CHÚNG TA ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ ĐỂ CHUNG TAY KHẮC

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 92 - 95)

ĐƯỢC GÌ ĐỂ CHUNG TAY KHẮC PHỤC (LÀM - LỰA CHỌN)

1. Những nỗ lực và kinh nghiệm của thế giới:

Ngoài những định hướng mang tầm vóc quốc tế thông qua những hiệp ước, nghị định, tuyên bố được đồng thuận và áp dụng[62], khắp thế giới trong những năm gần đây đều có những nỗ lực và hành động cụ thể của các phong trào, tổ chức, hiệp hội, đoàn thể…hoặc của chính phủ hoặc phi chính phủ, chung tay góp sức, đẩy lùi những tác hại về môi trường trên mọi lãnh vực, đồng thời đề xuất các chính sách “phát triển bền vững” (Cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường…)[63].

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: “mạng lưới bảo vệ môi trường” trên khắp thế giới ngày nay rất phức tạp; nhất là nhiều tổ chức, hiệp hội (như “Hoà Bình Xanh” - Green Peace) đang bị “chính trị hoá”, nhất là sự lợi dụng đầy quỷ quyệt của các nhóm “cực tả”[64].

2. Những kinh nghiệm “bảo vệ môi trường” tại Việt nam: tại Việt nam:

Việt Nam có một bộ luật hẳn hoi về môi trường: Luật bảo vệ môi trường - Số 55/2014/ QH13 ngày 23-6-2014 của Quốc Hội, bao gồm 20 Chương và 170 Điều,[65] và một “rừng” các “văn bản dưới luật” khác.[66]

Không phải chỉ lãnh vực môi trường, ở Việt Nam, bất cứ lãnh vực nào cũng đều có một “rừng

luật”, nhưng chủ yếu mọi người đều hành xử theo “luật rừng”. Cũng chính vì thế “Rừng đã hết và biển thì đang chết” !

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận đây đó vẫn có những nỗ lực và cố gắng nhất định của những nhóm, những con người ưu tư, hành động chăm sóc “môi trường Việt nam; đại để như các phong trào “trồng cây xanh”, “nhặt rác ven biển”, “Tiêu dùng xanh”, “Nào ta cùng buýt”, “Đi chung”, các chương trình ngoại khoá “Vì màu xanh trái đất”[67]…; cũng có những sáng kiến rất đáng học hỏi như: Vũ điệu thiên nhiên dành cho trẻ em (Dance Nature) ở Đà Nẵng: một trung tâm giáo dục trải nghiệm thiên nhiên miễn phí; Trung tâm Lá Library ở Nho Quan Ninh Bình: xây dựng cộng đồng sống hài hoà với thiên nhiên bằng vật liệu thân thuộc: đất; Nhóm Chân đất trong rừng (BITW- Barefoot in the Woods): tổ chức những buổi trị liệu thiên nhiên được truyền cảm hứng từ phương pháp “tắm rừng” (Shinrin-yoku) của Nhật…[68]

3. Những hành động của Giáo Hội hoàn vũ:

Như đã nêu bật ngay từ đầu về mục tiêu của Giáo Hội đó là: “Các Kitô hữu thực hiện một đóng góp có giá trị cho việc bảo tồn hệ sinh thái khi họ chăm sóc vạn vật thay vì tỏ ra thất vọng về môi trường. Lòng can đảm dám hy vọng phải được kết hợp với việc tìm tòi nghiên cứu và sẵn sàng hành động.”[69]. Trong khi đó, Laudato Sí lại hy vọng “không chỉ có một con đường đi đến giải pháp. Điều này làm cho một loạt các đề xuất khác nhau nên khả thi, tất cả đều có thể đi vào một cuộc đối thoại với ước muốn đưa ra

những giải pháp phát triển toàn diện.” (LS 60). Toà Thánh Vatican, sau 5 năm ban hành thông điệp về môi trường - Laudato Sí, đã có những nỗ lực và cam kết cụ thể như: “Có bốn lĩnh vực hoạt động mà các hướng dẫn của Laudato si’ được áp dụng: bảo vệ môi trường (ví dụ, với việc thu gom rác thải khác nhau được khởi xướng ở tất cả các văn phòng); bảo vệ nguồn nước (có mạch kín lấy nước từ đài phun); duy trì không gian xanh (giảm dần các sản phẩm kiểm dịch thực vật có hại); tiêu thụ tài nguyên năng lượng bền vững (Các hệ thống chiếu sáng mới tiết kiệm năng lượng ở Nhà nguyện Sistine, Quảng trường và Vương cung thánh đường Thánh Phêrô được báo cáo là đã giảm chi phí 60, 70 và 80%.)”[70]

Riêng Tổng Giáo phận Washington Hoa Kỳ đã soạn sẵn một tài liệu hướng dẫn học hỏi thông điệp Laudato Sí (A Study Guide on the Encyclical of by Pope Francis) khá đầy đủ, bao gồm ba phần: Phần Kinh nguyện, Phần Lectio Divina và Phần học hỏi Thông điệp (8 chủ đề).[71]

4. Đề nghị một nền “mục vụ sinh thái” 4.1. Hoán cải mục vụ theo chiều kích “hoán 4.1. Hoán cải mục vụ theo chiều kích “hoán cải sinh thái”.

Trong tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui của Tin Mừng), Đức Phanxicô mời gọi toàn thể Hội Thánh cần “Hoán cải mục vụ” để Giáo Hội mang tính truyền giáo hơn, bao gồm hơn và dấn thân hơn[72]; và trong chương trình “hoán cải mục vụ” đó, tất yếu phải có “hoán cải sinh thái”, một chủ đề quan trọng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô trình bày trong Chương Sáu của thông điệp Laudato Sí:

- Hoán cải sinh thái cũng chính là hoán cải nội tâm: “cuộc khủng hoảng sinh thái đòi hỏi sự hoán cải nội tâm sâu sắc… ” (LS 217).

- Hoán cải sinh thái chính là canh tân cuộc gặp gỡ Đức Kitô để nhờ đó canh tân các mối tương quan với con người và thế giới: “Điều mà tất cả họ cần là “sự hoán cải sinh thái”, nhờ đó hoa trái của cuộc gặp gỡ giữa họ với Đức Giêsu Kitô trở nên chứng tá trong mối tương quan của họ với thế giới xung quanh.” (LS 217).

- Hoán cải sinh thái chính là khiêm tốn nhìn nhận tội lỗi và thiếu sót đối với thiên nhiên: “Để

đạt được sự hoà giải như thế, chúng ta phải xét lại đời sống và chân nhận những gì chúng ta gây thiệt hại đến công trình tạo dựng của Thiên Chúa ngang qua những hoạt động của chúng ta và cả những hành động cần làm mà chúng ta bỏ qua”. Chúng ta cần phải hoán cải, phải thay đổi tâm hồn” (LS 218).

- Hoán cải sinh thái luôn là hành vi của cả cộng đoàn: “Hoán cải sinh thái cần thiết cho một sự thay đổi dài lâu cũng là một sự hoán cải cộng đồng.” (LS 219).

- Hoán cải sinh thái chính là con đường hoàn thiện: “sự hoán cải sinh thái có thể thúc đẩy chúng ta sáng tạo và nhiệt thành hơn trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới và trong việc hiến dâng chính bản thân chúng ta lên Thiên Chúa “như một của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Người” (Rm 12,1). (LS 220).

4.2. Mục vụ sinh thái khởi đầu bằng “giáo dục sinh thái”: dục sinh thái”:

Nếu yếu tố “con người” là cốt lõi trong tác động môi trường, thì có thể nói được rằng, giải pháp cốt lõi nhất cho vấn đề môi trường muôn nơi muôn thuở đó chính là: thế giới cần có những “công dân sinh thái” (LS 211). Vì thế, mục vụ sinh thái luôn phải đi kèm với “mục vụ giáo dục sinh thái”, một chương trình “giáo lý sinh thái” thường xuyên và dài lâu, đặc biệt là vai trò giáo dục của “gia đình”: “Việc giáo dục sinh thái có thể diễn ra ở nhiều hoàn cảnh khác nhau: ở trường học, trong gia đình, trên truyền thông, trong bài giáo lý hay bất cứ nơi nào. Nền giáo

Dân

Chúa

on

line

số

64 dục tốt khi còn trẻ sẽ gieo những hạt giống và tiếp tục sinh hoa trái trong suốt cuộc đời. Tuy tiếp tục sinh hoa trái trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng lớn lao của gia đình, là “nơi sự sống - quà tặng của Thiên Chúa - được đón nhận trọn vẹn, được bảo vệ chống lại mọi cuộc tấn công, và có thể phát triển phù hợp với sự trưởng thành đích thực của con người. Trái ngược với cái gọi là nền văn hoá sự chết, gia đình là trái tim của nền văn hoá sự sống” (LS 213). (x. Giáo dục sinh thái trong Laudato Sí của tác giả Lm. Joshtrom Isaac Kureethadam, SDB)[73]

4.3. Mục vụ sinh thái mang tính “hiệp hành”.

“Hiệp hành” (Synodality) là con đường mà Hội Thánh phải đi trong thiên niên kỷ nầy: “Hiệp hành chính là con đường Thiên Chúa muốn Giáo hội bước đi trong thiên niên kỷ thứ ba: Đây là chương trình đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô xác nhận nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập cơ cấu Thượng Hội đồng Giám mục. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng, thực ra, tính hiệp hành là “một chiều kích thiết yếu của Giáo hội”[74].

Trong “mục vụ sinh thái”, chiều kích “hiệp hành” đòi hỏi một kế hoạch chung, có phối hợp nhịp nhàng và động viên được sự tham gia của mọi thành phần Dân Chúa. Trong “định hướng” của Laudato Sí, hiệp hành chính là “kế hoạch chung”, là “sự đồng thuận”…: “Sự phụ thuộc lẫn nhau buộc chúng ta phải suy nghĩ về một thế giới với một kế hoạch chung.(…). Cần có sự đồng thuận toàn cầu mới có thể giải quyết những vấn đề sâu xa hơn, chứ không thể giải quyết bằng những hành động đơn phương của các quốc gia riêng lẻ…” (LS 164).

4.4. Mục vụ sinh thái và người trẻ hôm nay.

Trong năm mục vụ “đồng hành với người trẻ hướng tới trưởng thành toàn diện” nầy, việc giáo dục về môi trường không thể không tính đến, như lưu ý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tông huấn Christus Vivit (Chúa Kitô đang sống): “Thiên nhiên đặc biệt hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ thanh thiếu niên. Họ muốn tiếp xúc với thiên nhiên và nhạy cảm với việc bảo vệ môi trường. Đó chính là trường hợp của phong trào hướng

đạo và một số nhóm khác đang tổ chức những ngày sống giữa thiên nhiên, cắm trại, đi bộ, thám hiểm, và các chiến dịch cải thiện môi trường. Trong tinh thần của Thánh Phanxicô Assisi, những kinh nghiệm này có thể khởi xướng một lộ trình huấn luyện sống tình huynh đệ phổ quát và cầu nguyện chiêm niệm.” (CV 228); đây cũng là tiêu điểm về giáo dục giới trẻ ngày nay của toàn thế giới, thông qua chính chủ trương của Liên Hiệp Quốc.[75]

Kết:

Không để loài nào bị lãng quên

Trong “Vườn Nho của Chúa”, không ai được mang mặc cảm mình chỉ là “người công nhân đến trễ” (Mt 20,1-16) để rồi tiêu cực, buông xuôi. Trong “vườn nho môi trường” hôm nay cũng thế, không người Kitô hữu nào được phép “khoanh tay đứng nhìn” như một kẻ ngoại cuộc, như một khách bàng quan. Phải xăn tay áo, dấn thân nhận lãnh trách nhiệm, như tiếng kêu mời của Đức Kitô 2000 năm trước “Hãy đi vào vườn nho” (Mt 20,7); hay như những lời răn dạy của Hội Thánh cách đây hơn nửa thế kỷ qua Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng: “Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người đã nhận lãnh trách nhiệm chinh phục Trái đất cùng với tất cả những gì chứa đựng trong đó, quản trị vũ trụ trong thánh thiện và công bằng, để rồi, khi nhìn nhận Thiên Chúa như Tạo Hóa của mọi loài, họ quy hướng về Người chính bản thân cũng như muôn vật: như thế, khi con người chinh phục vạn sự thì danh của Thiên Chúa được tôn vinh khắp địa cầu” (GS 34).

Đứng trước một đất nước Việt Nam mà hiện trạng môi trường, như cách mô tả của Đức Phanxicô, là một “người chị…đang kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dụng của cải vật chất Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta tự xem mình là chủ nhân của trái đất này và muốn bóc lột ra sao tùy ý…” (LS 2), người Kitô hữu Việt Nam, trong tinh thần “hoán cải sinh thái”, góp phần, từ mỗi phận vụ và vị trí, bảo vệ và kiến thiết môi trường sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn, cho dù bằng những việc làm nhỏ nhất.

Người xưa có câu tục ngữ: “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” (Người ta không chịu nghĩ xa thì tất phải có cái lo gần). Riêng trong lãnh vực “mục vụ môi trường” thì không còn là chuyện “nghĩ xa” mà thật sự đang là cái “lo gần” phải “tính gấp”; vì nếu không bắt đầu ngay hôm nay, e rằng thế giới sẽ không còn đẹp như xưa nữa như cảm nhận của Rock Ronald Rozario: “Một ngày nào đó đại dịch virus corona sẽ kết thúc. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có trở lại với cuộc sống bình thường với tư cách là những con người đã được thay đổi và có tình yêu đối với thiên nhiên và động vật hoang dã. Nếu không, con sứa của Venice sẽ chết đi và cây hoa muống rực rỡ buổi sáng trên bãi biển của Cox’s Bazar sẽ lại biến mất.”[76]

Riêng Việt nam chúng ta cũng vậy, nếu không hành động ngay từ hôm nay thì “ngày tàn” của đất nước, của biển, của rừng, của sông… đang đến, như cách cảm nhận về dòng sông Mekong,

một biểu tượng sinh động về môi trường Việt Nam, của tác giả Brian Eyler: “Nếu chúng ta không bắt đầu ngay hôm nay, xem dòng sông và cảnh quan xung quanh như một hệ thống kết nối và cùng nhau hành động để bảo tồn, ngày tàn của dòng Mekong hùng vĩ đã đến”[77].

Nếu không muốn để lại cho thế hệ tương lai một “thế giới lụi tàn” thì ngay hôm nay, chúng ta đừng để cho “một loài thụ nào trên trái đất bị lãng quên”. Vì thế, cũng như bao hành vi đức tin khác, công cuộc “mục vụ môi trường” là cuộc chiến đấu liên lỷ mỗi ngày cùng với lòng khiêm hạ kêu cầu sự trợ giúp của Thiên Chúa như chính lời cầu xin mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã gợi ý cho chúng ta trong thông điệp Laudato Sí:

Lạy Thiên Chúa tình yêu, xin cho chúng con thấy vị trí của chúng con trong thế giới nàynhư là những dòng kênh chuyển trao tình yêu của Ngài, cho tất cả mọi loài thụ tạo trên trái đất, vì không một loài nào bị lãng quên trong ánh mắt của Ngài. (Laudato Sí: Lời cầu nguyện của người Kitô hữu trong sự hiệp nhất với thụ tạo).

Lm. Giuse Trương Đình HiềnTÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Giáo Hội:

1.1. Công Đồng: - VATICAN II, Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes) và Hy vọng (Gaudium et Spes)

1.2. Giáo Hoàng:

- GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Centesimus Annus (Bách chu niên - 01/05/1991)

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)