- Tục hoá khi biến “không gian thánh” (Phụng Vụ) trở thành “phàm tục”: Hội Thánh thành “Trạm thu phí”:
Lm Trần Anh Dũn g: Biên Niên Sử Truyền Giáo Tại Việt Nam
Sử Truyền Giáo Tại Việt Nam
Đại chủng viện Thánh Lê Bảo Tịnh (Thanh Hóa) vừa phát hành ‘‘Biên Niên Sử Truyền Giáo Tại Việt Nam, tập 1 : Thời Thừa sai các Dòng Tu đến Đại Việt (1533-1659)’’ do linh mục Trần Anh Dũng (giáo xứ Paris) biên soạn. Toàn bộ công trình giáo sử gồm ba tập :
- tập 1 : Thời Thừa sai các Dòng Tu đến Đại Việt (1533-1659).
- tập 2 : Thời các Giám mục Đại diện Tông tòa (1659-1959).
- tập 3 : Thời các Giám mụcChính tòa Việt Nam (1960-2020).
Bộ sách là giáo trình được dùng trong học tập và nghiên cứu tại Đại chủng viện Thanh Hóa. Thời Thừa sai xuyên suốt 5 thế kỷ, kéo dài 487 năm. Tác giả dùng phương pháp biên niên (chronologie) vốn được dùng để chép lại thời tạo thiên lập địa. Sách Sáng thế ký, trong cổ ngữ Hébreu ‘‘Berechit’’có nghĩa là ‘‘khởi đầu’’. Linh mục Trần Anh Dũng áp dụng phương pháp biên niên để trình thuật những biến cố xảy ra từ 1533 đến 1659. Ngoài lời giới thiệu của Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Chủ tịch Ùy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, tác giả có lời tâm huyết gửi đến các thầy chủng sinh dưới hình thức ‘‘Lời Trần tình’’. Đó là nỗ lực ôn cố tri tân, nhắc lại ba dấu mốc trong lịch sử giáo phận :‘‘Học Hội Lê Bảo Tịnh’’, ‘‘Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh’’, ‘‘Đại Chủng viện Lê Bảo Tịnh’’:
- Học Hội Lê Bảo Tịnh : Hội được thành lập ngày 20/07/1921 gồm 8 du học sinh tại Roma : Ngô Đình Thục, Nguyễn Văn Lành, Phạm Bá Trực, Đinh Văn Huấn, Đinh Ngọc San, Lê Văn Chánh, Đinh Trung Tín, Simon Hoàng. Lúc đầu, hội lấy tên là ‘‘Hội Nam Việt Văn chương Chân phước Phaolô Tịnh’’, năm 1937 đổi lại là ‘‘Học Hội Lê Bảo Tịnh’’.
- Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh : do Đức Cha Nguyễn Huy Mai, Giám mục Ban Mê Thuột,
Dân Chúa on line số 64 thành lập ngày 25/03/1968, tháng 10/1977 bị giải thể.
- Đại Chủng viên Lê Bảo Tịnh, tiền thân là ‘‘Nhà Tràng Vĩnh Trị’’, do Cha Bề trên Bảo Lộc Lê Bản Trị thành lập, hoạt động từ 1765 đến 1858. Sau đó, tác giả đề cập đến nguyên tắc soạn thảo giáo trình, theo hệ thống biên niên. Linh mục Trần Anh Dũng cầu mong các chủng sinh ‘‘thanh tịnh, chân thật, lắng nghe tiếng mời gọi từ con tim sâu thẳm’’ :
- Thanh tịnh : ngoài ý nghĩa thông thường, còn nhắc nhở ý nghĩa về lại nguồn cội với đấng sáng lập đại chủng viện : Thánh Lê Bảo Tịnh.
- Chân thật (sincérité) và chính xác (exactitude) được vận dụng trong phương pháp sử học.
- Tiếng mời gọi từ con tim sâu thẳm (vocation interne) là chức năng thần học của sử gia Công Giáo
Tác giả lập niên biểu đất nước Việt Nam, từ triều đại Hồng Bàng (-2879-258 trước CN) đến ngày nay.
Tập I bao gồm các mục theo thứ tự thời gian như sau :
- Các Thừa sai Dòng tu đến đất Đại Việt : - Dòng Đa Minh trên đất Việt
- Dòng Phan Sinh trên đất Việt - Dòng Tên trên đất Việt
- Tường trình về Đàng Trong (1621) - Tường trình về Đàng Ngoài 1626)
- Tường trình về Hành trình tới Đàng Ngoài (1626) - Tự vựng Công Giáo : Bổn đạo, Hội Thầy giảng, Thầy và Thầy Cả, Linh mục
- Tường trình Khu Truyền giáo Đàng Trong (1631) - Đạo Hoa Lang
- Mô thức Rửa tội (1645)
- Tường trình về Đàng Trong (1645) - Tường trình về Đàng Trong
- Tường trình về những tiến triển đức tin trong xứ Đàng Trong (1646)
- Tường trình về những tiến triển đức tin trong xứ Đàng Trong (1647)
- Kinh đạo chữ Nôm
- Tường trình về Xứ Đàng Ngoài, Đàng Trong, Cao Miên và Lào (1649)
- Thầy giảng Anrê Tử đạo Người Chứng thứ nhất - Lịch sử Đàng Ngoài (1650)
-Từ điển Việt-Bồ-Latinh (1651) - Bảng tra tiếng Latinh
- Từ điển Việt-Bồ-Latinh (2019) - Phép giảng Tám ngày (1651)
- Sách Thiên Chúa Thực lục của Minh Kiên (1584) - Sách Thiên Chúa Thực Nghĩa của Lợi Mã Đậu (1603)
- Thư Thầy giảng Igesico Văn Tín (1659) - Thư Thầy giảng Biên Đức Thiện (1659) - Lịch sử nước An Nam- Bentô Thiện (1659) - Hành trình đến Vương quốc Đàng Ngoài - Tòa thánh Vatican thiết lập Thánh bộ Truyền giáo - Thánh bộ Truyền giáo
- Hội Thừa sai Hải ngoại Paris - Chủng viện Hội Thừa sai Paris - Công đồng Ayutthaya (1664) - Tài liệu trích dẫn
- Tài liệu tham khảo Dòng Tên Việt Nam - Dòng Anh Em Giảng thuyết (Dòng Đa Minh) - Lịch sử Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam - Thánh Giuse có phải là bổn mạng Hội thánh Việt Nam không?
- Chủng sinh Phaolô Bột
- Tại sao tại Việt Nam các nữ tu được gọi là bà ‘‘Xơ ’’?
Trong ‘‘Lời Trần Tình’’, LM Trần Anh Dũng viết : ‘‘Các bạn đang cầm trong tay cuốn sách ‘‘Biên niên sử Truyền giáo tại Việt Nam : Thời các Dòng Tu đến Đại Việt (Tập I : 1533-1959), bìa sách màu xanh dương, màu đại dương trùng khơi bát ngát, những chuyến thuyền buồm chuyên chở thương nhân và nhiều nhà Thừa sai mang Tin Mừng cứu độ Đức Kitô cập bờ bến non sông Đại Việt’’ (tr.10). Tác phẩm của linh mục Trần Anh Dũng là một đóng góp đang kể cho Giáo sử nước nhà, giúp cho các chủng sinh thấu hiểu công cuộc truyền giáo của các bậc tiền nhân, nhờ vậy càng thêm gắn bó với Hội thánh Việt Nam, đúng như câu nói : vô tri bất mộ vậy. (Lê Đình Thông)