NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ LỤY (XÉT - GIẢI THÍCH
Có thể nói được, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành riêng hai Chương 3,4 của Laudato Sí để “XÉT” (GIẢI THÍCH) về nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ môi trường; đặc biệt ngài nhấn mạnh đến ba nguyên nhân chính: “Công nghệ: sự sáng tạo và sức mạnh” (số 102-105), “Toàn cầu hoá mô hình kĩ trị” (Số 106-114), “chủ thuyết quy nhân” (Anthropocentism) (Số 115-136). Cùng với ba nguyên nhân chính đó, Laudato Sí (Chương 4) bổ túc về nguyên nhân và như một gợi ý để có giải pháp đúng: Phải có một nền “Sinh thái học toàn diện”.
Qua những gợi ý đó, chúng ta thử xét xem đâu là những nguyên nhân chính của thảm hoạ môi trường tại Việt Nam.
1. Từ “duy vật” tới “duy lợi”, “duy hưởng thụ”:
Với những quốc gia chọn chủ thuyết duy vật “Mác-Lê” làm nền tảng để thiết chế hệ thống chính trị và xã hội hay những xã hội “tư bản rừng rú” đều có chung một thứ “tội nguyên tổ”: hám lợi (hay duy lợi). Điều đó muốn nói là trong những xã hội nầy, đất nước nầy, chuyện “làm bất cứ gì miễn có lợi” đều được cho phép. (x. Thông
điệp về Chúa Thánh Thần của Dức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II - Dominum et Vivicantem - 28.5.1986)[56].
Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ, trên toàn bộ đất nước Việt nam nầy, người ta đua nhau khai thác từ trên rừng xuống biển sâu, từ sông ngòi tới thảo nguyên đồng ruộng…; bất kỳ chỗ nào, nơi nào khai thác được, đem lại lợi nhuận, có tiền… đều “được cấp phép”, miễn có “quà lót tay” ! Người giàu, kẻ quyền thế thì khai thác, hưởng thụ trên bình diện lớn (Boxit Tây nguyên, Formosa Hà Tĩnh, dời núi lấp sông làm thuỷ điện, chặt phá rừng xây sân golf, khu công nghiệp, resorts, chung cư cao cấp…); kẻ cùng đinh mạt hạng thì châm điện bắt cá, vây lưới bắt chim, đốt rừng phá rẫy trồng keo, trồng mì…). Vì thế, hiệu quả tất yếu là “thảm hoạ môi trường”, như nhận xét của tác giả Lục Phong: “Họ chẳng muốn gì cả ngoài việc hưởng thụ những gì đang có. Tài nguyên chúng ta bán, cây rừng chúng ta cưa, voi rừng chúng ta giết, thú rừng chúng ta ăn, chả còn gì mà chúng ta “tha” cả. Khai thác triệt để cho thế hệ này tận hưởng, có thể đoán là trong vòng 10 năm tới sẽ cạn sạch. Nhưng mọi người thì cứ thờ ơ để mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Miễn là họ không ở những vùng hiểm trở, thiên tai; miễn là họ không bị gì hết. Càng ngày, người ta càng rút về thành thị, co cụm, bạn thấy không? Cả đám ăn chơi phè phỡn với nhau, rồi chuốc độc nhau trong từng thớ thịt, dĩa cơm… Có khi nào chúng ta thấy nhục nhã, chẳng cần gì cao siêu, mà chỉ bởi vì chúng ta vừa quăng một cục rác xuống đường. Ai đó nhắc nhở, và chúng
ta phản bác: TRƯỚC SAU CŨNG CÓ NGƯỜI QUÉT THÔI. Liệu có bao giờ chúng ta thấy nhục mặt vì cái độ lười nó ghê tởm đến nỗi những con chó thông minh, biết đi ị đúng chỗ cũng phải khinh thường?”[57] (x. KHỦNG HOẢNG MÔI TRƯỜNG)[58]
2. Từ “vô thần” tới “vô cảm” “bất nhân”:
Laudato Sí khẳng định: Một khi “con người muốn chiếm lấy vị trí của Thiên Chúa và khước từ nhìn nhận những giới hạn của mình…”, tất yếu sẽ dẫn đến “bỏ rơi những người yếu đuối và tấn công vào thiên nhiên” (LS 66). Vâng, não trạng vô thần sẽ dẫn tới vô cảm và trách nhiệm với con người và với thiên nhiên. Đây, ta nghe chính người Việt nam nói về mình trong bài viết “Người việt nam hèn hạ” của tác giả Hân Phan: “Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ,...Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,... thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm? …[59]
3. Con người chính là “thủ phạm”:
Sau khi “định chuẩn” lại cách hiểu về mạc khải Thánh Kinh trong chủ đề “Sáng tạo”, nhất là trong mối tương quan giữa con người với thế giới, Laudato Sí khẳng quyết: “Một nền linh đạo lãng quên Thiên Chúa là Đấng toàn năng và là Đấng Tạo Hóa thì không thể chấp nhận được. Kết cục của nó sẽ là tôn thờ các quyền lực trần thế, hay chính bản thân chúng ta chiếm đoạt vị thế của Thiên Chúa, thậm chí đến mức công bố một quyền vô hạn để chà đạp lên công trình tạo dựng của Ngài.” (LS 75).
Vâng, con người chính là “thủ phạm” gây ra những “thảm họa môi trường” hiện nay của trái đất, khi đối xử với trái đất cách tuỳ tiện như một “chủ nhân ông”. Điều nầy đã từng được diễn tả nơi một phát ngôn khá nổi tiếng của Citting Bull, câu nói được chọn làm chủ đề của một cuốn
Dân
Chúa
on
line
số
64 phim tài liệu dài 90 phút về môi trường[60]: “La terre n’appartient pas à l’homme; c’est l’homme terre n’appartient pas à l’homme; c’est l’homme qui appartient à la terre” (Trái đất không thuộc về con người; chính con người mới thuộc về trái đất). Và ý tưởng nầy thật ra không xa lạ gì với “Huấn quyền” Hội Thánh, nhất là giáo huấn của các Giáo Hoàng đương đại: “Con người….sử dụng trái đất cách tuỳ tiện, bắt nó tùng phục ý muốn của mình một cách không giới hạn…., thay vì thi hành vai trò của người cọng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo, sẽ tự đặt mình thay thế Chúa và rốt cuộc làm cho thiên nhiên phải phản lại, vì đã hành hạ thay vì cai trị thiên nhiên”[61]. (x. Evangelium Vitae, 42).