. Và ngay cả khi với hình thức trực tuyến, Ngày Giới Trẻ đã cho thấy sự thành công, với sự đối thoại liên tục giữa những người trẻ, các linh mục và một số chuyên gia, kể cả một số nhà tâm lý học”.
Cha bày tỏ: “Tôi hy vọng những người trẻ có thể trở thành những nhân tố chính của xã hội, bởi vì ngay cả khi các hoạt động của họ hiện đang rất hạn chế do đại dịch, họ vẫn có thể là những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, nghĩa là những người có thể giúp xã hội nhìn về phía trước và dạy những người bạn của họ làm điều gì đó có ích cho người khác”. (CSR_6267_2020) (Ngọc Yến- Vatican News)