Thông thường, người ta phân biệt: Sex (tiếng pháp: sexe): nghĩa đầu tiên, để nói về tình dục. Nghĩa thứ hai, sex - giới tính, nhận biết dựa vào cấu trúc thể lý, các cơ quan sinh sản (reproductive organs) trên cơ thể người đó khi họ được sinh ra. Đó là cách phổ biến để chúng ta chia xã hội thành hai nhóm, nam giới và nữ giới; mặc dù có trường hợp bệnh lý, những người lưỡng tính (intersex) được sinh ra với cơ thể mang cơ quan sinh sản của cả nam và nữ.
Gender Một mặt, gender/genre “giống” (đực hay cái) chỉ là một quy ước của ngôn ngữ. Chẳng hạn trong tiếng Pháp, danh từ la cuisine = cái nhà bếp là giống cái, còn danh từ le car = cái xe là giống đực. Ngày nay, khái niệm Gender - Giới vượt ra ngoài ý nghĩa chỉ các cơ quan sinh sản. Gender bao gồm cả nhận thức, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân một người và vai trò của mình trong xã hội. Giới - Gender là cảm giác bên trong của một người về mình là ai và cách người ấy
muốn tương tác với thế giới. Giới (gender) của một người linh hoạt hơn giới tính sinh học (sex) dựa trên cách họ nhận diện bản thân họ. Nếu bản sắc về giới (gender) của ai đó phù hợp với giới tính sinh học (sex) của họ, gọi là cisgender - Tạm dịch là đồng nhất giới và giới tính. Tiền tố (tiếp đầu ngữ, prefix) cis- có nghĩa là cùng một phía.
Lý thuyết về Giới xuất hiện tại Hoa Kỳ trong thập niên 70 thế kỷ trước, dưới ảnh hưởng của các nhà tư tưởng Pháp như Michel Foucault và Jacques Derrida. Thuyết này phủ nhận sự khác biệt giới tính tự nhiên giữa nam và nữ dựa vào sự khác biệt sinh học, và cho rằng sự khác biệt nam nữ chỉ là kết quả của văn hoá, nó là một cấu trúc xã hội. Nam giới và nữ giới chỉ là những vai trò (rôles) xã hội - văn hoá khác nhau mà xã hội tùy nghi đề ra (rồi được đưa vào trong ngôn ngữ), và do đó có thể thay đổi. Thiên nhiên (hay tự nhiên) không liên quan gì tới đây cả. Thuyết này bác bỏ hấp lực tự nhiên giữa người nam và người nữ.
Dù thế nào, những người chủ trương thuyết mới lạ này không thể chối bỏ tận căn tính giới tính sinh học; họ phải nhìn nhận về mặt di truyền học, người nam và người nữ có nhiễm sắc thể giới tính khác nhau (nữ XX và nam XY), cấu trúc cơ thể khác nhau, nội tiết tố khác nhau. Theo thuyết về giới, sự khác biệt này không có vai trò nào trong việc hình thành “căn tính giới tính” (sexual identity) của mỗi người. Làm người nam hay làm người nữ tuỳ thuộc vào một chọn lựa chủ quan của từng cá nhân. Một người nhìn căn tính giới tính của mình thế nào, xu hướng tính dục (sexual orientation) của mình như thế nào - ví dụ đồng tính luyến ái (homosexuals), khác phái tính luyến ái (heterosexuals) hay luyến ái cả hai phái (bisexuals) - thì là thế ấy. Không có quy chiếu khách quan nào làm chuẩn cả.
Lý thuyết về Giới hiện nay, khi nói về con người, người ta đã tiến tới chỗ chỉ còn sử dụng danh từ “giới” (gender/genre) và loại bỏ mọi quy chiếu về phạm trù giới tính (liên quan đến sex).
Dân
Chúa
on
line
số